K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A/Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng đầu tiên của nước ta.

B/Chị Võ Thị Sáu hiên ngang,bất khuất trước kẻ thù tàn bạo.

C/Chị Út Tịch vừa đánh giặc giỏi,vừa là một người mẹ đảm đang.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

24 tháng 5 2021

Tham khảo:

Trên ti vi vừa phát sóng chương trình thế giới động vật về cuộc sống của loài hổ. Đây cũng là lần đầu tiên em được nhìn thấy chúng.

Hổ được coi là chúa sơn lâm vì sức mạnh và tiếng gầm đầy uy lực của nó. Thân hình của nó rất to và rất linh hoạt. Bốn cái chân của nó ngắn hơn so với ngựa, dê hay linh dương nhưng bù lại chân của nó rất to và khỏe. Trong cuộc vật lộn với con linh dương, hổ rất khéo léo dùng chân với những móng vuốt sắc nhọn bấu chặt lấy người con vật xấu số rồi vờn nó đến khi nó lịm hẳn đi. Toàn thân nó khoác lên một bộ lông dày với những khoang đen khoang cam xen kẽ nhau nhìn rất đẹp. Cách phối màu trên thân hình ấy cũng rất tinh tế. Ở những chỗ như : cổ, bên trong chân... có những đám lông màu trắng rất đẹp, nhìn như cây kem bông mà em được ăn mỗi lần lên hồ chơi vậy.

Đôi mắt nó tinh tường lắm. Đôi mắt của nó có thể nhìn thấy rất rõ trong bóng đêm để phát hiện ra nguy hiểm đang rình rập. Những lúc nó săn mồi, đôi mắt ấy khép hờ lại, hơi nhỏ để có thể tập trung cao độ và chắc chắn rằng con mồi sẽ không thể chạy thoát.

Những chiếc răng nanh trắng muốt của nó rất sắc nhọn như những chiếc kim dù chưa bao giờ được mài giũa. Nó dùng bộ hàm ấy để săn mồi và xé thức nhỏ thức ăn. Trên những bàn chân của hổ có những móng vuốt thật sắc nhọn. Móng vuốt ấy không chỉ giúp hổ tự vệ mà còn giúp chúng săn được những con mồi lớn hơn nó một cách dễ dàng.

Em thấy rất thích con hổ này vì nhìn nó vừa đẹp, vừa mạnh mẽ. Em mong có một ngày sẽ được tận mắt nhìn thất một con hổ thực sự.

tả đại bàng :   Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình "Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.

Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầu lớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng đế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hổ là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy.

Đại bàng là con chim đẹp và dũng mãnh. Em rất thích chim đại bàng. Em ao ước lớn lên em cũng mạnh mẽ, bay cao và bay xa trên con đường sự nghiệp như chim đại bàng bay giữa không trung vậy.

24 tháng 5 2021

Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.

Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường, hồn nhiên ăn cỏ dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '“xực xực”, nhìn rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.

Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.

24 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nha !!!

"...Nắng chiếu lung linh trên hoa vàng, chợt tia nắng về trong ánh mùa sang. Gió mãi mơn man bên cánh hoa hồng người em yêu tìm về trong cuộc sống..."

Tiếng nhạc từ ti vi nhà ai vọng ra ngoài đường khiến em cảm thấy háo hức lạ thường. Đất trời đang bước sang xuân nên ai cũng cảm thấy khoan khoái và dễ chịu. Cảm giác như đang có một nguồn sống mới trào lên trong lồng ngực vậy. Sáng nay em dậy sớm để đi bộ đến trường. Và chợt em trông thấy một chú mèo tam thể đang thong thả bước trên con đường phía đối diện. Chao ôi, chú mèo ấy mới đẹp làm sao!

