K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2022

a. BPTT: điệp ngữ.

Tác dụng của phép tu từ đó:

+ nhấn mạnh những cái gian khổ của người lính lái xe.

+ tạo vần, nhịp trên mặt chữ cho câu thơ giúp nó có tính liên kết hơn.

+ tăng giá trị gợi cảm, làm hấp dẫn người đọc hơn.

b. Dàn bài nha:")

MĐ:

- Giới thiệu tác phẩm trên.

Ví dụ: dẫn một câu nói về văn thơ, trên hành trình khám phá tìm cái đẹp,...

TĐ:

- Nội dung chính của đoạn thơ trên:

+ Sự gian khổ, khó khăn của người lính lái xe.

+ tinh thần lạc quan, yêu đời, của anh lính.

- Phân tích:

+ Tinh thần lạc quan yêu đời của người lính:

-> những chiếc xe không có kính thì đương nhiên trên quãng đường Trường Sơn sẽ có bụi, có gió, lại có mưa.

--> mặt họ lấm hết bụi, phun tóc trắng như người già vậy nhưng họ đối đầu với hoàn cảnh đó ra sao?. Họ vẫn làm chủ, họ vẫn không sao cả thậm chí trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nguy hiểm gần kề bên mưa bom bão đạn ấy họ vẫn cười haha. 

=> Một tinh thần kiên cường, bất khuất, một ý chí dũng cảm lại rất vẻ lạc quan của những người lính. Họ không sợ bất kì điều gì, họ đã chuẩn bị đối mặt với mọi thứ có thể đến. (Phép thế: những người lính - họ).

+ Tinh thần yêu nước của người lính:

-> Do đâu mà người lính lại vẫn lạc quan như thế, bị mưa xối vào tuôn vào như ngoài trời mà vẫn "chưa cần thay .. gió lùa mau khô thôi". Đó là nhờ tinh thần yêu nước cao đẹp của họ.

--> Ôi, sự yêu nước của những người lính đã tạo ra cho họ một ngọn lửa hừng hực trong tim mình. Phải nhấn mạnh lại một lần nữa rằng: họ không sợ phải đương đầu với những khổ khó gì, vì một lý tưởng tự do độc lập của tổ quốc những người lính lái xe sẵn sàng chịu khổ. (Câu ghép)

=> Tự hào tấm lòng yêu nước của ông cha ta.

KĐ:

- Tổng kết lại vấn đề.

6 tháng 11 2022

TK:

Nguyễn Du là một thi hào dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho đời kiệt tác Truyện Kiều, tác phẩm mang đến tinh thần nhân đạo và hiện thực cao cả. Truyện Kiều là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, phản ánh sâu sắc nhân bản về quyền con người. Truyện tập trung miêu tả nhân vật Thúy Kiều, một nhân vật với trọn vẹn vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh.

Đoạn thơ trích trong phần mở đầu của Truyện Kiều có thể nói là là bức chân dung miêu tả rõ nét nhất vẻ đẹp của Thúy Kiều. Bốn câu mở đầu là lời giới thiệu chung về hai nhân vật có nhan sắc lộng lẫy, hai cô con gái đầu lòng của nhà viên ngoại họ Vương. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp với phép ẩn dụ là những biện pháp tu từ trong thơ văn cổ cho ta thấy sắc đẹp hai chị em Thúy Kiều thật là thanh tao, trong trắng như mai như tuyết của thiên nhiên

"Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười"

Họ đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Nhà thơ tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa để rồi sau đó Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân chỉ là cái nền làm tôn thêm vẻ đẹp của Kiều. Chỉ hai câu:

"Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn"

Đôi mắt của nàng Kiều được miêu tả bằng hai hình ảnh ẩn dụ:

"Làn thu thủy, nét xuân sơn"

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu, còn lông mày lại thanh nhẹ, đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng. Đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượng trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Những nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng, so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, điển cố, liệt kê, đối ngữ, tương hỗ được vận dụng tuyệt đối đã đưa sắc đẹp của Thúy Kiều đến tuyệt đỉnh, vẻ đẹp sắc nước hương trời, không còn từ ngữ hay sự so sánh nào có thể lột tả được nữa.

"Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"

"Hoa" và "liễu" là những loài vô tri, vô giác, vậy mà phải "ghen", "hờn", tức giận trước vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà", "mười phân vẹn mười" của nàng Kiều. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến mọi sự vật trên đời cũng đều ghen tị.

Nhưng qua nghệ thuật miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, đài các, kiêu sa, có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều, tuy nhan sắc đẹp mà không được lòng người như vậy, có thực sự đáng ngưỡng mộ hay không? Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bão tố của cuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng.

Nếu như ở Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều, nàng được Nguyễn Du vừa miêu tả nhan sắc, vừa ca ngợi tài năng:

"Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai"

Giải nghĩa câu thơ có thể thấy Nguyễn Du miêu tả rằng về nhan sắc Thúy Kiều là số một trên đời nhưng về tài thì Kiều cũng thuộc loại nếu bị xếp thứ hai thì sẽ không biết ai là người thứ nhất. Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:

"Thông minh vốn sẵn tính trời"

Thứ nhì là tài cầm – kì - thi – họa:

"Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương"

Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều, nhà thơ đã cực tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân đã là cực phẩm, không ai hơn được nữa, nhưng rồi vẫn có người với tư chất không ai bì kịp là Kiều. Vẻ đẹp và tài năng của Kiều là sự sắp đặt của thiên mệnh.

