Hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa em và những con người ở làng quê (ngõ phố) nơi em đang sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
1. Bài Thơ 20/11 : Lời Ru Của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
2. Bài Thơ 20 Tháng 11: Khi Thầy Về Nghỉ Hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
3. Bài Thơ 20-11: Nghĩa Cô Thầy Mãi Không Quên
Bao năm tháng, nay ta giật mình tỉnh giấc
Sắp qua rồi những tháng ngày thân thương
Những ngày vui của 1 thuở đến trường
Đang trôi dạt theo từng chòm mây trắng.
Con nhớ lắm những ngày xưa đằm thắm
Cô dạy con từng nét chữ vần thơ
Cô đưa con gõ cánh cửa cuộc đời
Và duyên dáng của một người con gái.
Tâm hồn con, một nỗi buồn dài
Cô ôm ấp, xoa đầu khi con khóc
Vầng trán cô những vần nhăn se sắt
Âu yếm nhìn chúng con
Tuổi nhỏ chúng con nào đâu biết ưu phiền
Vẫn ngỗ nghịch gọi cô là “trại chủ”
Và chúng con là những con cừu bé nhỏ
Cô chăn dắt trên đồng cỏ tri thức bao la.
Khi những ngày cuối của thời học sinh sắp qua
Con mới giật mình nhận ra một điều nho nhỏ
Một tình thương bao la và vô tận
Cô dành cả cho những con cừu nhỏ chúng con.
Thích bài nào thì xào bài đấy.
Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước. Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh.
Công quán: nhà dành để tiếp các quan phương xa về kinh.
Tập quán: thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc, v.v...) hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
Rung rinh: là rung động nhẹ và liên tiếp.
Dinh thự: nhà to, đẹp, dành riêng cho những người có chức tước cao.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.
Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.
Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.
Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.
Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.
Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.
Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.
Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.
Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.
Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.
Tưởng tượng mình được trò chuyện với vua Lê Lợi trong truyện Sự tích Hồ Gươm và kể lại cạu chuyện đó
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
- Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
rút ra bài học là khi thiếu 1 vật trân cơ thể sẽ không làm ra cái gì đừng nên chảnh chọe ai
cia này mình không chắc 100% đâu
Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc,tách biệt mà cần sống nương tựa gắn bó với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
k cho mình nha!
Đề bài 2 : Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
Bài làm
Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy ... Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.
Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.
Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!
Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố ...) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.
Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:
- Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm ... Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!
Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn ...
Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá ... Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.
Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.
Đề 1:
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Thanh Hóa , ngày 14 tháng 11 năm 2017
Gửi đến mẹ người con luôn yêu và kính trọng!
Thật ra khi viết bức thư này con cũng không biết mình nên viết về cái gì nữa không phải vì con không có gì để nói với mẹ mà chỉ là những điều mà mẹ làm cho con quá nhiều, quá lớn lao khiến chính bản thân con cũng không biết mình nên nói từ đâu nữa. Giờ đây con là một cô gái 15 rồi cũng được coi là một thiểu nữ mẹ nhỉ? Nhưng trong mắt mẹ con vẫn luôn là đứa con gái bé bỏng cần đến từng sự chở che, giúp đỡ của mẹ.Một cô nhóc ương bướng, ngang ngạnh như con đã không ít lần khiến mẹ buồn chỉ vì những lời nói thiều suy nghĩ và tính tình trẻ con của bản thân , mẹ luôn muốn tốt cho con con biết điều đó nhưng khi mẹ dạy bảo con lại khư khư ích kỉ ôm lấy ý kiến riêng của mình mà không nghe lời của mẹ chỉ biết khiến mẹ thêm phiền lòng. Hối hận, con không biết nên chữa lỗi lầm của mình ra sao vì vậy con đã rèn luyện mình biết điều gì sai điều gì đúng nên sống ra sao để không uổng phí “Công cha-Nghĩa mẹ’’.