Trông chú ta còn khá nhỏ, chắc chưa tới một tuổi. Bộ lông mượt mà vì chúng vẫn còn là lông tơ nên có vẻ hơi xù lên với ba màu vàng, đen, nâu xen kẽ với nhau. Một điều vô cùng kì lạ là phần lông ở dưới ức, dưới bụng của chú lại trắng tinh, không có vệt màu khác nào. Cái đầu của chú ta chỉ nhỉnh hơn quả cam một chút, nghiêng nghiêng sang hai bên như để quan sát mọi thứ xung quanh. Hai cái tai nhỏ hình tam giác thỉnh thoảng lại lay động, rung rinh vì âm thanh nào đó mà chú ta nghe được. Khuôn mặt nhỏ nhắn với những đường nét ngây ngô rất đáng yêu. Em thích nhất là đôi mắt của chú. Đôi mắt ấy tròn xoe, màu xanh nước biển luôn chuyển động không ngừng. Bốn cái chân ngắn củn đỡ lấy thân hình nhỏ mập mạp nhưng chú ta di chuyển khá nhanh. Thỉnh thoảng đang đi chú ta lại dừng lại, ngồi dưới bóng râm của cái cây ven đường để liếm láp bộ lông, nhìn xung quanh rồi lại tiếp tục đi.

Em thấy vô cùng tò mò, không biết chú mèo nhỏ này muốn đi đâu nhỉ? Nhìn đồng hồ vẫn còn sớm nên em đã quyết định sẽ đi theo xem chú ta muốn đi đâu. Chú ta men theo con đường, cần thận đi và quan sát, đến một căn nhà nhỏ màu xanh nhạt thì chút ta dừng lại, cất tiếng kêu "meooo...meoooo". Đợi một lát thì cũng có tiếng kêu đáp lại và có một chú mèo trắng tinh xuất hiện trên ban công. A, thì ra chú ta đi tìm bạn của mình, chắc là để chơi cùng hoặc phơi nắng cùng nhau. Chú mèo này thông minh thật. Có lẽ nhà chú ta cũng ở gần đây thôi, và cả hai chú mèo đều chơi với nhau từ khi còn bé. Chú mèo tam thế nhảy phốc lên một cái rồi rất nhanh trèo lên ban công của căn nhà. Bóng dáng hai chú mèo nhỏ vờn nhau, vui đùa ngoài ban công mới đáng yêu làm sao. Chơi chán rồi, chúng nằm dài người ra phơi nắng trên ban công, hai mắt lim dim trông thật lười biếng.

Em mải quan sát hai con mèo đáng yêu ấy mà suýt chút nữa bị trễ giờ học. Em chạy vội đến trường mà trong đầu vẫn không ngừng suy nghĩ đến con mèo tam thể thông minh, dễ thương em gặp lúc sáng. Tối nay về nhà, em sẽ xin mẹ mua cho một chú mèo để nuôi, vì em cũng muốn có một chú mèo vừa thông minh, vừa đáng yêu như thế.

24 tháng 5 2021

trả lời xong thì kb với mik nha,ai kb thì mik sẽ tích cho dù đúng hay sai na

a/ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng đầu tiên ủa nước ta.

b/Chị Võ Thị Sáu hiên ngang,bất khuất trước kẻ thù hung bạo.

c/Chị Út Tịch vừa đánh giặc giỏi,vừa là một người mẹ đảm đang.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

a/ anh hung

b/ dung

24 tháng 5 2021

anh hùng

24 tháng 5 2021

a,giữ tình ......hòa hảo.......... với các nước láng giềng .

b, .........hòa mạng........ điện thoại quốc gia .

c, bản nhạc có những ..........hòa âm.........phức tạp .

d, từ đối kháng , đối đầu , chuyển sang quan hệ .....hòa nhã.............,hợp tác .

e, sống ....hòa đồng..... với bạn bè .

g, sự ........hòa quyện........... giữa lời ca và giai điệu múa.

h, nói năng ...hòa ..........

~ Hok T ~

                                                                                  Bài làm

Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới cũng như trong nước đang diễn biến rất phức tạp và khó lường. Cả hệ thống chính trị và toàn dân đã vào cuộc nhằm khống chế dịch bệnh một cách tốt nhất. Nước ta đã bước vào giai đoạn cao điểm có ý nghĩa quyết định trong phòng chống dịch bệnh.

