K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bao nhiêu năm rồi, kỉ niệm cúa mãi trong tôi không thể nào quên được. Baì văn tả ngôi trường thân yêu của em làm tôi nhớ ngày tôi bắt đầu học tiểu học. Biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui cùng những năm tháng học trò đã trôi đi dưới mái trường tiểu học Cát Linh thân yêu. Ngôi trường vẫn còn đó chỉ có đám học trò chúng tôi là lớn dần và sẽ phải rời xa mái trường.

Dũ đã nhiều năm trôi qua nhưng ngôi trường vẫn vậy, chẳng thay đổi là bao. Cánh cổng sắt xanh với tấm biển phô dòng chữ “ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT LINH” đỏ thắm vẫn luôn mở rộng đón chào những học sinh mới và tạm biệt nhữgn học sinh cuối cấp như chúng tôi. Đi vào sâu trong sân trường, tôi luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái với bao cây xanh. nào cây đa cổ kính, trầm tư xế bóng những trưa hè, nào cây hoa sữa non dáng gầy gầy, xương xương, hay anh bàng cao cao, lá xanh màu ngọc,hàng cây cau cảnh xanh mát, tỏa hương thơm ngát,…tất cả gợi nên vẻ đẹp tuyệt vời cho trường tôi. Ở giữa sân trường là sân khấu, nơi mà chúng tôi được nghe, thưởng thức những tiết mục đặc sắc, hay đó cũng là nơi cô tổng phục trách chỉ huy buổi chào cờ, những ngày lễ lớn. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đỏ tươi, ngôi sao vàng năm cánh như nhắc nhở chúng tôi phải biết ơn những người đã hy sinh vè nền độc lập dân tộc Việt Nam. hai bên cạnh sân trường là hai dãy nhà hai tầng, ba tầng. Đó là các phòng học lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Nhìn từ xa, hai dãy nhà như một con tàu rộng lớn đưa chúng tôi tới những bến bờ của tri thức. Trong mỗi lớp học đều được trang trí những cành phong lan và đầy đủ đồ dùng: bàn ghế, bảng, quạt, ti vi, đàu đĩa…Ở các lớp còn được treo ảnh bác Hồ rất ngay ngắn. Vuông góc với dãy lớp học là các phòng làm việc như phòng thầy hiệu trưởng, phòng cô hiệu phó, phòng đoàn đội, phòng tài vụ và đặc biệt là phòng vi tính giúp chúng tôi hiểu thêm về cộng nghệ thông tin, thư viện với các loại sách giáo khoa, tham khảo truyện đọc giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong học tập.

Cắm vào run rẩy toàn thân

Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn

Hỡi chàng công tử giàu sang

Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra là cái gì?

Trả lời : cái tủ lạnh

 6.       Khổ thơ sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?                                           Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời                                  Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa                                           Chiếc dường che quá đơn sơ                                 Võng gai du mát những trưa nắng hè.                                                                     (Nguyễn Đức Mậu) A.    ...
Đọc tiếp

 

6.       Khổ thơ sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?

                                          Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời

                                 Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa

                                          Chiếc dường che quá đơn sơ

                                Võng gai du mát những trưa nắng hè.

                                                                    (Nguyễn Đức Mậu)

A.     1                                     B. 2                 C. 3                                        D. 4               

7.       Trong bài tập đọc "Rất nhiều mặt trăng", công chúa muốn có thứ gì?

A.     mặt trời                                                 C. viên ngọc đẹp                                 

B.     mặt trăng        D. vòng cổ

8.       Vị ngữ trong câu "Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng." là gì?

A.     ngào ngạt

B.     xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng

C.     ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng

D.     rừng hồi ngào ngạt

1
31 tháng 7 2021

bài 6 có 2 lỗi chính tả

bài 7 đáp án là b

bài  8 là b

29 tháng 7 2021

Mới ngày nào còn bỡ ngỡ nắm tay mẹ đến tham dự lễ khai giảng đầu tiên trường Tiểu học Phú Cát, đến nay em đã là một cô học sinh lớp 5 và có năm năm gắn bó với ngôi trường thân yêu này. Ngôi trường đã trở thành một mái nhà thân yêu, một kỉ niệm mà em không bao giờ có thể quên được.

