K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ý 1

- Vì khi người ở trạng thái hoạt động hay căng thẳng thần kinh đều sẽ làm thay đổi giá trị huyết áp (ví dụ: khi hoạt động mạnh như thể dục thể thao hoặc khi hồi hộp, lo lắng sẽ làm tăng huyết áp), dẫn đến kết quả đo không còn được chính xác.

Ý 2

- Vì huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực dòng máu lên động mạch nhằm đưa máu đến khắp cơ thể, áp lực dòng máu cần duy trì ổn định thì mới đảm bảo vòng tuần hoàn máu mang oxygen, dinh dưỡng đến khắp các tế bào trong cơ thể. Như vậy, giá trị huyết áp bình thường và ổn định sẽ là một tiêu chí để đánh giá tình trạng sức khỏe tốt, không gặp phải các bệnh lí về tim mạch.

- Vì rượu, bia có chứa ethanol.

- Mà hàm lượng lớn ethanol gây ức chế hoạt động thần kinh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát và phối hợp các cử động của cơ thể.

\(\Rightarrow\) Do đó, người đã uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ dễ gây tai nạn đe dọa đến tính mạng của người đó và những người tham gia giao thông khác.

- So với trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi thì khi hoạt động thể thao sẽ có nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương tăng lên còn lượng máu đến cơ quan tiêu hóa giảm.

- Khi hoạt động thể thao, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu đến cơ xương, đồng thời, gây co mạch máu đến cơ quan tiêu hóa làm giảm lượng máu đến cơ quan tiêu hóa để đảm bảo cung cấp đủ $O_2$ và đào thải kịp thời $CO_2$ cho các tế bào cơ xương hoạt động.

- Trung khu điều hòa tim mạch nằm ở hành não.

- Trung khu điều hòa tim mạch tiếp nhận xung thần kinh từ những thụ thể là thụ thể áp lực hoặc thụ thể hóa học (thụ thể $O_2$ và $CO_2$) ở xoang động mạch cổ và gốc cung động mạch chủ.

- Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch giúp có thời gian thích hợp để thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô (dịch giữa các tế bào).

- Vì tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau.

\(\rightarrow\) Do đó, quãng đường di chuyển của máu càng xa thì huyết áp càng thấp mà trong hệ mạch, máu được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch. Bởi vậy, giá trị huyết áp ở tĩnh mạch lại nhỏ hơn ở động mạch.

- Về tổng diện tích mặt cắt ngang: Tổng diện tích mặt cắt ngang lớn nhất ở mao mạch, nhỏ hơn ở động mạch và tĩnh mạch.

- Về huyết áp: Huyết áp cao nhất ở động mạch lớn, giảm dần ở các động mạch nhỏ, mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

- Về vận tốc máu: Vận tốc máu cao ở động mạch lớn, giảm dần ở động mạch nhỏ, thấp nhất ở mao mạch rồi tăng dần từ tĩnh mạch nhỏ đến tĩnh mạch lớn.

Loại mạch

Đặc điểm cấu tạo

Sự phù hợp

giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng

Động mạch

Thành động mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của động mạch dày hơn; lòng của động mạch hẹp hơn.

Cấu tạo của động mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn:

- Động mạch có nhiều sợi đàn hồi giúp chống lại áp lực cao của máu.

- Lớp cơ trơn ở thành động mạch tạo tính co dãn giúp điều hòa lượng máu đến cơ quan.

Tĩnh mạch

Thành tĩnh mạch gồm 3 lớp: mô liên kết, cơ trơn, nội mạc. Trong đó, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch mỏng hơn; lòng của tĩnh mạch rộng hơn và ở các tĩnh mạch phía dưới tim có các van.

Cấu tạo của tĩnh mạch phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ hơn động mạch:

- Tĩnh mạch có đường kính lòng mạch lớn nên ít tạo lực cản với dòng máu và tăng khả năng chứa máu.

- Các tĩnh mạch phía dưới tim có các van (van tĩnh mạch) giúp máu chảy một chiều về tim.

Mao mạch

Thành mao mạch chỉ gồm một lớp tế bào nội mạc, giữa các tế bào có vi lỗ (lỗ lọc).

Cấu tạo của mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa tế bào và máu: Thành mao mạch mỏng và có vi lỗ giúp quá trình trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào thông qua dịch mô được thực hiện dễ dàng.

Quá trình vận chuyển máu trong buồng tim ở mỗi pha:

- Pha tâm nhĩ co: Tâm nhĩ trái và phải co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

- Pha tâm thất co: Tâm thất phải và trái co đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ.

- Pha dãn chung: Tâm nhĩ dãn có tác dụng thu nhận máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi, tâm thất dãn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.

- Một chu kì tim gồm có 3 pha (giai đoạn): pha tâm nhĩ co, pha tâm thất co và pha dãn chung

- Thời gian mỗi pha trong chu kì tim: Mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, thời gian pha tâm nhĩ co là 0,1 s, thời gian pha tâm thất co là 0,3 s, thời gian pha dãn chung là 0,4 s