K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Chimamada Ngozi Adiche từng nói rằng: “Văn học có khả năng thay đổi tư tưởng và cảm xúc của chúng ta”. Trong suốt quá trình đọc sách của bản thân, tác phẩm văn học đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất và cho tôi nhiều bài học giá trị là Nhật kí Đặng Thùy Trâm.

Nhật kí Đặng Thùy Trâm là tập nhật kí của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được viết tay từ năm 1968 đến 1970. Đây là những dòng ghi chép chân thực về cuộc sống hằng ngày nơi tuyến đầu chống đế quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và cả ước mơ, khát khao cháy bỏng ngày đất nước hòa bình để tác giả được trở về với gia đình, với Hà Nội thân yêu. Mỗi dòng nhật kí đều chất chứa những tâm tư, tình cảm của đứa con xa nhà, luôn mong muốn khát khao được về bên gia đình.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Trước hết, tác phẩm đã sử dụng từ ngữ mộc mạc, gần gũi tạo cảm giác như đang trò chuyện với độc giả. Nghệ thuật kể chuyện chân thật được thể hiện qua các mốc thời gian cụ thể (đặc trưng thể loại nhật kí). Đồng thời, thủ pháp nghệ thuật miêu tả kết hợp với trần thuật được sử dụng xuyên suốt trong tác phẩm:

“ Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình….trong công tác bên giường bệnh.”.

 Qua đó, việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật kí hiện lên sinh động, đã khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương nặng. Đồng thời, góp phần thể hiện tính cách nhân vật Thùy Trâm: là một bác sĩ luôn hết mình vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho cách mạng; là một cô gái có lý tưởng cao đẹp, luôn muốn cống hiến cho đất nước. Tác phẩm đã phản ánh sự tàn phá khốc liệt, hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh cùng khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân ta. 

Nguyễn Quang Thiều đã từng nói rằng “Không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn những trang nhật kí của những người lính”. Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm, mỗi câu chuyện qua từng trang nhật kí đã đưa người đọc trở lại về thời kì lịch sử đầy vẻ vang nhưng cũng vô cùng ác liệt tàn khốc của chiến tranh. Sau mỗi lần quân địch tấn công thì số người bị thương tăng lên rất nhiều, nữ bác sĩ trẻ đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực của mình để chữa trị cho bệnh nhân. Điều đó khiến cho bản thân tôi, một đứa trẻ may mắn được sinh ra trong thời kì đất nước hòa bình, cảm thấy vô cùng xúc động, biết ơn và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay. 

“ Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”

Đối với bất kỳ ai, rời xa gia đình là việc thực sự khó khăn huống chi là cô gái mới ở độ tuổi đôi mới. Chính vì thế, khi nhận được bức thư của mẹ, Thùy Trâm mong muốn được về nhà, dù chỉ trong giây lát cũng được. Đây là một ước mơ thật giản dị nhưng cũng xúc động biết bao. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lý tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Bởi cô tin rằng ngày mai đất nước hòa bình thì bản thân sẽ được sống những ngày tháng tươi đẹp trước đây. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình. 

Khi đọc từng trang nhật kí đầy cảm xúc, trong bản thân tôi có rất nhiều suy nghĩ trước hình ảnh người con gái đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình... để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là lòng cảm phục, ngưỡng mộ trước sự hy sinh, kiên cường đầy bản lĩnh của rất nhiều người lính chiến đấu trên chiến trường. Là sự tự hào, biết ơn sâu sắc với những thế hệ đi trước đã có công lao giữ vững nền độc lập dân tộc. 

Câu chuyện của Đặng Thùy Trâm đã giúp bản thân tôi có được những bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp: sống cống hiến, không sợ gian nan, phải có nghị lực vươn lên trước những thử thách chông gai. Sau đó, tôi cần xác định một mục tiêu rõ ràng để phấn đấu trong cuộc sống. Để thực hiện điều này, tôi cũng phải trau dồi kiến thức, các kĩ năng cần thiết từ đó hoàn thiện bản thân. Trước khó khăn không nên né tránh, nao núng mà phải quyết tâm vượt lên hoàn cảnh của chính mình, dựa vào khả năng của chính mình chứ không phải dựa dẫm, ỷ lại người khác

Thùy Trâm đã ra đi khi mới 27 tuổi nhưng ngọn lửa cống hiến trong trái tim cô thì vẫn còn sống mãi và ngọn lửa ấy sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mai sau. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Tìm hiểu đề bài:

+ Trọng tâm vấn đề: Làm sáng tỏ vai trò, tác dụng của tác phẩm văn học đối với bản thân mỗi cá nhân như thế nào 