Mẹ ơi mẹ biết không đối với con 9 năm không dải cũng không ngắn nhưng nó lại là quãng thời gian con cảm thấy đẹp nhất. Đi qua từng năm từng năm một con lớn lên trưởng thành hơn, trở thành một cô gái hoàn hảo hơn qua bàn tay của mẹ. Con hạnh phúc nhiều lắm, vui nhiều lắm vì con có mẹ người luôn lắng nghe tâm sự của con, cho con cảm nhận được tình yêu thương ấm áp của gia đình mà không phải đứa trẻ nào cũng có. Đôi khi con cũng chạnh lòng vì mẹ so sánh con với chị hay với bạn bè xung quanh lúc đó con chỉ biết giận hờn một cách vô lí cau có nhiều khi phát ngôn ra những lời nói nông cạn làm tổn thương mẹ tại sao lúc đó con lại ngờ nghệch đến thế ?Mẹ chính là người nuôi nấng con mà,sao mẹ lại muốnc con trở nên xấu đi,mẹ chỉ muốn thúc đẩy con thôi.Nghĩ đến, con lại muốn đánh, muốn mắng nhiếc bản thân mình ngu ngốc chỉ biết suy nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến tấm lòng của người mẹ, tội lỗi của con đáng trách
Hằng ngày mẹ phải lo toan bộn bề công việc kiếm tiền nuôi gia đình quán xuyến mọi việc lớn nhỏ trong nhà, có lẽ con chưa bao giờ nói điều này nhưng con ngưỡng mộ mẹ rất nhiều con muốn rằng mai sau lớn lên cũng sẽ trở thành một người tài giỏi như mẹ vậy chỉ là ước mơ đơn giản như vậy thôi. Có lẽ trong mắt người khác mẹ không hoàn mĩ, không tuyệt vời nhưng trong mắt con mẹ và gia đình luôn là số một không gì sánh bằng, là tất cả và luôn là lí do để con cố gắng vươn lên từng ngày, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp. Rồi ngay cả khi gia đình ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhất, con thì chỉ biết khóc nhưng mẹ- với trái tim kiêu hãnh của một người từng trải vẫn không suy sụp cùng bố, hai bàn tay trắng mà bắt đầu lại từ đầu. Từ khi con nhận thức được mọi việc, con biết mẹ của con là người mạnh mẽ, thật không dễ dàng thấy được giọt nước mắt yếu đuối đọng ở khóe mắt nơi mẹ vì mẹ biết mình là điểm tựa của con cái, của cả gia đình này. Vì thế khi thấy mẹ khóc con buồn lắm nhưng con lại càng quyết tâm mình phải trở nên tài giỏi, trở nên mạnh mẽ để bảo vệ khỏi những giọt nước mắt kia.
Đến lớp đến trường đến với những nơi mới gặp những điểu mới những tình bạn mới con bỡ ngỡ, lo âu từng ngày đi học cắp sách đến trường với con luôn là lời bảo ban của mẹ, những chuyện vui chuyện buồn những thắc mắc có đến hàng nghìn hàng vạn câu hỏi trong cái đầu của con cần lời giải đáp. Mẹ ôn tồn giảng giái không phải những triết lí cao xa, những lời hoa mĩ mà đơn giản đó là lời khuyên của mẹ dành cho con gái của mình đối với cuộc sống xung quanh. Mẹ cho con biết cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng nó có những mảng sáng tối những điều cần học tập những điều không nên học tập cám ơn mẹ vì tất cả có mẹ mới có con ngày hôm nay đây.
Kỉ niệm của con và mẹ không nói nhiều không nhiều mà nói ít cũng không ít đó không phải là những chuyến đi chơi đi du lịch mà hình ảnh tồn tại trong con kỉ niệm mà con không bao giờ quên được là được ngôi bên mẹ cùng tâm sự những chuyện trên trời dưới bể không biết chán. Quãng thời gian đẹp đẽ không lung linh đâu nó êm đềm lắm nhẹ nhàng lắm như dòng nước ấm chảy trong lòng con mẹ à.
Mẹ rất hay đau đầu, đau lưng và hay ốm vào đầu năm nữa con thương mẹ nghe tiếng mẹ ho lòng con như quặn lại vậy những cơn ho dai dẳng cũng như nỗi lòng dai dẳng trong lòng con. Vì lo cho mẹ, con lúc nào cũng nhắc nhở bản thân mình phải cố hết sức để giúp mẹ giảm di gánh nặng hay chí ít cũng không để mẹ phải phiền lòng vì con, tóc mẹ bạc nhiều mỗi năm qua đi là mẹ lại thêm tuổi con lớn lên còn mẹ già đi từng ngày, thời gian không dài nhưng con sẽ không để nó uổng phí đâu mỗi ngày con sẽ mang đến trên môi mẹ một nụ cười xóa đi một giọt nước mắt của mẹ không nhiều nhưng sẽ có ngày con xóa được đi hết lo âu mệt mỏi của mẹ mẹ nhé .
