Cau1
Em hay soan bai buoi hoc cuoi cung
Khong dc chep ten mang nhe , nhanh len minh can gap
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(Tế Hanh)
b) Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Tố Hữu)
c) Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
- anh em cùng một mẹ cha
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
- trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây
- qua đình ngả nón trông đình
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
- cày đồng đang buổi ban trưa
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- thân em như ớt trên cây
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng
- tình anh như nước dâng cao
tình em như tấm lụa đào tẩm hương
- ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- dù ai nói ngả nói nghiêng
lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân
- còn duyên thì gắn như keo
hết duyên nghễnh ngáng như kèo đục vênh
- công cha như núi thái sơn
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
sai đề rồi trâm ơi
càng nhiều váng càng bẩn :)
nước máy sạch = không màu
nước mưa bẩn = đục
nước sống siêu bẩn = váng + đục :))
Chẳng biết tự boa giờ, ở miền Bắc khi những cánh hoa đào khoe sắc hồng thắm nở rộ khắp các con đường cũng là lúc mà lòng người rạo rực đón chờ mùa xuân mới. Hoa đào như tiếng gọi của mùa xuân, mang đến sức sống căng trào cho một mùa xuân mới của thiên nhiên và cả con người.
Dịp cuối năm, nơi nhộp nhịp nhất có lẽ là chợ hoa đào ngày Tết. Mọi người đến đây để tìm cho mình một cây đào ưng ý nhất để bày trong nhà vào những ngày Tết. Người mua, người bán ai cũng rạng ngời niềm vui, hạnh phúc vì đến chợ hoa họ không chỉ mua bán trao đổi mà mọi người còn gửi gắm vào đó tình yêu với hoa, niềm say mệ với loài hoa gọi mùa xuân về ấy. Rồi từ những phiên chợ Tết tấp nập, hoa đào theo chân con người đi dọc dài khắp thành phố, xóm làng mang đến hơi thở mới cho sắc xuân đủ đầy, ấp ấm trong những ngày đầu năm.
Nhìn những cành đào lớn, vươn mình ra đón ánh nắng mặt trời, giống những vòng tay mở rộng để ôm cả hơi thở, nhựa sống mùa xuân. Những chiếc cành khẳng khiu như một bộ áo giáp nâng đỡ mầm hoa sắp nở. Từ thân cây, những nụ hoa nhỏ bắt đầu nhú ra mầm nhỏ xíu. Trong mầm non màu trắng bạc, đôi khi sẽ bật ra một vài chồi non, chứ không phải là hoa đào. Những lộc non ấy, như toát lên nhựa sống mới cho cây đào. Trong tiết trời lạnh những ngày cuối năm, những nụ hoa đào cứ cuộn mình mãi trong lớp vở chờ đợi mùa xuân mới để bung tỏa cánh hoa mềm mại. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng hé nở để đón chào ánh nắng của một mùa xuân mới. Hoa đào rực rỡ trước gió xuân với những cánh hoa hồng phớt, mong manh, xếp đều đặn với nhau và ở giữa là nhị hoa vàng, người ta như thấy sức sống của mùa xuân như trỗi dậy trong vạn vật của đất trời.
Ngày Tết, bên cạnh mâm ngũ quả, bánh chưng, cành đào càng tô thêm sắc màu rực rỡ của không khí mùa xuân trong mỗi gia đình. Chẳng một loài hoa nào có thể thay thế được hoa đào trong ngày Tết. Người ta cận thận đặt chậu cây đào vào một vị trí đẹp trong nhà, mắc lên đó những lì xì tài lộc may mắn, như gửi gắm hi vọng đủ đầy cho một mùa xuân mới. Cứ thế, cây đào của mùa xuân đi vào tiềm thức người Việt tự lúc nào không hay. Người miền Bắc, xa quê vào những ngày Tết họ mong sao nhìn thấy được một cành đào thắm để bớt đi phần nào nỗi nhớ quê da diết. Dù có đi đâu xa, thì hoa đào vẫn là kỉ niệm gắn bó với biết bao thế hệ những người yêu Tết miền Bắc, yêu cái không khí mưa phùn gió lạnh của tiết trời xuân.
