K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

b, Nhận xét về dân số và gia tăng dân số của Trung Quốc giai đoạn 1999-2020:

Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2020, dân số của Trung Quốc tăng từ khoảng 1,26 tỷ người lên khoảng 1,44 tỷ người. Tương ứng, gia tăng dân số tự nhiên giảm từ 0,87% xuống còn 0,39%.Giai đoạn đầu (1999-2004) có mức tăng dân số tự nhiên cao nhất trong các giai đoạn với mức 0,87%. Tuy nhiên, mức độ này đã giảm dần theo thời gian và giảm còn 0,39% vào năm 2020.Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Tình trạng dư thừa dân số và chính sách hạn chế sinh con đang được áp dụng ở Trung Quốc đã giúp giảm tỷ lệ gia tăng dân số trong giai đoạn này.--Tuy nhiên, việc quản lý dân số của Trung Quốc còn gặp nhiều vấn đề và nhiều vấn đề cần được giải quyết. Nhiều người lớn tuổi, Tỉ lệ sinh con giảm khiến Trung Quốc đứng trước khó khăn trong việc tăng trưởng kinh tế và duy trì tình hình ổn định chính trị - xã hội trong tương lai.
23 tháng 3 2023

Cà phê: Tây Nguyên

Cao su: Đông Nam Bộ

26 tháng 10 2023

Phía Bắc Canada có nền kinh tế phát triển chậm chủ yếu do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khí hậu khắc nghiệt, dân số thưa thớt, khoảng cách xa, thiếu đầu tư, và phụ thuộc vào tài nguyên tự nhiên. Khí hậu lạnh và mùa đông kéo dài làm gián đoạn các hoạt động kinh tế và gây khó khăn trong việc phát triển và duy trì doanh nghiệp. Dân số thưa thớt và thiếu hụt nguồn nhân lực cũng khiến cho việc phát triển kinh tế trở nên khó khăn hơn. Khoảng cách xa với các trung tâm đô thị lớn và cơ sở hạ tầng vận tải yếu kém tạo ra các khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa và người lao động. Sự thiếu hụt đầu tư và phát triển công nghiệp là một yếu tố quan trọng khác, khiến cho phía Bắc ít phát triển hơn so với các vùng khác. Cuối cùng, phụ thuộc nhiều vào khai thác và xuất khẩu tài nguyên tự nhiên làm cho phía Bắc dễ bị biến động khi giá tài nguyên giảm sút. Tổng hợp, sự kết hợp của các yếu tố này đã đóng góp vào việc phía Bắc Canada có nền kinh tế phát triển chậm hơn so với các vùng khác của quốc gia.

22 tháng 3 2023

-Hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).

-Chung sông với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:

+Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.

+Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.

 

26 tháng 10 2023

Khu vực vùng núi và khu vực đồng bằng đều đóng góp vào nền kinh tế của một quốc gia với những giá trị kinh tế đặc biệt của riêng mình. Khu vực vùng núi cung cấp tài nguyên tự nhiên quý báu như khoáng sản và rừng, làm nền tảng cho các ngành công nghiệp quan trọng. Đồng thời, cảnh quan thiên nhiên đẹp của khu vực này thu hút du khách, tạo nguồn thu nhập từ du lịch và ngành dịch vụ.

Trong khi đó, khu vực đồng bằng thường là trung tâm của nông nghiệp và sản xuất thực phẩm, cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho dân số và thị trường xuất khẩu. Hệ thống cơ sở hạ tầng và logistics phát triển của khu vực này giúp thúc đẩy hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu. Ngoài ra, khu vực đồng bằng cũng tập trung các ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế tổng thể.

22 tháng 3 2023

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo

- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển.

- Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 

+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

22 tháng 3 2023

Câu 2: Mục tiêu của hiệp hội các nước Đông Nam Á thay đổi theo thời gian:

+ 1967: liên kết quân sự là chính

+ Từ cuối 1970 đến đầu 1980: Hợp tác về kinh tế

+ Từ cuối 1990: giữ vững hòa bình, an ninh ổn định khu vực

+ Từ 12/ 1998 đến nay: Đoạn kết, hợp tác vì một Áean hòa bình, ôn định và phát triển đồng đều.

22 tháng 3 2023

Câu 1: Đặc điểm địa hình của khu vực Đông Nam Á là:

* Bán đảo trung ấn:

- Địa hình:

+ Chủ yếu là núi cao chạy theo hướng B - N; TB - ĐN, các cao nguyên thấp

+Các đồng bằng phù sa màu mỡ, giá trị kinh tế lớn, tập trung đông dân cư

- Khí hậu:

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, bão vào mùa hè và mùa thu

- Sông ngòi:

+ Các sông bắt nguồn từ miền núi phía bắc hướng chảy Bắc - Nam , nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước theo mùa mưa, lượng phù sa nhiều.

- Cảnh quan:

+ Rừng nhiệt đới và rừng thưa lá rụng vào mùa khô, xavan 

- Tài nguyên: Có nhiều tài nguyên quan trọng đặc biệt là tài nguyên khí đốt

* Quần đảo Mã lai

- Địa hình:

+ Hệ thống núi vòng cung Đ - T; ĐB - TN, núi lữa 

- Khí hậu:

+ Kiểu khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa, bão nhiều

- Sông ngòi:

+ Sông ngắn dốc, chế độ nước điều hòa, ít giá trị giao thông, có giá trị thủy điện

- Cảnh quan;

+ Rừng rậm 4 mùa xanh tốt

- Tài nguyên: Có nhiều tài nguyên quan trọng đặc biệt là tài nguyên khí đốt

Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ của khu vực đông nam á là: có địa hình bằng phẳng là nới xây dựng các nhà máy xí nghiệp, khu dân cư, nhà ở,....thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đồng bằng châu thổ màu mỡ nên phù hợp cho việc phát triến sản xuất nông nghiệp 

22 tháng 3 2023

Vị trí trung tâm khu vực ĐNB, quanh đó có nhiều khu công nghiệp => Phát triển mạnh