Dù mệt mỏi mẹ cũng không bao giờ để lộ ra bên ngoài lúc nào con cũng chỉ thấy ánh mắt biết cười của mẹ luôn hướng đến con mà thôi đôi khi con nghĩ mẹ mạnh mẽ thật đấy không gì có thể đánh gục được cả nhưng không phải mẹ mạnh mẽ là vì gia đình chứ không phải vì mẹ là những siêu anh hung trong các bộ phim mà vì mẹ là mẹ của con. Con khóc mẹ luôn là người bên cạnh ủng hộ con nhưng mẹ không phải là người nâng con dậy mà mẹ muốn con đứng dậy trên đôi chân của mình mà không cần ai giúp đỡ dù đó là mẹ đi chăng nữa.
Thời gian trôi qua thật nhanh mẹ nhỉ mới đó mà đã 9 năm rồi con đã lớn hơn đã tự lập đã biết đứng trên đôi chân của chính mình. Con đã sắp xa rời mái trường cấp 2 thân thương nơi mà chất chứa biết bao kỉ niệm buồn vui với bạn bè, những bài giảng, lời dạy bảo của thầy cô nơi đây,…. Con có buồn có khóc là vì nơi đây là ngôi nhà thứ hai của con mẹ à. Nhưng con vẫn phải đi về phía trước phải tiến lên vì thầy cô vì cha mẹ vì bạn bè nên con sẽ càng vững bước hơn con biết con không cô đơn đâu vì còn mẹ và còn ban bè còn tấm lòng của thầy cô luôn sát cánh bên chúng con.
Con biết có lẽ bây giờ con chưa đủ tốt hay thâm chí là rất tệ nhưng mẹ ơi con biết một điều có thể con đường tương lai phía trước của con sẽ có những rào cản, những cám dỗ, … làm con lạc mất phương hướng nhưng ở kia phía con đường tương lai của con luôn có nụ cười, ánh mắt, tình thương yêu của mẹ chính là ánh sáng là sự thức tỉnh khi con lạc lối, con biết bàn tay mẹ sẽ luôn năm lấy tay con cho con niềm tin và sức mạnh. Con sợ lắm khi nghĩ đến mai này có một ngày mẹ sẽ rời xa con sẽ đi đến một nơi mà con không nhìn thấy mẹ nữa nỗi sợ hãi đó bủa vây lấy con không lối thoát khiến con hoang mang rất nhiều vì nếu mẹ đi thì con sẽ dựa vào ai, sẽ nắm lấy tay ai, sẽ nghe những lời nói của ai để con có niềm tin về phía trước. Nhưng nghe lời cô nói con đã biết con sẽ sống tốt hơn yêu quý mẹ nhiều hơn học tập tốt hơn để một mai đây con sẽ không phải hối hận về những việc làm của mình.
Trong mắt con mẹ là người đẹp nhất khi mệt mỏi vì học tập, vì bạn bè hay cuộc sống đơn thuần xung quanh con, ôm mẹ con lại có được cảm giác bình yên thư thái, mùi hương của mẹ nhè nhẹ đưa con vào giấc ngủ yên lành. Mẹ là người đã ban cho con cuộc sống này, là người dạy con tất cả, cho con biết sống biết yêu thương trở thành một con người tốt. Kỉ niệm bên mẹ là những hồi ức đẹp đẽ của con là những trang kỉ niệm theo con suốt cuộc đời mà nếu con quên đi sẽ là đánh mất chính bản thân mình.