Khuôn viên trường em có trồng nhiều cây xanh, cây đã cao gần bằng nhà hai tầng, tán xoè to rộng giống như những chiếc ô khổng lồ che nắng cho chúng em vui đùa dưới sân trường. Cổng trường màu xanh với bảng chữ màu vàng sáng bóng nổi bật, bên trái từ cổng trường đi vào là phòng bảo vệ và dãy nhà để xe của giáo viên. Toàn bộ phòng học và các dãy nhà mới được sơn lại trông như một ngôi trường mới xây rất đẹp, màu sơn vàng tươi sáng nổi bật giữa màu xanh của cây lá. Trong sân trường còn có sân đánh cầu lông, sân chơi bóng bàn và những chiếc ghế đá, em và các bạn thường chơi nhảy dây xong sẽ cùng nhau ngồi ở ghế đá nghỉ ngơi trước khi lên lớp. Nơi được yêu thích nhất trong trường là phòng thư viện, trong thư viện có rất nhiều sách hay và bổ ích, ngoài ra còn có nhiều truyện đọc, truyện tranh. Em còn nhớ những buổi tập thể dục giữa giờ toàn trường rất đều đẹp, tiếng cười nói vang rộn khắp sân trường.

Em cảm thấy rất tự hào và may mắn khi được học tập tại một ngôi trường có truyền thống lâu đời, thầy cô dạy giỏi yêu nghề, học sinh hoà đồng thân thiện.

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gắn bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh. Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ.

Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương.

Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về đâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!

1.  Điền từ thích hợp vào chỗ trống:             Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ ...chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.                                                                (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh) A.  con                                            B.   chăn trâu   4. Dòng nào sau đây gồm các từ ghép tổng hợp? C.   mục đồng                                  D.  nghịch ngợm A.  trước sau, xa...
Đọc tiếp

1.  Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

            Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ ...chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

                                                               (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh)

A.  con                                            

B.   chăn trâu 

 4. Dòng nào sau đây gồm các từ ghép tổng hợp?

C.   mục đồng                                 

D.  nghịch ngợm

A.  trước sau, xa xôi                           

B.   đi đứng, xôn xao

5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

C.   buôn bán, cây cối                           

D.  ngõ ngách, long lanh

A.  nhỏ nhoi                                         

B.   nhẹ nhàng

C.   nhỏ nhắn                                        

D.  nhỏ nhẹ                    

1
29 tháng 7 2021

 Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

            Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ ...chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

                                                               (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh)

A.  con                                            

B.   chăn trâu 

 4. Dòng nào sau đây gồm các từ ghép tổng hợp?

C.   mục đồng                                 

D.  nghịch ngợm

A.  trước sau, xa xôi                           

B.   đi đứng, xôn xao

5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

C.   buôn bán, cây cối                           

D.  ngõ ngách, long lanh

A.  nhỏ nhoi                                         

B.   nhẹ nhàng

C.   nhỏ nhắn                                        

D.  nhỏ nhẹ                    

GIÚP TỚ VỚI Ạ Câu 29: Cho đoạn văn sau:(a) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc.(b) Bây giờ mùa lạc đang vào củ.(c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc.(d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.a, Câu (a)b, Câu (b)c, Câu (c)d, Câu (d)Câu 30: Đọc hai câu thơ sau:Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chánSo với ông Bành vẫn thiếu niên.Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn thơ...
Đọc tiếp

GIÚP TỚ VỚI Ạ

 

Câu 29: Cho đoạn văn sau:

(a) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc.

(b) Bây giờ mùa lạc đang vào củ.

(c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc.

(d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê.

a, Câu (a)

b, Câu (b)

c, Câu (c)

d, Câu (d)

Câu 30: Đọc hai câu thơ sau:

Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán

So với ông Bành vẫn thiếu niên.

Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn thơ là:

a, Mùa đầu tiên trong 4 mùa.

b, Trẻ trung, đầy sức sống.

c, Tuổi tác.

d, Ngày.

Câu 32: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.

Là câu sai, vì sao ?

a, Thiếu chủ ngữ.

b, Thiếu vị ngữ.

c, Thiếu trạng ngữ.

d, Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 33: Câu chia theo mục đích diễn đạt gồm các loại câu sau:

a, Câu kể, câu đơn, câu ghép, câu hỏi.

b, Câu hỏi, câu ghép, câu khiến, câu kể.

c, Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

d, Câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu đơn.

Câu 34: Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?

a, Tết đến hàng bán rất chạy.

b, Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa.

c, Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.

d, Đồng hồ chạy rất đúng giờ.

Câu 35: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên chúng ta điều gì?

a, Đói rách cũng phải ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh.

b, Dù có nghèo đói, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.

c, Dù nghèo đói cũng không được làm điều gì xấu.

d, Tuy nghèo đói nhưng lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho.

Câu 36: Cuối bài thơ “Hành trình của bầy ong” tác giả có viết:

“ Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”

Hai dòng thơ trên ý nói gì?

a, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa tàn phai nhanh.

b, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa không bao giờ hết.

c, Bầy ong đã giữ những giọt mật cho đời.

d, Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết.

Câu 37: Cho câu văn: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”

Chủ ngữ trong câu trên là?

a, Trên nền cát trắng tinh

b, nơi ngực cô mai tì xuống

c, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc

d, những bông hoa tím

Câu 38: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?

a, Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa.

b, Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp.

c, Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức.

d, Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành

Câu 39: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?

“ Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ”

a, Quan hệ nguyên nhân – kết quả.

b, Quan hệ tương phản.

c, Quan hệ điều kiện – kết quả.

d, Quan hệ tăng tiến.

Câu 40: Từ “ đánh” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

a, Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.

b, Bạn Hùng có tài đánh trống.

c, Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng.

d, Bố cho chú bé đánh giầy một chiếc áo len.

Câu 41: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính chăm chỉ?

a, Chín bỏ làm mười.

b, Dầm mưa dãi nắng.

c, Thức khuya dậy sớm.

d, Đứng mũi chịu sào.

Câu 42: Câu “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ chom thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng” có mấy câu?

a, có 1 vế câu

b, có 2 vế câu

c, có 3 vế câu

Câu 43: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với những từ còn lại?

a, phang

b, đấm

c, đá

d, vỗ

Câu 44: Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

a, Hằng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy.

b, Sau bữa tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ.

c, Các bác nông dân đánh trâu ra đồng cày.

d, Chị đánh vào tay em.

Câu 45: Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả

a, Xuất xắc

b, Suất sắc

c, Xuất sắc

d, Suất xắc

Câu 46: Từ “đi” trong câu nào dưới đây mang nghĩa gốc?

a, Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.

b, Nó chạy còn tôi đi.

c, Thằng bé đã đến tuổi đi học.

d, Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.

Câu 47: Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn các từ láy?

a, Cần cù, chăm chỉ, thật thà, hư hỏng.

b, Thẳng thắn, thành thật, đứng đắn, ngoan ngoãn.

c, Cần cù, chăm chỉ, đứng đắn, thẳng thắn.

d, Lêu lổng, thật thà, tốt đẹp, chăm chỉ.

Câu 48: Trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét.” là:

a, Cái hình ảnh trong tôi về cô

b, đến bây giờ

c, vẫn còn rõ nét

d, Cái hình ảnh

Câu 49: Câu nào dưới đây là câu ghép?

a, Mặt biển sáng trong và dịu êm.

b, Mặt trời lên, tỏa ánh nắng chói chang.

c, Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xóa.

d, Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa.

Câu 50: Từ “vàng” trong câu: “Giá vàng trong nước tăng đột biến.” và “Tấm lòng vàng” có quan hệ với nhau như thế nào?

a, Từ đồng âm

b, Từ đồng nghĩa

c, Từ nhiều nghĩa

d, Từ trái nghĩa

0