K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 5 2019

 Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống là vì chúng có đặc điểm thuộc cả hai loại này:

    - Đặc điểm của thể sống: có tính di truyền đặc trưng, một số virut có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển ...

    - Đặc điểm vô sinh: kích thước bé (18nm – 400 nm), chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, không có cấu tạo tế bào (một số virut thực vật có thể bị biến thành tinh thể khi ở ngoài tế bào), không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng...

24 tháng 5 2018

Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng.

23 tháng 7 2019

Bệnh truyền nhiễm có thể lan truyền theo các con đường khác nhau:

- Truyền ngang:

    + Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.

    + Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.

    + Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày…

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

- Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ủ bệnh, các triệu trứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa.

→ Như vậy muốn phòng tránh bệnh do virut cần tiêm vacxin, kiếm soát vật trung gian truyền bệnh (muỗi, ve, bét…), giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống; cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.

15 tháng 11 2018

Xung quanh chúng ta có rất nhiều tác nhân gây bệnh (vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ,…) nhưng đa số cơ thể chúng ta vẫn sống khỏe mạnh do cơ thể có khả năng bảo vệ đặc biệt, khả năng đó được gọi là “miễn dịch”.

Miễn dịch chia thành 2 loại:

- Miễn dịch không đặc hiệu:

    + Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

    + Không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

    + Không mang tính đặc hiệu.

    + Gồm các yếu tố tự nhiên của cơ thể như: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra, lông nhung,…

    + Vai trò: ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật (da, niêm mạc, nhung mao đường hô hấp); tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập (thực bào, tiết dịch phá hủy,…)

- Miễn dịch đặc hiệu:

    + Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

    + Có tính đặc hiệu với từng loại tác nhân.

    + Thành phần của miễn dịch đặc hiệu: tế bào limphô và các sản phẩm của chúng.

    + Vai trò: tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khi chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.

    + Phân loại: miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.

28 tháng 11 2019

+ Miễn dịch không đặc hiệu:

  - Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh, không đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp với kháng nguyên.

  - Bao gồm các hàng rào bảo vệ các cơ quan:

   * Da, niêm mạc: ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập.

   * Dịch vị: dịch dạ dày có pH axit phá hủy vi sinh vật mẫn cảm với axit, dịch mật phá hủy lớp vỏ lipit kép của vi sinh vật.

   * Hệ thống lông, lông nhung lót đường hô hấp: cản trở vi sinh vật thâm nhập

   * Đại thực bào, bạch cầu trung tính: bắt tất cả vật thể lạ xâm nhập cơ thể.

+ Miễn dịch đặc hiệu:

 - Là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.

 - Gồm 2 loại: miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.

8 tháng 4 2019

 + Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ cá thể này sang cá thể khác.

 + Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo các con đường:

   - Lây qua đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống,…

   - Lây qua đường hô hấp: vi sinh vật gây bệnh lơ lửng trong không khí, đi vào cơ thể qua hô hấp.

   - Lây qua đường sinh dục: quan hệ tình dục không an toàn.

   - Qua các vết xước ở da, niêm mạc: vi sinh vật gây bệnh thông qua các vết xước để vào cơ thể.

29 tháng 6 2017

Ví dụ về vi sinh vật cho từng loại hô hấp:

Kiểu hô hấp Ví dụ
Hô hấp hiếu khí Vi khuẩn lam, tảo
Hô hấp kị khí Vi khuẩn lactic, vi khuẩn phản nitrat hóa.
27 tháng 1 2018

 Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng.

   - Trong đất: vi khuẩn, virut, xạ khuẩn, vi nấm, tảo, động vật nguyên sinh.

   - Trong nước: có các vi sinh vật sống trong đất, ngoài ra còn một số loại khác như Leptothrix thermalis (điều kiện nước có lượng sắt cao), hoặc vi khuẩn suối nước nóng, vi khuẩn lưu huỳnh,…

   - Trong không khí: vi khuẩn, virut, xạ khuẩn, nấm men, mấm mốc, …

   - Trong môi trường sinh vật: vi sinh vật sống ở đường ruột, khoang miệng,…

19 tháng 3 2018

Môi trường trên là môi trường tổng hợp, chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.

28 tháng 2 2019

Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ
Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.