Bước vào cấp 3 sẽ là một trải nghiệm mới một môi trường mới là một nơi con có thể khám phá tìm tòi ra những bài học mới mẻ có thêm bạn bè thêm thầy cô nhưng trong trái tim con luôn có mẹ và gia đình tình yêu của con sẽ luôn hướng về những kỉ niệm thân thươn về mái trường vè tuổi học trò ghế đá nơi đây. Con khồng sợ hãi vì con đã có hành trang mang theo không tchỉ tri thức mà thầy cô đã magn đén cho con mà cả vốn kinh nghiệm sống của cha mẹ nữa. Và con muốn nói với mẹ một điều rằng : Con sẽ lớn sẽ trưởng thành sẽ phấn đấu hết sức mình vì mai này con muốn là điểm tựa của cha và mẹ để con có thể báo đáp được công ơn không gì sánh bằng mà có lẽ không bao giờ là đủ với những gì mẹ đã làm đã hi sinh cho con. Dù con đường phía trước của con có khó khăn có vất vả con có thể gục ngã có thể rơi nước mắt nhưng cạnh con lúc đó không phải là mẹ mà là trái tim của mẹ của cả gia đình luôn ở cạnh con cho con thêm dũng khí đánh bại những khó khăn những chông gai trước mắt chắc chắn sẽ là vậy. Và câu nói cuối cùng mà con luôn nói với mẹ: Con yêu mẹ rất nhiều mẹ ơi !
Thân ái gửi đến mẹ!
con trai
Nguyễn Huy Hoàng
Ba mẹ ơi, mới ngày nào con vẫn là cô bé vậy mà giờ đây con đã học lớp mười hai và con phải sắp bước vào xã hội. Ba mẹ biết không, thấm thoát con cũng đã mười tám tuổi rồi, mười tám năm qua ba mẹ đã nuôi con nên người và cho con cắp sách đến trường cùng với bạn bè. Công ơn đó con không sao trả hết nhưng cho đến ngày hôm nay, cha mẹ biết không đây là lần đầu tiên con viết lá thư này gửi đến ba mẹ bằng những tình cảm của con trong suốt mười năm tám năm qua mà con chưa một lần nào dám can đảm đề bày tỏ lòng mình với ba mẹ.
Khi ba mẹ cầm bức thư trên tay thì chắc ba mẹ ngạc nhiên lắm phải không, cô bé ngày nào còn nhõng nhẽo, đòi ba mẹ mua đồ chơi vậy mà bây giờ con đã sắp trưởng thành để bước vào đời, sắp phải rời xa ba mẹ đến một nơi hoàn toàn mới lạ nhưng ba mẹ ơi, dù con có trưởng thành hay là một cô bé thì con vẫn là đứa con nghịch ngợp của ba mẹ như ngày nào và ba mẹ sẽ mãi mãi trong lòng con dù con có đi xa hay bất cứ nơi đâu và ba mẹ biết không ba mẹ chính là cánh chim để đưa con bay thật xa vào khung trời mơ ước của con không chỉ thế ba mẹ còn là cánh hoa đẹp nhất nở trong vườn dưới ánh nắng ban mai dịu dàng và mẹ sẽ là cánh hoa cho con cài lên ngực để luôn luôn được khoe sắc như những bông hoa ấy. Ba mẹ ơi ba mẹ thật tốt biết bao vậy mà con lại vô tư làm cho ba mẹ phải buồn phiền. Ba năm trước ngay ngày con thi tuyển sinh vào lớp mười không biết ba mẹ còn nhớ không chứ hình ảnh ấy con không bao giờ quên, ba mẹ đã lo cho con đóng tiền đóng học phí lúc đó gia đình mình việc làm ăn đang có sự trục trặc về kinh tế mà ba mẹ vẫn không than thở vẫn để con ôn thi tuyển sinh nhưng lúc ấy con đã làm cho ba mẹ thất vọng rất nhiều vì một phút ham chơi của con và khi thi xong con còn xin tiền ba mẹ để đi Vũng Tàu với bạn bè, ba mẹ thật thương con ba mẹ vẫn cho con tiền đi chơi vì vậy con cảm thấy thật ray rứt và ân hận, ba mẹ đã lo cho con quá đầy đủ không để con thua thiệt hay thiếu thốn bất cứ thứ gì cả. Trong kì thi tuyển sinh ấy khi con nghe thông báo là con thi rớt lúc đó tâm trạng con rất buồn lại sợ ba mẹ sẽ đánh con nhưng sự thật không thể nào giấu được nên con đã can đảm nói kết quả thi của con là thi rớt khi nói xong con thấy ba buồn lắm còn mẹ thì tính tình đó giờ vẫn