       Bệnh dịch đã và đang đe doạ sức khoẻ, tính mạng của mọi người bất kể quốc tịch, tuổi tác, giới tính, vùng miền. Đặc biệt người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các đối tượng có nguy cơ cao cần hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng và tiếp xúc với người khác vì đây là đối tượng có nhiều nguy cơ bệnh sẽ diễn biến nặng nếu mắc Covid-19. Tiếp xúc, tập trung đông người khiến cho việc khoanh vùng, cách ly và dập dịch gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ở nhà trong thời điểm này là một trong những cách hữu hiệu để có thể ngăn chặn lây nhiễm cho công đồng.

       Theo các nhà chuyên môn khi người dân nâng cao ý thức, dịch bệnh lây lan chậm, được kiểm soát tốt, các y bác sĩ sẽ có đủ thời gian để chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp nặng. Khi quá nhiều người mắc bệnh trong cùng một thời điểm, bệnh viện quá tải, đồng nghĩa ca bệnh nặng cũng tăng lên, việc chăm sóc và điều trị sẽ khó khăn hơn. Một người nhận thức được mình có khả năng mắc COVID-19 biết tự cách ly, phòng ngừa trong gia đình sẽ hạn chế rất tốt việc lây nhiễm ra ngoài môi trường.

      Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chiều 25.3.2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi: Mỗi người dân phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm theo đúng quy định, chỉ thị của Thủ tướng, của các cấp chính quyền, nếu không sẽ bị xử lý nghiêm và lên án mạnh mẽ.

       Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình, của những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.  Trong thời điểm hiện tại để phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả người dân cần thực hiện tốt các khuyến cáo:

       1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

       2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

      3.  Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nếu không có xà phòng.

      4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

     5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày của mình, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế và cơ sở y tế.

     Người dân hãy làm tốt các hướng dẫn, chấp hành nghiêm các chỉ thị, nhất định chúng ta sẽ đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh!

24 tháng 5 2021

Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát do Virus Corona ngày càng lan rộng, các cơ quan, tổ chức và Quốc gia đã không ngừng nghỉ với các biện pháp để chữa trị, ngăn ngừa. Điều đầu tiên để tránh lây lan cho cộng đồng, mỗi người chúng ta cần phải tự trang bị kiến thức về dịch bệnh. Khi có các dấu hiêu, triệu chứng nghi ngờ phải đến cơ sở y tế để khám, khong được chỉ quan. Ngoài ra, mỗi người chúng ta cần phải tăng sức miễn dịch đề kháng, đeo khẩu trang khi đến ngững nơi đông người. ngoài ra, chúng ta cần phải đặc biệt hạn chế ra khỏi nhà, đến những nơi có ổ dịch đang bùng phát mạnh. Khi thấy bản thân hoặc ngườu khác thấy có dấu hiệu nghi ngờ phải báo cho cơ sở y tế kịp thời để tránh bùng pháy dịch bệnh. Chúng ta cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, mơi ở một cách sạch sẽ để ngăn ngừa dịch.

Dập dềnh sóng vỗ mạn thuyền

Ngồi nghe ca Huế mà lòng bâng khuâng!

  

Tương tư với nguyệt cùng mây

Hỏi non nước ấy đắm say bao tình?

Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một giọng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia…

Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình đầy tính trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yến nhạc. Ca Huế nằm giữa hai dòng nhạc đó có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm xao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người dân xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ. Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát cô ca sĩ Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đàn nguyệt, sáo, sênh, phách… bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ đã mở đầu cho một đêm ca Huế.

Nhiều người đến Huế đã có chung một nhận xét rằng hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Hương Giang, nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Ðua thuyền, ngủ đò, thả thơ, ca Huế…đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi như thế đó! Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế, có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dịp được thưởng thức. Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế, được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khúc thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc về điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bản nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Ðại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Ðức (1848 – 1883).