Có thể nói rằng, lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du một cách trân trọng nhất.

Bằng một bút pháp điêu luyện kết hợp với lòng thương yêu của con người, nhất là người phụ nữ, Nguyễn Du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã, vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn Chị em Thúy Kiều, đặc biệt là những câu thơ miêu tả tài sắc của nàng Kiều.

6 tháng 11 2022

Vì sao có thể nói rằng "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một kiệt tác văn học?. Có lẽ bởi đó là kết tinh giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. Và trong tác phẩm ấy, tôi xin phép được phân tích 6 câu thơ đầu trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" để phần nào được rõ tường tận hơn kiệt tác này.

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (gia biến và lưu lạc) thể hiện tâm trạng, nỗi nhớ và nỗi buồn của nàng Kiều. Nhà thơ đưa ra ngay địa điểm "Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân": nơi mà Kiều đang ở là chốn lầu xanh đọa lạc mà cũng là nơi khóa lại thanh xuân của một cô gái còn trẻ như nàng. Tiếp đến "Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung" thể hiện lên khung cảnh Kiều thấy, ngọn núi xa xa mà trăng thì gần. Rồi "Bốn bề bát ngát xa trông", "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia"; những sự vật như non thì xa, trăng thì lại gần, cát vàng thì lại cồn nọ, bụi hồng thì dặm kia xuất hiện xa, rộng để cho người ta biết rằng cảnh này rất đẹp. Sâu sắc hơn mà nói, đó là tĩnh cảnh, tất cả cảnh này xa nhau, nó cô đơn vô cùng. Đó là một không gian rộng lớn, bát ngát nhưng yên tĩnh xa xôi. Một khung cảnh bình yên như thế lại càng làm cho tâm trạng nàng Kiều đã buồn lại càng buồn hơn:

"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng".

Sự cô đơn, buồn bã, lẽ loi đơn độc của nàng lại thể hiện rõ hơn nữa. Qua thời gian mây sớm, đèn khuya ta lại hiểu được sự lặp lại ngày qua ngày của Kiều khi ở trước lầu Ngưng Bích. Ngày nào nàng ở trước lầu cũng cảm thấy xấu hổ, tủi thẹn vì phải ở chốn tồi tệ này và ngày nào cũng như thế cũng ngày qua ngày trôi đi không có gì mới mẻ. Ta hiểu được hơn tâm trạng của Kiều khi bị bán vào lầu Ngưng Bích là sầu não, là buồn rầu ra sao. Câu thơ thứ 6 lại càng hiểu được hơn, nửa tình lại còn nửa cảnh đã chia tấm lòng của nàng ra thành nửa. Ôi! Còn gì sầu hơn khi một đóa hoa không còn muốn đẹp nữa.

Nói tóm lại một lần nữa, qua 6 câu thơ đầu trong đoạn trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích, ta cảm nhận được tâm trạng cô đơn buổn tủi của Thúy Kiều. Và thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhận vật qua ngôn ngữ độc thoại của Kiều và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Du.

(Trình không đủ làm một bài văn a:")

6 tháng 11 2022

Dàn ý thân bài:

-Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn,tội nghiệp của nàng Kiều

-(Chép 6 câu thơ)

-Ngay ở câu thơ mở đầu ,tác giả đã cho thấy hoàn cảnh của  Kiều .Nàng ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng "khóa xuân"

-Nàng trơ trọi giữa một khôn gian mênh mông ,hoang vắng :"bốn về bát ngát xa trông".Cảnh "non xa","trăng gần" gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích đơn độc ,chơi vơi giữa mênh mông trời nước.Từ trên lầu cao nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa ,những cồn cát bụi bay mờ mịt.Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân phận trơ trọi ,không một bóng hình thân thuộc bầu bạn ,không cả một bóng người

-Hình ảnh "non xa","trăng gần","cát vàng","bụi hồng" có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông ,rợp ngợp của không gian ,qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều

-Cụm từ "mây sớm đèn khuya" gợi thời gian tuần hoàn khép kín.Tất cả nhưu bị giam hãm con người,như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng bẽ bàng ,chán ngán,buồn tủi :"Bẽ bàng mây sớm đèn khuya".Sớm và khuya,ngày và đêm,Kiều thui thủi một mình và dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương khiến tầm lòng Kiều như bị chia sẻ :"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng": nửa tình là tâm trạng của Kiều,nửa cảnh là cảnh đẹp lầu Ngưng Bích .Hoặc nửa tình là tình cảm của Kiều dành cho cha mẹ và Kim Trọng nửa cảnh là hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều .Kiều tủi nhục ,buồn nhớ,chờ đợi ,hi vọng ,thất vọng ngổn ngang ,giằng xé bộn bề như chia đôi tấm lòng

6 tháng 11 2022

Chủ ngữ 1: vàng

Vị ngữ 1: thì mua được

Chủ ngữ 2: thời gian

Vị ngữ  2: không mua được.

Từ liên kết câu: Nhưng

Từ nối vế câu: mà.

=> Nó thuộc kiểu câu ghép.