K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2021

đáp án c nha

Câu C

Chúc e học tốt

3 tháng 6 2021

thì đây là goolge rồi còn gì. Mk tìm được trên google rồi thì vào đây hỏi làm gì nữa

3 tháng 6 2021

Bạn tham khảo nhé

Tôi vốn là một nàng tiên Ốc – con của vua thủy Tề. Một lần, tôi đang dạo chơi bị lạc mất đường về nhà, khi ở một con sông nhỏ thì có một bàn tay bắt lấy tôi. Thì ra đó là một bà cụ làm nghề mò cua bắt ốc. Bà đã già lắm rồi, khuôn mặt khắc khổ, quần áo rách nát. Bà ngắm tôi kĩ lắm vì tôi là một con ốc xanh xinh xắn. Bà cụ thốt lên:

- Chà, ốc này sao đẹp quá! Ta không bán ốc đâu. Ta mang ốc về nuôi.

Thế là từ đó tôi sống trong cái chum nước trong nhà bà cụ. Thương bà cụ cô đơn, nghèo khổ, ngày ngày, sau khi bà cụ đi làm, tôi liền chui ra khỏi vỏ ốc để dọn dẹp nhà cửa, cho đàn lợn ăn, làm cỏ, tưới rau…Vì vậy, mỗi khi bà đi làm đồng về nhà cửa đều đã sạch tinh tươm. Thấy vậy, bà lão sinh nghi. Một hôm, bà giả vờ đi làm , đến giữa đường thì quay lại đứng rình. Như thường lệ, tôi lại chui ra khỏi vỏ ốc để giúp bà. Bỗng từ đâu bà chạy đến:

- Con ơi, con đừng đi nữa! Hãy ở lại đây với già cho già bớt cô quạnh.

Thương bà cụ tốt bụng tôi quyết định ở lại, không trở về Thủy Cung nữa. Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

3 tháng 6 2021

Tôi vốn là một nàng tiên Ốc – con của vua thủy Tề. Một lần, tôi đang dạo chơi ven bờ sông thì có một bàn tay bắt lấy tôi. Thì ra đó là một bà cụ làm nghề mò cua bắt ốc. Bà đã già lắm rồi. khuôn mặt khắc khổ, quần áo rách nát. Bà ngắm tôi kĩ lắm vì tôi là một con ốc xanh xinh xắn. Bà cụ thốt lên:

- Chà, con ốc này đẹp quá! Ta không bán ốc đâu. Ta sẽ mang ốc về nuôi.

Thế là từ đó tôi sống trong cái chum trong nhà bà cụ. Thương bà cụ cô đơn, nghèo khổ, ngày ngày, sau khi bà cụ đi làm, tôi liền chui ra khỏi vỏ ốc để dọn dẹp nhà cửa, cho đàn lợn ăn, làm cỏ, tưới rau…Vì vậy, mỗi khi bà đi làm đồng về nhà cửa đều đã sạch tinh tươm. Thấy vậy, bà lão sinh nghi. Một hôm, bà giả vờ đi làm, đến giữa đường thì quay lại đứng rình. Như thường lệ, tôi lại chiu ra khỏi vỏ ốc để giúp bà. Bỗng từ đâu bà chạy đến:

- Con ơi, con đừng đi nữa! Hãy ở lại đây với già cho già bớt cô quạnh.

Thương bà cụ tốt bụng tôi quyết định ở lại, không trở về Thủy Cung nữa. Từ đó hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.

Chị gg said : Bài nay với chị ez ý mà :vvv *

#Tường Vy ( Ninh Nguyễn )

3 tháng 6 2021

*Đánh dấu lời ns trực tiếp hoặc ý nghĩ ( ở đây mk chọn ý nghĩ nha !!)

Nhiều lức , tôi nghĩ : " Mk sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau còn báo hiếu cha mẹ " , vậy là tôi lại có động lức để học tập nhiều hơn 

*Đánh dấu từ ngữ đặc bt : Sorry , câu này mk chx nghĩ ra ạ !!