Tết đến, xuân về muôn hoa khoe sắc màu tươi thắm, hoa đào đã góp một vẻ đẹp của riêng mình tạo nên không khí rạo rực cho mùa xuân mới. Hoa đào như một món ăn tinh thần không bao giờ thiếu được trong ngày Tết với người dân miền Bắc. Nó là tiếng gọi cho mùa xuân mới, mang theo những may mắn, an lành.
Bài Văn miêu tả cây mai ngày tết 1 :
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”
Bài văn miêu tả cây mai ngày Tết 2
Không biết từ bao giờ trước sân nhà em bố đã trồng một cây mai. Cao khoảng từ 1 đến 2 mét. Gỗ cây to bằng bắp tay em, nó có màu nâu sậm. Thân cây được chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành, các cành trông rất nhỏ nhắn uốn lượn đan vào nhau tạo thành một hình dáng thanh tao đầy dang trọng và quí phái. Lá của cây mai thon dài trông giống như lá trúc hay lá trà nhưng ngắn hơn bán ở ngoài chợ.Mép của nó có răn cưa. Lúc lá non có màu xanh tươi phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dày và đậm hơn.Hằng năm cứ trước tết nữa tháng em cùng bố vặt hết là đi.Lúc ấy trông cây mai thật khẳng khiu còn lại toàn thân với cành.Chỉ vài hôm sau, giữa những tán cây, những nụ hoa no tròn đã ẩn trong chiếc đài màu xanh ngọc bích. Các nụ hoa đầu nhọn màu xanh non, từng chùm từng chùm đã bung ra nở rộ. Một màu vàng rực rỡ như một tấm thảm nhung. Hoa mai có năm cánh xòe ra mịn màng như lụa. Dưới ánh nắng của màu xuân thật ấm áp cánh mai mong manh như cánh bướm lượn giữa trời xanh. Giữa màu vàng của hoa, lác đát trên cành đã bắt đầu xuất hiện những lộc non màu xanh pha hồng. Hoa mai có hương thơm lộng lẫy như hoa hồng, nhưng hoa mai có vẻ đẹp dịu dàng đầm ấm.
Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp mảnh mai dịu dàng, nó là hình ảnh đẹp của mùa xuân. Em ước hình ảnh của hoa mai sẽ nở quanh năm để em được thưởng thức vẻ đẹp của nó. Cây mai như bàn tay vẫy gọi mọi người ở xa về để sum họp gia đình. Không những thế nó còn đem lại nguồn thu nhập cao cho những người trồng cây cảnh.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Dàn ý viết bài
I. Mở bài
- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp sáu.
II. Thân bài
a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài
- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.
b. Tả từng bộ phận
- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.
- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
III. Kết luận
Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
Ví dụ: Chiếc bút giúp em viết đẹp hơn trước. Vì vậy em bảo quản nó rất cẩn thận...
Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng một món quà để động viên em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị Hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó mang nhãn hiệu Hồng Hà.
Cây bút có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ i-nốc. Ở đầu ngòi có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao bọc bởi ống kim loại mỏng.
Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em.
Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi. Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất. Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa và của gia đình em.
Tả cây bút máy số 2Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu Hero cực đẹp.
Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của mẹ, được làm bằng nhựa tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ để viết ở trong cặp sách.
Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy mực em chỉ cần bóp dẹt cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, dùng suốt cả ngày không hết.
Có thể nói rằng, từ khi có chiếc bút chữ viết của em đẹp hơn, mềm mại hơn. Những trang viết cũng sạch sẽ sáng sủa hơn hồi viết chiếc bút lá tre.
Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua về: xinh xắn và còn rất mới. Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết, đặt lên vị trí các đồ dùng học tập ở giá sách.
Tả cây bút máy số 3Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.
Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.
Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.
Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.
Tả cây bút máy số 4Chiếc bút máy của em mang nhãn hiệu "Hoa sen". Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm". Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon, dài khoảng 13cm. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.
Chị gái em mua cây bút này tại siêu thị với giá 25.000 đổng để tặng em nhân ngày sinh nhật em tròn tám tuổi. Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Vãn phòng phẩm Hổng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, được cô giáo khen. Các bạn ở lớp em, nhiều bạn có chiếc bút máy đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm" như chiếc bút của em.
Em giữ gìn rất cẩn thận cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: "Bạn thân yêu ơi! Chúng mình cùng nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!".