vậy nhưng lân này mẹ không đánh con nữa chỉ la con một trận rồi thôi nhưng con không trách mẹ, mẹ làm vậy là đúng người sai là con. Ba mẹ ơi, nghĩ tới chuyện ấy thì con lại thấy lòng mình đau nhói, con có lỗi với ba mẹ nhiều lắm, con thật không biết phải đối diện với ba mẹ như thế nào nữa, nhưng từ lâu con đã muốn nói với ba mẹ rằng “con xin lỗi ba mẹ” vì ba mẹ luôn cho con những điều tốt nhất trên đời này và ba mẹ biết không từ bữa đó con đã tự nhốt mình trong phòng để suy nghĩ lại những lỗi lầm của mình và đột nhiên con hiểu ra rằng sự hy sinh của ba mẹ quá lớn đốivới con rồi ba mẹ đã lo cho con đâu vào đó hết rồi, ba mẹ cũng đã chọn cho con con đường tương lai tốt nhất cho mình để con trên đường ấy sẽ không bị vấp ngã vậy mà lúc đó con không biết suy nghĩ chỉ biết ham chơi bỏ dỡ việc học của mình. Ba mẹ ơi con ước rằng con được thi lại một lần nữa để con sẽ không làm ba mẹ buồn lòng vì ba mẹ biết không nó chỉ là mơ ước của con cơ hội chỉ đến với ta một lầ thôi phải không ba mẹ. Nghỉ hè năm ấy con suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời mình, con không biết sau này mình sẽ làm gì cho tương lai nữa nghĩ mình có lỗi nhiều quá bao nhiêu lời xin lỗi cũng không đủ để con thấy nhẹ lòng và ba mẹ ơi con rất vui không ngờ ba mẹ cho con đi học tiếp tục tuy nó không là trường công lập như người ta nhưng đối với con, nó là trường yêu thương của ba mẹ dành cho con. Ki vào học trường này thì ba mẹ phải vất vả kiếm tiền lo cho con học đến nơi đến chốn nhưng học phí thì rất cao. Có một lần gia đình mình lại gặp khó khăn nhất thì con thấy ba mẹ đến nơi này đến nới khác để mượn tền đóng học phí cho con từ đó con thấy thương ba mẹ nhiều lắm ba mẹ đã hi sinh quá nhiều cho cuộc đời con rồi. Dù là gian nan, vất vả, đổ cả mồ hôi nước mắt ba mẹ vẫn cố gắng vì con. Ba mẹ biết không, bài thơ
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm lòng thân cha che chở đời con.”
Bài thơ ấy làm con thấy yêu thương cha mẹ nhiều hơn bây giờ nữa và những việc làm của ba mẹ dành cho con cùng với bài thơ ấy đã giúp con có thêm động lực để vươn lên cho đến ngày hôm nay. Cho đến thời điểm này ba mẹ biết không con phải đối mặt với hai kì thi quan trọng nhất của đời mình và ba mẹ ơi, con không hứa sẽ đậu đại học nhưng con sẽ cố gắng hết khả năngcó thể, còn thi tốt nghiệp con xin hứa sẽ đậu một trăm phần trăm và sẽ không để cho ba mẹ thất vọng vì một lần nào nữa sẽ cho ba mẹ luôn tự hào về con. Bây giờ con không biết viết thêm gì nữa nhưng còn một lời cuối cùng con muốn nói với ba mẹ là ba mẹ ơi ba mẹ ba mẹ phải sống thật tốt đấy nhé. Con mãi luôn là con gái ngoan của ba mẹ dù con ở đâu trên đường đời có vấp ngã hay không con vẫn luôn nhớ đến công ơn của ba mẹ đã sinh con ra trên cuộc đời này và nuôi con khôn lớn. Ba mẹ biết không từ mười tám năm nay con chưa bao giờ nói câu gì cả và hôm nay con muốnn nói với ba mẹ rằng “ Con cảm ơn ba mẹ nhiều lắm. Con yêu ba mẹ.”
Kính thư
“Con yêu của ba mẹ”
t - copyhời thơ ấu của tôi lặng lẽ trôi bên dòng Châu Giang lững lờ, xanh biếc. Với những buổi chiều nằm dài trên thảm cỏ xanh của con đê ngoài làng, thả hồn theo những cánh diều xa và dòng nước mơn man. Có thể đây là những gì tôi có thể tưởng tượng được về thời thơ ấu của mình. Bởi không hiểu thế nào mà tôi không thể nhớ hết hay hình dung được thời thơ ấu của mình trải qua như thế nào.