+ Kiểu văn bản: văn bản nghị luận 

+ Phạm vi nghị luận: vai trò của một tác phẩm văn học

- Tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong thời đi học của em: Nhật kí Đặng Thùy Trâm

- Nội dung chính của tác phẩm văn học: 

Là những dòng ghi chép chân thực về cuộc sống hằng ngày nơi tuyến đầu chống đế quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và cả ước mơ, khát khao cháy bỏng ngày đất nước hòa bình để tác giả được trở về với gia đình, với Hà Nội thân yêu

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Việt Bắc là một tác phẩm xuất sắc, đỉnh cao trong sáng tác của Tố Hữu cũng như trong văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Bài thơ dài 150 câu thơ lục bát, vừa mang âm điệu ca dao, dân ca đậm đà, vừa mang vẻ đẹp thơ ca cách mạng dân tộc. Nhà văn Nguyễn Văn Hạnh khi phân tích bài thơ Việt Bắc, đã đưa ra nhận định rằng: "Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu". Xuyên suốt bài thơ là những dòng tâm tư, tình cảm qua lời đối đáp đầy chân tình, thắm thiết, quyến luyến giữa ta và mình, đã tái hiện lại những kỷ niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc cũng như cuộc sống kháng chiến gian khổ trong suốt 15 năm cách mạng. Việt Bắc là khúc hát ân tình thủy chung của người kháng chiến với con người và chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là bản anh hùng ca đầy hào hùng về một thời kì kháng chiến gian khổ nhưng cũng rất đỗi oanh liệt, vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Qua đó, tác giả Tố Hữu muốn gửi gắm tới thông điệp hãy đề cao ân tình, đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn đối với quê hương Việt Bắc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Ngày nay, việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách để phục vụ học tập và nghiên cứu ngày càng phổ biến. 

- Trường hợp được Luật cho phép: Căn cứ theo khoản 1 điều 25 Luật sở hữu trí tuệ:  

“a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;”

→   Theo đó, trong trường hợp này, học sinh sinh viên photocopy giáo trình và sách để nghiên cứu, phục vụ cho việc học tập không bị xem là vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và được Luật cho phép.

- Trường hợp vi phạm Luật sở hữu trí tuệ:

+ Việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách quá một bản cho mục đích học tập và nghiên cứu 

+ Việc học sinh, sinh viên sao chép (photocopy) sách không nhằm mục đích học tập, nghiên cứu mà bán cho người khác để lấy tiền thì sẽ vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Trong văn bản đọc hiểu Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ được tác giả thực hiện: Khi trích dẫn hợp lí câu nói nổi tiếng của những người nhà thơ, nhà văn, tác giả đã ghi rõ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm và để thông tin trích dẫn trong dấu ngoặc kép và in nghiêng.

- “Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện” (Bi-ê-lin-xki)

- Triết gia Se-ne-ca (Seneca) là người thấu hiểu điều này: “Vấn đề không phải là ở chỗ văn học nghệ thuật có thể cung cấp đạo đức mà ở chỗ chúng chuẩn bị tâm hồn cho sự tiếp thu đạo đức”

- Câu Kiều: “Mái tây để lạnh hương nguyền/ Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

a. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: 

- Căn cứ pháp lí: điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.”

b. Nội dung quyền tác giả:

- Căn cứ pháp lí: điều 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ 

- Nội dung:

+ Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả ( điều 19) 

1. Quyền đặt tên cho tác phẩm: Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; 

2. Quyền đứng tên tác phẩm: Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm: Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Các quyền tài sản thuộc quyền tác giả:

a) Làm tác phẩm phái sinh

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; 

đ) Phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Một số câu văn thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết khi phân tích bài thơ Việt Bắc:

- “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu”

- “Cho nên, tình yêu biến thành tình nghĩa, và Việt Bắc trở thành tiếng hát ân tình chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm rất đáng ghi nhớ”

- “Bài thơ vừa thống nhất, vừa biến hóa, giữ vững tính mẫu mực của thể lục bát trong một bài thơ có dung lượng lớn như vậy mà không rơi vào đơn điệu”

- “Nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo cực mà chân tình, rộng mở, mà son sắt, thủy chung với cách Cách mạng”

- “ Bài thơ có ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ…”

- “Trong bài thơ, cái tình đằm thắm vốn là sở trưởng của hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu được kết hợp với một khả năng quan sát tinh tế”

- “Người đọc như được sưởi ấm bởi cái tình “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, càng thấy thân thiết…”

- “Những câu thơ viết tự nhiên, thoải mái, như tuôn chảy từ tấm lòng không một chút dụng công…”

