K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần II (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. (2) Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (3) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi...
Đọc tiếp

Phần II (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. (2) Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (3) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. (4) Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. (5) Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (6) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. (7) Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. (8) Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực.
(TS. Hoà thượng Thích Nhật Từ, báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015)                (*) tha nhân: người khác
Câu 1 (0,5 điểm) Gọi tên và liệt kê các từ ngữ thuộc cùng trường từ vựng trong câu văn thứ (4) của đoạn trích. 
Câu 2 (1,0 điểm) Theo tác giả thì chúng ta “không nên” và “không cần” điều gì khi quan tâm đến mọi người? Khi bày tỏ quan niệm về những điều “không nên”, “không cần” đó tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?  
Câu 2 (2,0 điểm) Từ ý nghĩa của đoạn trích và bằng những hiểu biết của bản thân em,  hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 2/3 trang giấy để bàn về vấn đề sau: Học cách quan tâm đến người khác. 

 

0
“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ...
Đọc tiếp

“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.”

a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào?

b. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

c. Xét theo cấu ngữ pháp thì câu: “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì?

d. Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.

e. Từ nhân vật anh thanh niên trong lặng lẽ sa pa. Em có suy nghĩ gì về sự tự tin trong cuộc sống.

1
11 tháng 5 2024

a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật anh thanh niên, nói với ông họa sĩ già. Những lời nói của anh thanh niên giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của anh như sau:
- Khó khăn, vất vả:
+ Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: "Rét", "mưa tuyết", "gió tuyết".
+ Phải thức dậy và làm việc giữa đêm khuya, lúc "một giờ sáng".
+ Môi trường làm việc: "lặng im", "lạnh cóng", "hừng hực như cháy".
- Cô đơn:
+ Chỉ có một mình trên đỉnh núi cao, không có người trò chuyện, chia sẻ.
+ Sống và làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất.
b. Miêu tả cảnh anh thanh niên thức dậy và làm việc lúc một giờ sáng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, qua đó thể hiện sự vất vả, gian khổ của công việc và phẩm chất tốt đẹp của anh.
c. Câu "Rét, bác ạ" thuộc kiểu câu cảm thán, thể hiện cảm xúc của người nói trước hoàn cảnh khắc nghiệt.
d. Câu có sử dụng phép nhân hóa: "Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung..."
- Tác dụng:
+ Làm cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh sự im lặng, lạnh lẽo và dữ dội của thiên nhiên nơi đây.
+ Thể hiện cảm nhận tinh tế của anh thanh niên về môi trường sống xung quanh.
e. Nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên thể hiện sự tự tin khi phải đối mặt với hoàn cảnh khắc nghiệt và công việc đầy thách thức. Mặc dù gặp phải những tình huống đáng sợ và căng thẳng, nhưng anh ta vẫn thể hiện sự quyết tâm và sẵn lòng vượt qua mọi khó khăn. Điều này cho thấy anh ta có một tinh thần kiên định và tự tin trong cuộc sống.