Ca Huế không phải lối giải trí xô bồ mà nó thường kén người nghe. Một đêm ca Huế có thể được tổ chức trong một thính phòng nho nhỏ nhưng thi vị và hấp dẫn hơn cả là được nghe ca Huế trong một đêm trăng lên trên dòng Hương Giang thơ mộng. Lúc đó tâm hồn của người nghe và cả ca sĩ cùng dàn nhạc dường như được siêu thoát trong một bầu không khí như được thăng hoa cùng trời, mây, sông, nước. Sau phần đầu của một đêm ca Huế với tiết tấu âm nhạc rộn ràng, vui tươi của điệu Bắc, người ta thường hát những bài bản trang trọng, uy nghiêm như Long Ngâm, Tứ Ðại Cảnh… Ðêm càng về khuya, không gian càng yên tĩnh là lúc đó những điệu Nam Ai, Nam Bình, tương tư khúc… cất lên với nỗi buồn thương nhưng cũng rất gợi tình. Ngày nay, do thị hiếu của người nghe các ca sĩ thường lồng vào chương trình những bài tân nhạc nhưng cũng rất dễ thương về Huế với các nhạc phẩm đầy chất Huế thật sự đi vào lòng người như "mưa trên phố Huế", "huế thương", "đêm tàn bến Ngự", "ai ra xứ Huế, " Ðây thôn vĩ dạ" thú thực là bản thân người viết bài này đã từng được nghe nhiều ca sĩ tài danh hát những khúc ca về Huế, nhưng khi đã nghe ca sĩ Huế hát cũng những lời ca đó thì tôi có một cảm xúc thật là lạ thường không thể nào diễn tả được. Có lẽ "cái tình cố đô" chỉ có người cố đô mới thấu hiểu được hết chăng?

Một đêm ca Huế trên sông Hương giữa tiếng sóng nước ru vỗ vào mạn thuyền rồi lan xa, lan xa… Trăng càng về đêm càng vằng vặc giữa thinh không tĩnh mịch… Giọng hát, tiếng đàn đã thực sự ru tâm hồn ta vào một miền ký ức sâu thẳm nhuộm tím lòng người mà không sao quên được đó, Huế ơi!

Văn học là tiếng nói thăm sâu nhất của tâm hồn con người, ra đi từ tấm lòng mãnh liệt của người nghệ sĩ kết tinh trên trang giấy những dòng chữ cuộn trào cảm xúc. Chính những tình cảm, tư tưởng ấy của nhà văn sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế. Nói bằng tình cảm, văn chương tác động đến con người qua con đường của trái tim, và vì thế văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chwua có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

Những câu thơ, ca dao, những câu hò điệu hát về vẻ đẹp của quê hương:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay alr rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

Chẳng phải là qua nhưng câu thơ ấy mà ta thấy quê hương ta thật đẹp, cũng thật giản dị, mà chân tình đó ư. Nó làm ta thêm yêu xứ sở, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình và yêu cả những tên đất tên làng dù vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc này. Từ ngàn đời nay vẻ đẹp của những câu dân ca thấm trong lòng người xưa muốn răn dạy con cháu về những đạo lí truyền thống của dân tộc, về những triết lí nhân sinh cần khắc cốt ghi tâm có bao giờ cũ đâu, vẫn cứ còn nguyên vẹn, vẫn cứ làm ta thêm bồi hồi và nhức nhối, để ta càng yêu những giá trị đẹp đẽ ấy, yêu những con người vĩ đại đã sinh ra và nuôi nấng ta nên người:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay như:

“Ngó lên nạt luộc mái nhà

Bao nhiêu lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Chính văn chương đã khơi thông và làm cho mạch nguồn truyền thống tình cảm của con người, của dân tộc, của cá nhân cứ chảy mãi không dừng, mà ngày càng bồi đắp trở nên mãnh liệt, tha thiết hơn bao giờ hết.

Nhưng đâu chỉ có vậy, từ những câu chuyện tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Cây Khế dân gian còn gửi gắm đến cho con cháu đời sau thông điệp về sự khát vọng, ước mơ một lẽ sống tươi đẹp công bằng ở đời, đó là yêu cái thiện, cái thiện chiến thắng cái ác, bỏ đi cái tầm thường, ích kỉ, toan tính cá nhân. Từ những bài học giản dị mà chân thành ấy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta thêm hiểu mình, hiểu đời hơn. Đó chẳng phải nhờ văn chương đấy ư.

Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

24 tháng 5 2021

= 1 bài văn nha mn