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)      Em hay viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam để thấy được đó là: Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Câu 2. (5,0 điểm)      Cảm nhận của em về bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa qua đoạn trích sau từ Truyện Kiều:      ...
Đọc tiếp
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)      Em hay viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam để thấy được đó là: Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Câu 2. (5,0 điểm)      Cảm nhận của em về bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa qua đoạn trích sau từ Truyện Kiều:
      Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.       Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.       Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.       Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.       Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn.       Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.       Một, hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.       Thông minh vốn sẵn tư trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.       Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương. (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2005, trang 81)

 

13
3 tháng 6 2021

Câu 1

- Giới thiệu khái khái vấn đề nghị luận

a. Truyện cổ tích

* Khái niệm:

- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

* Ý nghĩa giáo dục của các câu chuyện cổ tích:

- Giúp trẻ được hòa nhập vào nhân vật, giúp các bạn hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.

- Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng người đọc đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân ta.

- Gửi gắm thông điệp tình thương giữa người với người. Sau khi nghe truyện, các bạn sẽ thấy trân trọng tình cảm gia đình hơn, tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo đối với ông bà.

-> Qua đó, câu chuyện sẽ là những điều để học hỏi phẩm chất tốt đẹp hình thành cảm xúc và lòng nhân ái như lời dạy của cha ông.

b. Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là loại truyện dân gian sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.

Kết thúc sau mỗi câu chuyện ngụ ngôn đều là những bài học mang tính chất luân lý có giá trị giáo dục về đạo rất cao, thậm chí còn mang cả ý nghĩa phê phán, đả kích chính trị sâu sắc.

VD: Chuyện Đẽo cày giữa đường: sống cần có lập trường, ...

* Rút ra bài học hành động và nhận thức, khẳng định các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam hay chính là "Lời cha ông dạy cũng vì đời sau" là vô cùng chính xác

* Liên hệ bản thân

Câu 2.

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiểu, rồi đến đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Đi vào vấn đề chính: bức chân dung hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân

2. Thân bài

a. Bốn câu thơ đầu: giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều

Chỉ với hai câu thơ lục bát ngắn ngủi, tác giả đã giới thiệu được hai nhân vật và vị trí của hai người một cách đầy tự nhiên: “Đầu lòng hai ả tố nga- Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”

"Mai cốt cách tuyết tinh thần”: bút pháp ước lệ gợi vẻ thanh cao duyên dáng, trong trắng của hai chị em thiếu nữ, đó là cốt cách như mai, tinh thần như tuyết

“Mối người một vẻ mười phân vẹn mười”: Mỗi người mang nét riêng nhưng cả hai đều tài đều sắc

b. Bốn câu tiếp theo: gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân

Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái

Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc

Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,...

Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm

c. 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều

- “Kiều càng sắc sảo mặn mà”: khái quát đặc điểm của nhân vật

- Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn”: gợi đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân ⇒ phẩm chất tinh anh của tâm hồn, trí tuệ

- “Hoa ghen... kém xanh”: Vẻ đẹp khiến thiên nhiên nổi giận ⇒ dự báo cuộc đời lắm truân chuyên

- Không chỉ tả nhan sắc, Nguyễn Du còn nhấn mạnh vào sự tài năng của Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”: Kiều thông minh và đa tài

Tài năng của đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: hội tụ đủ cầm kì thi họa “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

“Cung thương làu bậc...một trương”: Tác giả nhấn mạnh tài đàn của Kiều

“Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”: Kiều còn giỏi sáng tác, khúc bạc mệnh của Kiều phải chăng là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm

⇒ Thúy Kiều là một nhân vật hiện lên với sự toàn tài

3. Kết bài

Khái quát những đặc sắc nghệ thuật đã được sử dụng để miêu tả chân dung chị em Thúy Kiều, Thúy Vân

Suy nghĩa, cảm nhận của em dành cho hai nhân vật trên và đoạn thơ được trích.

k nha

16 tháng 6 2021
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Câu 2: Nghĩa của từ thơm(1) là mùi hương tỏa ta từ quả thị. Nghĩa của từ thơm(2) ý nói đến con người nết na, đẹp người, đẹp nết. Câu 3: Hai câu chuyện được gợi ra từ câu thơ là truyện cổ tích "Tấm Cám" và truyện "Đẽo cày giữa đường". Câu 4: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình về nội dung hai câu thơ và lý giải: Gợi ý: - Truyện cổ mang giá trị truyền thống. - Thể hiện truyền thống, tình người. - Là những bài học được đúc kết từ ngàn đời với những triết lý sâu xa. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 :
  • cheesiechanie
  • 30/05/2021