- “Kháng chiến và cách mạng đã xua tan bớt nét hiu hắt âm u của Việt Bắc, làm tăng thêm cảnh mơ mộng của nó…”

- “Trong bài thơ Việt Bắc cũng như thường thấy trong thơ Tố Hữu, tình cảm bao giờ cũng làm nền, mà cái tình thì rất thật…”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 4

Văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Nguyễn Văn Hạnh giúp em hiểu thêm: 

- Nét đặc sắc trong việc sử dụng cặp đại từ “Mình-ta” qua việc phân tích nội dung, ý nghĩa của việc sử dụng cặp đại từ trong từng đoạn thơ của tác phẩm

- Giá trị nội dung của tác phẩm: vẻ đẹp son sắt, thủy chung, chân tình của người dân Việt Bắc và tình quân dân thắm thiết trong tác phẩm]

- Ý nghĩa của giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Việt Bắc mà nhà thơ sử dụng

- Hình tượng nhân vật Bác trong thơ của Tố Hữu

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 4

Ở phần 3 của văn bản, tác giả phân tích, đánh giá, nhận xét hình ảnh của Bác trong đoạn thơ “Mình về với Bác đường xuôi…. Người đi rừng núi trông theo bóng Người” từ đó chỉ ra những nét khác biệt trong phong cách thơ của Tố Hữu. Nét đặc sắc khi tác giả phân tích phần 3 của văn bản là:

- Sử dụng những câu văn thể hiện rõ tính khẳng định trong lập luận của tác giả để tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết:

+ “Đoạn thơ viết về Bác ở gần cuối bài là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ”

+ “Hình ảnh, phong độ của Bác ở đây rất mực giản dị, ung dung, thanh thoát”

+ “Nghệ thuật đặc tả hình ảnh Bác trong đoạn thơ không chỉ thể hiện chân thực…mà còn rất phù hợp với tâm hồn và phong độ của Bác…”

+ “Trên con đường phát hiện ra sự thật đó, bài thơ Việt Bắc là một cái mốc quan trọng phản ánh được chân thực tư tưởng, tình cảm của nhân dân, theo cách suy nghĩ…”

+ “Bài thơ Việt Bắc thật sự là một trong những bài thơ hay nhất…”

- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm: “hay nhất”, “rất”, “thực sự là một trong những bài thơ hay nhất”, “không chỉ… mà còn”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 4

Trong phần 2 của văn bản, tác giả đã viết phân tích và sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu” bằng các lí lẽ và dẫn chứng:

- Lí lẽ:

+ “Vẫn là tiếng nói của tình cảm, tình yêu, nhưng là tình yêu đối với quê hương đất nước, đối với cách mạng, đối với nhân dân”

+ “ Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp thường gặp trong văn học dân gian, đối đáp giữa hai người thương nhau, tình nghĩa mặn nồng, nay phải chia tay nhau…”

+ “Ở chiều sâu của suy nghĩ, thơ là tâm trạng thống nhất của những người kháng chiến, của chính bản thân nhà thơ tạo nên sự liền mạch của hơi thở, giọng thơ”

+ “Nhưng đi sâu hơn thì “mình”cũng là “ta”, “ta” cũng là “mình”, “ta” và “mình” hòa làm một 

+ “Nhà thơ đã khai rất đắt chữ “mình” trong tiếng Việt. Mình là bản thân mình, là ta, nhưng mình cũng là người khác, một người khác thân thiết với mình,  người bạn đời của mình, vì vậy có thể xem như chính mình”

+ “Những câu thơ như “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” hay “Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” vừa dân dã, cổ điển, cân đối, cô đúc, lại ngân vang…”

+ “Rừng núi tình nghĩa cũng là rừng núi chiến đấu rất kiên cường. Và tâm hồn con người ngọt ngào chung thủy giản dị trong cuộc sống hằng ngày rất hân hoan, rộng mở…”

+ “Nói đến thiên nhiên của Việt Bắc, tấm lòng chân thật, tình nghĩa sắt son của người Việt Bắc, thơ Tố Hữu đằm thắm như ca dao, dân ca. Nhưng khi miêu tả không khí sôi nổi…”

+ “Tố Hữu thường chú ý cách diễn đạt quen thuộc với cảm nghĩ của quần chúng, thích nhịp điệu êm ái, cân đối của câu thơ… cần thể hiện”

- Dẫn chứng:

+ Trích dẫn cuộc nói chuyện của Tố Hữu với nhà nghiên cứu văn người Pháp Mi-ren Găng-sen 

+ Trích dẫn các câu thơ trong bài thơ Việt Bắc