* Yêu cầu chung:
– Xác định đúng yêu cầu đề bài: miêu tả kết hợp với phát biểu cảm nghĩ.
– Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài , kết bài.
– Bài viết cần miêu tả theo trình tự thời gian, không gian; cảnh đêm trăng vừa lên sau cơn mưa giông vừa dứt.
* MB:: ( 0,5 điểm)
– Giới thiệu cảnh định tả: Cảnh đẹp đêm trăng khi cơn mưa giông vừa dứt.
– Cảm xúc chung của em về cảnh đó.
* TB:: ( 4,0 điểm)
– Thời gian: Ngày khép lại, đêm mở ra.( 0,25 điểm)
– Không gian: cảnh ướt đẫm bởi mưa chiều và đêm dần mở ra để rồi cảnh vật đắm mình dưới trăng. ( 0,25 điểm)
– Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng. (1,0 điểm)
Cảm nghĩ phải chân thật sâu sắc và có chiều sâu cảm xúc. ( 1,0 điểm)
Có thể sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng. ( 1,0 điểm)
* KB:: ( 0,5 điểm)
Cảm xúc của em về cảnh
Bài Làm
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
Lập dàn bài chi tiết
1. Mở bài:
- Giới thiệu cây đào vào dịp Tết đến xuân về. Ai mua, vì sao có? Tại sao em tả?
2. Thân bài:
a) Tả bao quát: Câu mở đoạn? Câu bao quát về cây đào ? Dáng cây? Miêu tả từ xa: Trong nó giống..., cành cấy
+ Hình ảnh cây đào hiện lên như thế nào?
+ Vị trí của cây đào ở đâu?
b) Miêu tả chi tiết : (- Miêu tả đến gần):
+ Hình dáng: cao ( thấp), thế uốn cây.
+ Cành: chia nhiều hay ít, cành nhỏ...+ Lá + Hoa: màu sắc,cánh hoa + Nụ : màu sử dụng phép so sánh và nhân hóa.
- Tả các loài vật ong bướm và hoạt động của chúng ở cây đào đang mùa hoa nở.
- Nhờ cây cành hoa đào ngày Tết, nhà em đẹp hơn ?.
3. Kết bài:
- Em thấy nó có ích như thé nào? Em đã làm gì để giúp nó tươi lâu hơn. Cảm tưởng về hình ảnh cây đào vào dịp Tết đến xuân về.
Bài làm 1:
Mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm cho mỗi người trong xóm em đầu rộn lên những cảm giác tưng bừng, hào hứng khó tả. Mọi người ai cũng nô nức đi mua sắm Tết. Chiều hôm ba mươi Tết cuối năm, bố em mua về một gốc đào thế thật đep.
Ôi chao, gốc đào này thật đẹp.! Ôn em bảo đây là giống đào Nhật Tân. Nó chắc mới trồng được vài năm thôi nên gốc cây không to lắm, Thân gốc to gần bằng cổ tay của em, sần sùi như da cóc, nổi lên những u cục. Ấy thế mà, nó đang có sức sống mãnh liệt lắm đấy! Em thấy hình như trong thân cây có một dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để đi nuôi cây. Cái dáng của nó có chiều quằn, chiều lượn. Bố bảo đấy là dáng long, cong cong như crồng đang bay từ trên đám mây xà xuống mặt đất. Từ thân cây, chia ra các cành nhỏ khẳng khiu, khúc khủy, có vẻ khô cằn, chứa đầy nhựa sống. Trên mỗi mắt đào là bật nhú ra những nụ đào hồng to như những hạt đậu. Kia là những bông đào đã nở, Đào phai năm cánh xếp thành vòng tròn xoay quanh nhụy vàng. Cánh hoa đào mỏng tang như lụa, như cánh bướm non, màu phớt hồng rung rinh trong gió xuân. Hoa đào đẹp tinh khiết và thuần túy. Hoa đào tuy không thơm nhưng có vẻ đẹp quyến rũ lạ thường.