Một trong những giá trị của câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Việt Nam đó chính là giá trị giáo dục, đầy tính nhân văn của thế hệ ông cha để lại cho con cháu đời sau. Về những câu chuyện cổ tích, nhân dân và ông cha ta đã gửi gắm những ước mơ về công bằng, về quá trình đấu tranh giành lại công lý giữa phe thiện và phe ác mà cái thiện luôn giành được chiến thắng. Những câu chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa,... truyền tải những thông điệp, lời dạy tuyệt vời, sâu xa của cha ông về việc ở hiền thì sẽ gặp lành, người lương thiện thì cuối cùng sẽ được hưởng hạnh phúc lâu bền. Đồng thời, những truyện cổ tích cũng gắn liền với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: truyền thống vua Hùng lập nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, truyền thống ham học thông minh,... Về những câu chuyện ngụ ngôn của dân tộc Việt Nam, ông cha ta đã truyền tải những thông điệp, bài học nhân văn, quý báu về những đức tính, phẩm chất trong cuộc sống. Những bài học như không được kiêu ngạo, không được nhìn nhận phiến diện, không được coi thường phán xét người khác đều được truyền tải qau câu chuyện ngụ ngôn như: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Tay chân mắt mũi miệng,... Tóm lại, qua những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn của dân tộc, ông cha ta đã truyền tải những bài học, lời dạy sâu sắc cho con cháu đời sau.

Câu 2 :

“Truyện Kiểu” được coi là kiệt tác số một của đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, mà một tác phẩm kết tinh những gì đặc sắc nhất về cả nội dung và nghệ thuật. Mỗi đoạn trích trong “Truyện Kiều” đều được nhà thơ chăm chút, mỗi nhân vật đều hiện lên một cách hết sức sinh động. “Chị em Thúy Kiều” cũng là một đoạn trích như thế.   Mở đầu đoạn trích là phần giới thiệu cả hai chị em Vân – Kiều:   “Đầu lòng hai ả tố nga,   Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân   Mai cốt cách, tuyết tinh thần,   Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”   Hai người con gái đẹp ấy, có cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, nhưng đều là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, vô cùng hoàn hảo, đẹp đẽ.   Thúy Vân được xuất hiện trước với vẻ đẹp phúc hậu, cao sang, quý phái:   “Vân xem trang trọng khác vời   Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang   Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,   Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”   Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời, với khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, tiếng nói tiếng cười như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải e thẹn cúi mình, phải “thua”, phải “nhường” một cách tình nguyện. Nàng được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, báo hiệu một cuộc sống yên ổn, bình an, không song gió về sau.   Tại sao cô em lại được xuất hiện trước cả chị? Có lẽ đó là dụng ý của Nguyễn Du, cô em đã đẹp đẽ như thế, thì cô chị – nhân vật chính của truyện còn có thể đẹp hơn nữa không? Ngay từ khi bắt đầu nói về Kiều, đại thi hào đã nói:   “Kiều càng sắc sảo mặn mà   So bề tài sắc lại là phần hơn”   Thúy Vân đã đẹp đến hoa nhường nguyệt thẹn, vậy mà Thúy Kiều lại còn đẹp hơn, cả về tài lẫn sắc. Không chỉ thế, đó còn là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà chứ không đoan trang, phúc hậu như Thúy Vân.   Đặc biệt, ở Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ đặc tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của người con gái ấy:   “Làn thu thủy nét xuân sơn   Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”   Đôi mắt nàng trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Trong làn song mắt ấy, là cả một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Kiều có một vẻ đẹp khiến cho hoa “ghen”, liễu “hờn”, Tạo hóa đã cho nàng vẻ đẹp, nhưng cũng mang đến cho nàng cả sự ghen ghét của người đời. Cuộc đời của nàng, sẽ là một đoạn đời không yên ổn.   Ở Thúy Vân, người ta chỉ có từ nhan sắc mà suy đoán về tài năng, bởi Nguyễn Du không hề nhắc đến. Nhưng ông lại nói rất kĩ về tài hồ cầm của Thúy Kiều:   “Một hai nghiêng nước nghiêng thành   Sắc đành đòi một, tài đành họa hai   Thông minh vốn sẵn tính trời   Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm   Cung thương làu bậc ngũ ầm   Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương   Khúc nhà tay lựa nên chương   Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”   Không chỉ là một người con gái đẹp, Kiều còn là một người thông minh, đa tài. Có thể nói, đến Thúy Kiều, người đọc mới thấm thía được vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của nàng. Tuy nhiên, ẩn trong vẻ đẹp hoàn mỹ ấy, là một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có lẽ nàng đã cảm nhận được số phận long đong của mình rồi, nên đã sáng tác cung đàn “Bạc mệnh” khiến ai nghe cũng phải thương cảm. Và đúng như nàng dự đoán, cuộc đời bình an của nàng không kéo dài được bao lâu nữa, bởi “Chữ tài liền với chữ tai” một vần, người con gái ấy sẽ phải sống một cuộc đời gian truân trắc trở.   Ở cuối đoạn trích, Nguyễn Du khái quát lại về hai chị em nhà Vân – Kiều và hoàn cảnh sống của họ:   “Phong lưu rất mực hồng quần   Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê   Êm đềm trướng rủ màn che,   Tường đông ong bướm đi về mặc ai”   Bốn câu thơ đã nói lên hoàn cảnh sống của hai cô gái ấy. Họ được dạy dỗ vô cùng chu đáo, là những cô gái con nhà gia giáo, với phẩm hạnh trong trắng, cao quý.   Chỉ với hai mươi bốn câu thơ và bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều và ẩn trong đó là những tình cảm, những dự đoán của ông về cuộc đời, số phận của hai cô gái ấy. Hãy cũng dõi theo những bước chân của hai người ấy trên nẻo đường còn nhiều chông gai.  
PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:       Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa       Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm       Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì lại gặp người tiên độ trì       …Thị...
Đọc tiếp
PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
      Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa       Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm       Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì lại gặp người tiên độ trì       …Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2) Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà        Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì        Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. (Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, trang 203).

