K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3

Nó sẽ dựa theo 2 điều kiện.

1. Nếu con người văn minh hơn, hạn chế xả thải gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường thì các thế hệ sau của chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn, hiện đại hơn.

2.Nếu con người không hạn chế xả thải ra môi trường thì điều đó sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan khiến cho các thế hệ sau của chúng ta sẽ phải sống 1 cuộc sống ngày càng tồi tệ đi.

19 tháng 3

Điều 5 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại quy định đại diện thực hiện việc khiếu nại như sau:

1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 nêu trên phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.

4. Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

Như vậy, căn cứ quy định trên, bà Tơ có thể tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại nhưngphải có văn bản uỷ quyền và được chứng thực hoặc công chứng. Văn bản uỷ quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.

TT
tran trong
Giáo viên
19 tháng 3

Ví dụ về quyền khiếu nại:

- Ông A là công chức nhà nước. Ông A đến kì tăng lương nhưng không được cấp trên tăng lương cho và không nêu bất cứ lí do gì. Ông A có quyền khiếu nại vụ việc của mình.

- Bà D bị công an giao thông bắt vì tội không đội mũ. Bà bị công an phạt 10 triệu đồng. Bà D nhận thấy công an phạt không đúng nên làm đơn khiếu nại.

=> Em không đồng ý với ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ tuổi chưa có khả năng tham gia phòng chống bạo lực học đường.
--> Học sinh là những người trực tiếp tiếp xúc với vấn đề bạo lực học đường. Do đó, các em có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường, cũng như có những ý kiến đóng góp thiết thực cho công tác phòng chống bạo lực học đường.
--> Học sinh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực học đường. Các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân với bạn bè, đồng thời tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực học đường do nhà trường tổ chức.

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Không đồng ý vì học sinh chính là đối tượng trực tiếp của bạo lực học đường nên học sinh chính là đối tượng đầu tiên có khả năng tham gia phòng chống. Học sinh có thể tham gia vào công tác tuyên truyền cho mọi người về công tác phòng chống bạo lực học đường. Học sinh cần chủ động phòng chống bằng cách:

- Nhận biết các hành vi bạo lực học đường.

- Có thái độ hoà nhã, thân thiện với bạn bè.

- Tránh khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.

- Thông báo người lớn nếu thấy có nguy cơ xảy ra bạo lực.

18 tháng 3

Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.

B. Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.

C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.

D. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.

- Ý kiến A. Không đồng tình. Vì: quản lí chi tiêu luôn là cần thiết với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chi tiêu nên học sinh cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền.

- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần thiết. Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người. Hiện nay, nhiều học sinh còn thiếu kĩ năng trong việc quản lí tiền, khi có tiền thì không biết giữ gìn cẩn thận hoặc khi chi tiêu thì không hợp lí. Vì thế, học sinh cần phải rèn luyện kĩ năng tài chính.

- Ý kiến C. Không đồng tình. Vì: tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cần phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên mua thứ gì thật là cần thiết.

- Ý kiến D. Đồng tình. Vì: ý kiến này cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc quản lí tiền. Một người biết quản lý tiền sẽ chi tiêu hợp lí, không lãng phí, biết tiết kiệm thì sẽ luôn có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống, sẽ có một cuộc sống đủ đầy.

18 tháng 3

Việc học sinh giữ tiền hay không phụ thuộc vào tình hình cụ thể và cách họ quản lý tài khoản cá nhân. Quan trọng là hiểu rõ giá trị của tiền và biết cân nhắc trước khi tiêu.

+ Suy nghĩ và nhận xét:
--> Đây là vấn đề nhức nhối, gây bất an cho xã hội và ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ.
--> Cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục, định hướng và quản lý thanh thiếu niên hiệu quả hơn.
--> Cần quan tâm hơn đến sức khỏe tâm thần và kỹ năng sống của thanh thiếu niên.
--> Tăng cường tuyên truyền giáo dục về pháp luật và đạo đức cho thanh thiếu niên.
+ Bài học rút ra cho bản thân và bạn bè:
--> Nâng cao ý thức học tập, rèn luyện đạo đức và pháp luật.
--> Tránh xa các tệ nạn xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật.
--> Trau dồi kỹ năng sống, biết cách giải quyết mâu thuẫn và kiểm soát cảm xúc.
--> Luôn có ý thức tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác.
--> Tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh, rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần.