Bố trồng cây đào này vào trong một cái chậu sứ to. Dưới gốc đào, bố trải những viên đá cuội trắng quanh gốc làm tăng thêm vẻ sang trọng cho cây đào. Mẹ về, mẹ cùng bố khiêng cây đào đặt ở nơi gần cửa , nơi đó trang trọng nhất. Bố bảo:"Tết đến xuân về, nhà có cành đào như ước mong một năm đầy lộc mới". Em cũng hi vọng như thế. Cây đào càng lộng lẫy và đẹp hơn khi nó vào buổi tối. Bố giăng những chùm đèn màu nhấp nháy vui mắt . Em cứ đứng ngắm mãi không thôi. Rồi em viết thật nhiều những lời chúc năm mới, mọi điều tốt đẹp nhất vào những mảnh giấy nhỏ rồi cho vào lì xì và treo lên cây đào. Xong xuôi hai bố con nhìn lại thành quả của mình, bật thử đèn nháy và tự cảm thấy tự hào về khả năng trang trí của mình.
Thời tiết đón tết năm nay ấm hơn mọi năm . Mới sáng mồng một tết, Cây đào nở bung ra bao nhiêu là hoa. Ngắm nhìn cây đẹp thật rực rỡ, ánh đèn lấp lánh chiếu vào càng làm cho những bông hoa thêm phần lung linh y như một tòa tháp trong xứ thần tiên. Một cơn gió xuân thoảng qua, cành đào rung rung, những cánh hoa đào như xác pháo rơi lả tả xếp đỏ đầy quang gốc. Đẹp thật đấy! Rồi năm ngày Tết cũng đã qua, nhưng cây đào vãn còn bao nhiêu là nụ mới, lá lộc xanh non mơn mởn. Bố bảo: " Cây đào này khỏe dáng đep, bố sẽ mang ra vườn trồng đợi đến Tết năm sau lại có đào chơi" . Em giúp bố đào hố trồng đào.
Cây đào ngày tết nhà em đã tô điểm cho gia đình em mấy ngày Tết . Cả gia đình em, ai cũng thích cây đào này. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn.
k nha
Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.
Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em
Hôm nay, em thấy các bạn mặc quần áo rất đẹp và gọn gàng. Vẻ mặt ai cũng rạng rỡ. Thì ra trường em tổ chức lễ chào cờ đầu tuần.
Bây giờ đã là cuối mùa thu đầu mùa đông, tiết trời se se lạnh. Bầu trời trong vắt không một gợn mây đen. Những tia nắng hiếm hoi tìm cách chiếu xuống sân trường. Hàng cây xào xạt thổi. Gió thổi vi vu. Chim hót líu lo. Tạo ra bức tranh đầy màu sắc. Tốp các bạn nữ ngồi thành nhóm kể chuyện cười với nhau. Nhóm các bạn nam đùa nghịch, đọc báo thật thú vị. Tuy thế nhưng các bạn vẫn không quên chiếc khăn đỏ trên vai. Hôm nay, các thầy cô giáo cũng mặc đẹp hơn mọi ngày. Các cô giáo trong bộ áo dài thướt tha. Thầy giáo mặc bộ comple trông thật bảnh trai. Thầy cô chạy đi chạy lại trên cầu thang để chuẩn bị cho buổi lễ. Dưới sân trường đã tấp nập những hàng ghế xanh, nâu, đỏ. Đội trống trong bộ nghi lễ trắng, đầu đội mũ ca nô cũng đã sẵn sàng. Đúng 7 giờ 30 phút tiếng trống giòn giã báo hiệu buổi lễ chào cờ đã đến. Tượng Bác Hồ đã được mang ra. Như Bác Hồ cũng về dự lễ chào cờ với chúng em. Chúng em nhanh chân vào hàng. Hiệu lệnh Chào cờ! Chào! của cô tổng phụ trách vang lên. Mọi người đứng nghiêm trang đồng thời những búp măng non giơ lên. Tiếng trống Đội nổi lên. Lá cờ Tổ quốc dần dần được kéo lên đỉnh cột. Ai cũng ngước nhìn lá cờ, lòng họ lại rộ lên một cảm xúc khó tả như lá cờ đang nhắc nhở họ nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã đổ máu giành lại độc lập cho đất nước. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”. Đó chính là lời đầu của bài Quốc ca mà chúng em thường hát. Nó luôn bên em, nhắc nhở em phải học tập chăm chỉ để vun đắp cho Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ”. Đó chính là bài Đội ca. Đội sẽ dìu dắt em trong học tập, kỉ luật và vui chơi theo năm điều Bác Hồ dạy. Nó sẽ giúp em khôn lớn, trưởng thành tiến bộ trong thời kì còn thơ dại. Cả trường im lặng nghe cô tổng phụ trách đọc lời tuyên thệ: “Vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Cả trường đồng thanh hô: “Sẵn sàng” như xé tan bầu không khí im lặng. Bây giờ chim vẫn hót líu lo, gió vẫn thổi vi vu, hàng cây xanh rì rào. Cô tổng phụ trách đọc bảng thi đua. Khi nghe lớp mình xếp loại “Tốt”, em rất vui. Thầy hiệu trưởng dặn dò xong, chúng em lần lượt lên lớp.