 

  Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì ? (0,5 điểm) Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của từ thơm(1) và thơm(2) trong câu: Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2). (1,0 điểm). Câu 3. Cho biết tên hai truyện cổ mà tác giả gợi lên từ hai câu: Thị thơm thì giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta. (0,5 điểm) Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: (1,0 điểm) Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
19
3 tháng 6 2021
Rất dễ thôi
3 tháng 6 2021
Bạn tự làm đi nhé
      a) Con chim chiền chiện                                        Bay vút vút cao                                        Lòng đầy yêu mến                                         Khúc hát ngọt ngào.Từ đơn:……………………………………………………………………………..Từphưc…………………………………………………………………………….....
Đọc tiếp

      a) Con chim chiền chiện

                                        Bay vút vút cao

                                        Lòng đầy yêu mến

                                        Khúc hát ngọt ngào.

Từ đơn:……………………………………………………………………………..

Từphưc…………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….

b) Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Từ đơn:……………………………………………………………………………..

Từ phức:…………………………………………………………………………….

1
3 tháng 6 2021

a) Từ đơn :  bay , cao , lòng , đầy 

     Từ phức : con chim , chiền chiện , vút vút , yêu mến , khúc hát , ngọt ngào 

b) Từ đơn : tôi ,chỉ , có , một , là , cho , được , ta , ai , cũng , có , 

     Từ phức : ham muốn , tột bậc , nước ta , độc lập , tự do , đống bào , cơm ăn , áo mặc , học hành 

Hok Tốt 

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.

Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.

Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mớibốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

 
LM
Lê Minh Vũ
CTVHS VIP
6 tháng 6 2021

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.

3 tháng 6 2021

B,PHẢI LÀ NGƯỢNG NGHỊU

3 tháng 6 2021

ý B nha bạn , từ "ngượng ngịu " viết đúng chính tả là "ngượng nghịu "