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Bổ sung thêm câu trả lời của bạn Vũ Đào Duy Hùng ở dưới:

Suy nghĩ nhận xét:

Nguyên nhân do mặt trái của xã hội, của sự hội nhập và cơ chế thị trường, do thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình. Tuổi trẻ hiện nay các bạn đứng trước nhiều cám dỗ từ các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, bên cạnh đó bị ảnh hưởng bởi phim ảnh bạo lực... Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý của các em vì đang trong độ tuổi thanh thiếu niên nên dễ hoang mang, dao động.

Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường (theo thứ tự từ trên xuống dưới). Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm tránh xảy ra bạo lực học đường. Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ (đau, nhức, bám,...) sau khi bị bạo lực học...
Đọc tiếp

Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực học đường (theo thứ tự từ trên xuống dưới).

  • Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm tránh xảy ra bạo lực học đường.
  • Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ (đau, nhức, bám,...) sau khi bị bạo lực học đường.
  • Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm có thể xảy ra bạo lực học đường, kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.
  • Sử dụng một số thế võ tự vệ (nếu biết) để đảm bảo an toàn cho bản thân nhằm tránh bạo lực học đường.
  • Thành thật kể với người lớn những chuyện đáng tiếc có liên quan đến bạo lực học đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.
  • Hoà giải nhằm xử lí các mâu thuẫn học đường trên tinh thần dân chủ, tôn trọng.
2
TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Trước khi xảy ra bạo lực:

- Hoà giải...

- Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm...

- Báo ngay cho người lớn...

Trong khi xảy ra bạo lực:

- Sử dụng 1 số thế võ...

Sau khi xảy ra bạo lực:

- Lập tức kiểm tra y tế...

- Thành thật kể với người lớn...

10 tháng 11

Nếu bị bảo lực học đường chúng ta nên nói với thầy cô , cha mẹ để tìm ra cách giải quyết  chứ không nên chế giấu bởi vì chúng tầ chế giấu thì bọn chúng sẽ làm tới và xem chúng ta không ra gì .

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

a. Hành vi của các bạn nam là hành vi bạo lực về thể xác. Trước hành vi này bạn N giấu không kể với người khác. Đây là việc làm không đúng, cách giải quyết sai lầm. Bởi vì, việc giấu diếm chỉ làm cho bạn càng thêm lo sợ, 1 mình chịu đựng, hành vi bạo lực có thể tiếp diễn.

Khi biết tình trạng bạn N, bạn C đã thuyết phục N nói với bố mẹ và đưa đến bệnh viện chữa trị và khuyên N trình báo với cơ quan công an để được can thiệp giải quyết. Đây là việc làm vô cùng đúng đắn, giúp bạn N khắc phục hậu quả của bạo lực học đường, ngăn ngừa hành vi bạo lực tiếp diễn.

b. *  Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường:

- Em cần thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn.

- Nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phỏng tư vấn tâm lí học đường..

- Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực…

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Nguyên nhân của bạo lực học đường:

+ Do mâu thuẫn cá nhân.

+ Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.

+ Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.

+ Do ảnh hường từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.

+ Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục...

môn Giáo dục địa phương ạ vid trong này hog có nên e chon gdcd

 

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Ví dụ vai trò của cốm:

- Vai trò kinh tế: Tạo ra kế sinh nhai cho nhiều người làm cốm, phát triển kinh tế, làm giàu, giúp cuộc sống ổn định.

- Vai trò văn hoá: tạo nên nét đẹp của Hà Nội, đặc trưng ẩm thực, thu hút các du khách đến tìm hiểu, quảng bá văn hoá thành phố.

TT
tran trong
Giáo viên
18 tháng 3

Câu 1.

Mua những thứ không cần thiết là việc chưa biết cách chi tiêu hợp lí, tốn tiền vô bổ, không có kế hoạch và mục đích chi tiêu. Việc làm này sẽ gây ra hậu quả tiêu hết số tiền mình có mà không đạt được những lợi ích thiết thực. Khi đó, muốn mua những thứ cần thiết thì sẽ không còn tiền để mua.

Ví dụ: Đầu tháng mẹ cho tiền ăn sáng 1 tháng là 200.000. Trong tháng đó, nếu mình mua các thứ không cần thiết như quần áo, đồ chơi thì đến những ngày cuối tháng bạn sẽ không còn tiền để mua đồ ăn sáng nữa.

Câu 2.

Khi bạn làm chủ tiền bạc tức là bạn biết quản lí tiền hiệu quả sẽ

+ Rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.

+ Biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình...

+ Để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

Ngược lại, khi bạn không làm chủ tiền bạc, không biết quản lí tiền, tiêu vào những thứ không cần thiết, ăn chơi xa hoa thì đến một ngày bạn sẽ tiêu hết tiền. Lúc đó, bạn sẽ thiếu thốn không còn tiền để chi tiêu cho cuộc sống.