Hình ảnh lá cờ, bài quốc ca, đội ca cùng với lời tuyên thệ mà em được nghe trong buổi lễ chào cờ sẽ là hành trang theo em suốt cuộc đời. Để em có thể giúp ích cho xã hội.
Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân ,hạ ,thu, đông. Trong các mùa ,em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn
Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu.Trên trời xanh thoáng đãng ,cánh én trao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm trồi nảy lộc ,mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả những tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian
Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cùng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đù sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa.Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.
Bài hát “Xuân ơi, Xuân đã về” từ chiếc ti vi vừa cất lên làm em choàng tỉnh giấc. Qua ô cửa sổ, nhìn ra vườn em thấy mưa xuân phơi phới bay nhẹ nhàng và đậu trên những cánh hoa, những chiếc lá. Mùa xuân về như đánh thức vạn vật bừng tỉnh sau một giấc dài ngủ đông.
Thời khắc mà vạn vật như được khoác lên tấm áo mới chính là lúc đất trời vào xuân. Nắng xuân xua dần đi chút hơi lạnh sót lại của mùa đông. Trên những hàng cây hai bên đường, lộc biếc nhú đầy cành. Chỉ qua mấy hôm có cây đã ra lá xanh rờn. Chim chóc như chỉ đợi cành xanh lá là rủ nhau về tụ tập hót véo von. Hót một hồi, chúng lại tản ra cánh đồng bay lượn. Lượn mấy vòng, chúng lại đậu trên cây gạo mọc chơ vơ giữa đồng. Hoa gạo đỏ như son. Vào lúc có gió lớn, một vài bông rơi nghiêng ra tận bến sông. Bên kia sông, phía xa xa nơi chân trời nhấp nhô những ngọn núi quả đồi bát úp, sương mờ giăng bảng lảng quanh các xóm làng. Bầu trời như cao hơn, mây trắng đi đâu suốt mùa đông nay lại nhởn nhơ lưng chừng trời. Bên này sông là phố phường nhộn nhịp. Đào và quất trồng dọc theo những dải đất ven đe đã trộn xen màu đỏ thắm lẫn với màu vàng tươi. Tuy không nở rộ vì đã qua Tết nhưng những bông đào nở sau cùng bao giờ cũng là những bông thắm nhất. Quất cũng vậy, qua Tết, trái quất chín hơn, màu vàng càng sáng hơn.
Mùa xuân về mang theo một sức sống náo nức truyền vào trong mỗi chồi cây, mỗi bông hao, mỗi khóm cỏ. Người lớn gặp nhau đầu năm chuyện trò râm ran: chuyện về quê, chuyện ăn Tết, chuyện kế hoạch năm mói. Lũ trẻ thì xúng xa xúng xính trong những bộ quần áo mới. Tết đã qua, nhưng không khí mùa xuân vẫn khiến ta ngất ngây và thêm yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu cuộc đời tươi đẹp.
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.
- Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.
- Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.
- Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
- Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.
- Nghe thầy thông báo : thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.
- Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.
- Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật thầy Ha-men :
- Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ - đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.
- Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.
- Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.
- Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu văn so sánh :
- tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
- dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.
- ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...
- ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
* Tác dụng : tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.
Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
“... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.
TK MIK NHA<##
Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
Trả lời:
Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:
- Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.
- Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Trả lời:
* Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.
- Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.
* Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trả lời:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
* Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Trả lời:
Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:
- Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.
- Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.
- Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...
- Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”
Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.
Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy
Trả lời:
Những câu văn có hình ảnh so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.
- ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...
- “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?
Trả lời:
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.