K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Điều khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử: Vũ Nương không thể chứng minh cho nỗi oan của mình và chỉ còn cách bày tỏ tấm lòng trong trắng bằng cách gieo mình xuống sông.

- Cách lí giải của tác giả là hợp lí, nó được dựa trên những lời nói, hành động của các nhân vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Bi kịch của nhân vật Vũ Nương là: Bị chính người thân yêu nghi ngờ, đẩy đến cái chết bi thảm.

- Lí lẽ, bằng chứng:

+ Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kể lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà...

+ Còn người chồng thì cả ghen, hàm hồ và mù quáng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Đi từ nội dung tác phẩm đến tài năng của Nguyễn Dữ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Vấn đề bàn luận: Bi kịch của nhân vật Vũ Nương.

- Bố cục: 5 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến Miếu vợ chàng Trương): Giới thiệu vấn đề.

+ Phần 2: (Tiếp theo đến hàm hồ và mù quáng): Tác giả nhận xét về cuộc đời nhân vật Vũ Nương.

+ Phần 3: (Tiếp theo đến muốn nói với người đời): Nhận xét nhân vật Trương Sinh và lí do bi kịch của Vũ Thị Thiết một phần là do nàng.

+ Phần 4: (Tiếp theo đến bi kịch gia đình): Nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ.

+ Phần 5: (Còn lại): Kết thúc vấn đề.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Em ấn tượng nhất với chi tiết “Vũ Nương hiện ra và hai vợ chồng đã bày tỏ nỗi lòng cả hai về những hiểu nhầm trước đó”.

- Chi tiết là kết thúc hóa giải mọi hiểu nhầm và để đối phương hiểu được nỗi lòng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Chọn Chị em Thúy Kiều

a.

- Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của phần 1: Gặp gỡ và đính ước.

- Bố cục:

+ Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều.

+ Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân.

+ Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều.

+ Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em.

b.

* Hình tượng Thúy Vân:

- Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái.

- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.

- Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,...

- Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm.

c.

- Nội dung: Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người, không miêu tả chi tiết cụ thể mà tả để gợi, sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

STT

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Nội dung chủ đề

Đặc sắc nghệ thuật

1

Kim – Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Lục bát

Tác giả đã bày tỏ nỗi xót thương cũng như đồng cảm với những số phận bi kịch. Nhà thơ còn đề cao nỗi khát vọng, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Nhà thơ cũng lên án tố cáo thực trạng của một xã hội vì đồng tiền mà cái ác lên ngôi

Nguyễn Du đã thành công sử dụng nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, thể thơ cũng như người kể chuyện đã khắc họa nên được cảnh Kim trọng gặp gỡ Thúy Kiều thật đặc sắc. Và thông qua những hình ảnh ẩn ý bức tranh thiên nhiên như thời gian, không gian, sự vật tác giả đã thể hiện ngụ ý tâm trạng của nhân vật thật ấn tượng. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại bằng phương pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nên giá trị của đoạn trích.

2

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Lục bát

Thể hiện khát vọng giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Ngôn ngữ: mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường và mang màu sắc địa phương Nam bộ. Giọng điệu: thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình tiết truyện và tính cách nhân vật.

3

Tự tình (Bài 2)

Hồ Xuân Hương

Thất ngôn bát cú Đường luật

Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời.

 

Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

- Giống nhau: Đều thể hiện khung cảnh lần đầu tiên Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau và sự ấn tượng của Kim Trọng với Thúy Kiều.

- Khác nhau:

+ Kim – Kiều gặp gỡ (Nguyễn Du): Khung cảnh hai nhân vật gặp nhau là ở ngoài, không gian mở có cảnh vật thiên nhiên. Không xuất hiện hình ảnh Thúy Vân. Tác giả thể hiện rõ sự ấn tượng của Kim Trọng với Thúy Kiều và cũng thể hiện sự ấn tượng của Thúy Kiều với Kim Trọng.

+ Trong đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân: Khung cảnh gặp gỡ không phải không gian mở. Kim Trọng gặp được cả Thúy Vân lẫn Thúy Kiều. Không miêu tả hình ảnh bên ngoài của Kim Trọng. Thể hiện sự mong muốn lấy cả hai của Kim Trọng (không chỉ ấn tượng với Thúy Kiều mà Kim Trọng còn ấn tượng với cả Thúy Vân).

-> Cách miêu tả mang những nét riêng của từng tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin trình bày về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang trở thành một thách thức đáng kể với xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của học sinh mà còn đặt ra câu hỏi lớn với giáo dục nói chung. Để giải quyết hiện tượng xấu này, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, hậu quả để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để xóa bỏ nó.

Bạo lực học đường có thể bao gồm nhiều hình thức như lăng mạ, đánh nhau, đe dọa, lan truyền thông tin xấu hay bất kì hành động nào gây tổn thương tâm lí và vật lí cho nạn nhân. Điều này có thể xảy ra trực tiếp trong các cơ sở giáo dục hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Những hành vi bạo lực này khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập và không an toàn trong môi trường giáo dục.

Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là tâm lí lứa tuổi học sinh muốn thể hiện bản thân nhưng lại lựa chọn con đường bạo lực để thể hiện sức mạnh, quyền uy của bản thân. Áp lực học tập, áp lực từ phía thầy cô, gia đình cũng có thể gây đến bạo lực học đường. Sự thờ ơ của nhà trường, việc phụ huynh chưa quan tâm, sát sao với con cái cũng dẫn đến những khiếm khuyết về tâm lí, tính cách, suy nghĩ sai lệch dẫn đến hành động cực đoan của các em.

Khi bạo lực học đường diễn ra, các học sinh sẽ trở nên kém tập trung, lo âu, kết quả học tập giảm sút. Lâu dài, các em sẽ mất niềm tin vào giáo dục và có thể mắc các hội chứng trầm cảm, tự kỉ, sợ giao tiếp xã hội,... Vấn nạn này không chỉ tác động đến tâm lí, tinh thần của học sinh mà còn gây hậu quả lớn về mặt xã hội. Nó tạo ra môi trường học tập không an toàn, lành mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Để đối mặt với vấn đề này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nhất quán và đồng bộ từ nhiều phía khác nhau. Trước hết, hệ thống giáo dục cần thiết lập các chương trình đào tạo và hoạch định giáo dục tâm lí, giúp học sinh xây dựng kĩ năng kìm chế cảm xúc và giải quyết xung đột. Gia đình và nhà trường cũng cần kết hợp chặt chẽ để giáo dục con em về những tác hại, hệ quả xấu của nạn bạo lực học đường. Các bạn học sinh là người trực tiếp tiếp xúc với bạo lực, cho dù có nghe, nhìn hay là nạn nhân của vấn nạn này, các bạn cũng phải dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Ngoài ra, các cấp quản lí và xã hội cũng cần tạo ra các cơ chế xử lí công bằng đối với các trường hợp bạo lực học đường.

Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của trường học mà còn là thách thức đối với toàn xã hội. Tất cả mọi người cần chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, tích cực để giúp học sinh phát triển toàn diện về cả kiến thức và tâm lí. Từ đó, mầm mống bạo lực sẽ dần được loại bỏ, trường học sẽ thực sự là “ngôi nhà thứ hai” đầy hạnh phúc của học sinh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 4

Số ngày mỗi người có là hữu hạn. Hãy cân nhắc chia đều thời gian quý báu đó cho công việc, học tập, gia đình, bạn bè và nhiều khía cạnh khác. Mỗi người đều có khoảng thời gian nghỉ riêng, nhưng liệu chúng ta đã biết tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình một cách hiệu quả chưa?

Thời gian là một khái niệm trừu tượng, tài sản quý giá mà chúng ta không thể kiểm soát. Đối với con người, thời gian có hạn. Hãy biết sử dụng nó hợp lý để đạt được những điều mong muốn. Thời gian rảnh rỗi là cơ hội để tự do làm những điều mình thích mà không bị ràng buộc. Tận dụng khoảng thời gian này hiệu quả, từ việc đọc sách, chơi thể thao đến tham gia các hoạt động từ thiện, làm cho cuộc sống trở nên đa dạng và phong phú. Tận dụng thời gian rảnh rỗi không chỉ giúp cá nhân mà còn góp phần phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện thực cho thấy nhiều người vẫn chưa thực sự tận dụng hiệu quả khoảng thời gian rảnh rỗi của mình. Thay vì tận hưởng thời gian cùng gia đình, bạn bè, họ lại mải mê trò chơi điện tử và mạng xã hội. Thống kê cho thấy người Việt Nam dành trung bình 6,2 giờ/ngày cho điện thoại đến năm 2023. Nguyên nhân có thể đến từ sự chủ quan, thiếu ý thức về giá trị của thời gian, và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mạng xã hội.

Mỗi cá nhân cần nhận thức giá trị của thời gian và lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Giáo dục đúng đắn từ gia đình và nhà trường cũng cần thiết để trẻ em phát triển thói quen tích cực. Đồng thời, cần đa dạng hóa các hoạt động giải trí để khuyến khích mọi người rời xa thiết bị điện tử và tận hưởng thế giới xung quanh.

Để giải quyết tình hình này, cần sự hợp tác của mọi người trong cộng đồng. Mỗi cá nhân cần nhận thức giá trị và giới hạn của thời gian và đề xuất những giải pháp cụ thể để tổ chức cuộc sống. Cha mẹ và giáo viên cũng nên chỉ dẫn trẻ từ nhỏ về cách quản lý thời gian một cách hợp lý. Chỉ có như vậy, nhân loại mới có thể tận dụng được 'tài sản' quý báu đó.

Nhìn chung, cách sử dụng thời gian rảnh là quyết định của từng người. Tuy nhiên, hãy biết sử dụng nó một cách hiệu quả, mang lại giá trị cho bản thân và đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.