Chín tuổi, tôi đã phải rời quê theo bố mẹ vào Nam, nói đúng hơn là vào miền Trung nhưng vì lý do nào đó nên đã chuyển vào Lâm Đồng (quê hương thứ hai của tôi có thể khẳng định như vậy). Tôi không còn được thấy những hình ảnh thân quen ngày nào, không được gặp bạn bè, thầy cô, đi học trên con đường làng mát rượi. Tất cả đã trở thành kí ức, kỉ niệm trong tôi nhưng về bản thân tôi - về thời thơ ấu của tôi - như thế nào, đó là cả một thách thức lớn đối với tôi. Tôi thường nghe về một thời thơ ấu rất là đẹp - thời thơ ấu với những kỉ niệm và xúc cảm mãnh liệt. Còn thời thơ ấu của tôi, tôi đang cố gắng tìm cho mình một cái gì để nhớ, một kỉ niệm và những xúc cảm sâu sắc - thời gian gắn bó với quê không đủ cho tôi có những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt nhưng cũng đủ để tôi viết lên cho mình những kí ức đẹp về một thời thơ ấu - thời của những xúc cảm đầu đời.
Có thể tôi là một con người cầu toàn, mong muốn mọi thứ đều phải đẹp, đều phải như ý muốn nhưng đó chỉ là mong muốn và khi viết ra điều này thì tôi vẫn cho tôi, tự nhận tôi là một con người cầu toàn - điều đó là không thể phủ nhận - tôi cầu toàn khi mong muốn mình có được một thời thơ ấu đẹp nhưng... điều đó là không thể, vì những gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó là quá khứ - không thể thay đổi - không thể biến nó thành tương lai một cách mơ muội mà hãy giữ lại những gì có thể khi không còn bên cạnh mình.
Tro ve thoi au tho...
Thời thơ ấu - thời thơ ấu của tôi - tôi muốn viết về nó lâu rồi nhưng sao thật là khó khăn. Cái gì đó đang buộc chặt lòng tôi, đang cố kìm nén trong tôi những cảm xúc dâng trào về những kỉ ức đầu đời - giống như một sợi dây vô hình tự buộc lòng mình.
Mười năm - một khoảng thời gian không nói là quá dài nhưng cũng không thể nói là ngắn để ta còn nhớ một cách rõ nét và sâu sắc những gì đã xảy ra trong đời chứ chưa nói là quên - tôi trở lại thăm quê.
Những cảm xúc dâng trào trong tôi, một chút ngậm ngùi, một chút xúc động, một chút vui mừng, một chút ngỡ ngàng, một chút xa lạ, một chút... một chút... tất cả đan xen làm cho tôi có những cảm giác thật lạ. Quê tôi ngày nào đây ư, con đê ngày nào tôi thả diều đây ư... con đường làng, con sông, lũy tre, ao cá, mảnh ruộng, cái ngõ kia... sao bỗng quen thuộc mà là lạ, những hình ảnh đó hiện lên trong tôi thật to lớn khi trên đường về nhưng sao bây giờ nó không còn to như thế, có phải tôi đã lớn hơn nó nhiều lần hay nó tự bé lại - điều đó là không thể - có thể những kí ức trong tôi quá lớn, mong muốn gặp lại quá lớn, sự cầu toàn thể hiện rõ ở đây. Trước mặt tôi là tất cả những gì mà tôi đã trải qua thời thơ ấu nhưng không còn như ngày nào và không còn giống như những gì tôi nghĩ.
Con đê vĩ đại ngày nào giờ chỉ là một dải đất nhô cao. Con sông xanh biếc với những buổi chiều tắm sông bên bạn bè giờ cũng trở nên nhỏ bé và nâu xạm... tất cả đã thay đổi - tôi lại viết lại trong đầu tôi những kí ức về thời thơ ấu của mình hay sao, những hình ảnh đã trở nên lẫn lộn, tôi trở về quê mà lòng buồn biết bao.
Bạn bè của tôi - những người đã cùng tôi trải qua những năm tháng đầu đời - bây giờ cũng đã lớn, tôi vẫn nhớ mang máng khuôn mặt, dáng người nhưng khi gặp lại thì cũng đã thay đổi quá nhiều.
Khoảng thời gian ngắn ngủi mấy ngày cho tôi có cơ hội hồi tưởng lại một thời thơ ấu của đời mình - một thời để nhớ - một người để nhớ: Nụ - một người bạn - một người hàng xóm - người em gái kém tôi một ngày tuổi. Có thể tôi sẽ nhớ mãi nhưng không thể biết trước được vì chính tôi cũng không biết mình nhớ để làm gì nữa - nhớ về một người bạn thân, nhớ về một người hàng xóm hay nhớ về một người em gái thân thương.
Tro ve thoi au tho...
Hình ảnh: Deviantart
Theo lời mẹ tôi kể thì tôi sinh trước Nụ một ngày, đó là một ngày mà trời mưa nhẹ, còn Nụ sinh hôm sau, vào một ngày nắng nhạt. Điều này có liên quan gì đến tương lai của hai chúng tôi không? Tôi đang cố gắng đừng mê tín để có thể nhận ra một điều - không có liên quan gì hết - nhưng tại sao hai chúng tôi không sinh cùng một ngày? Khi đó sẽ có những thay đổi khác hơn so với bây giờ. Tất cả chỉ là ngụy biện - sự thật không có liên quan gì - tôi nên nhìn nhận nó như một kí ức đáng nhớ - tôi nhớ nhà tôi và nhà Nụ cách nhau một cái hẻm nhỏ nên hai đứa chúng tôi ngày nào cũng chơi chung với nhau, cô bé có má lúm đồng tiền hay thích đóng công chúa, còn tôi... đóng hoàng tử - thật hồn nhiên biết bao - nhưng một ngày kia - bố mẹ tôi báo nhà tôi sẽ chuyển vô trong Nam sống, lúc đó tôi cũng không biết gì hết, chỉ tới ngày sắp đi, tôi mới cảm thấy - một cảm giác thật lạ trong tôi - tôi mua tặng bạn bè những món quà, còn Nụ tôi không nhớ là đã tặng Nụ món quà gì nữa và tôi cũng không có cơ hội để hỏi lại và chắc sau này cũng không.
Một ngày trở về thăm quê, tôi mong muốn gặp lại mọi người - những người bạn của tôi - và Nụ - khi đó Nụ đã trở thành một cô thiếu nữ, nhưng Nụ đã không còn học nữa vì nhà Nụ nghèo, một mình mẹ Nụ không thể nuôi hai chị em Nụ ăn học. Nụ đã phải nghỉ học để đi làm. Tôi chỉ có cơ hội gặp Nụ có một lần khi đi cùng mấy đứa bạn qua nhà Nụ chơi - nhà ngay bên mà sao khó gặp thật - Nụ đi làm trên thị trấn từ sáng sớm tới tối mới về - nhưng đó chưa phải là lý do bởi vì... Nụ sắp lấy chồng - chồng sắp cưới của Nụ là con trai ông chủ xưởng dệt trên thị trấn - tôi muốn gặp lại Nụ, nói chuyện với Nụ để... nhưng tôi không thể
Ngày tôi đi - buổi sáng hôm ấy - tôi nghe mấy đứa em bảo chị Nụ sắp đi làm rồi, sao anh Ng không qua chào, tôi suy nghi miên man, đứng trên hiên nhà nhìn ra ngoài cổng mà lòng buồn rười rượi, tôi đang nuối tiếc điều gì - chợt tôi nhìn thấy một ánh mắt bên kia nhà hàng xóm đang nhìn qua rồi vụt mất - Nụ đứng đó nhìn tôi rồi vào sân dắt xe đạp ra cổng - tôi đoán là Nụ chuẩn bị đi làm - tôi muốn chạy ra và nói với Nụ những suy nghĩ của mình nhưng sao tôi không làm được, bóng Nụ mờ dần trên con đường làng thân thương thủa ấy! - copy
mở bài: kỉ niệm đó là kỉ niệm gì.
thân bài: diễn biến kỉ niệm như thế nào?
-sự việc 1: sự việc 2;...
kết bài: suy nghĩ cuae em về kỉ niệm với những con người ở làng quê đó.