K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2022

Tác phẩm "Bếp lửa"

- Tác giả : Bằng Việt

`=>` Bài thơ nói lên sự vất vả, gian khổ của người bà và đồng thời thể hiện tình cảm người cháu dành cho bà.

28 tháng 11 2022

có thể lên mạng tham khảo ó:3 còn có mà hong có máy chụp:"((

28 tháng 11 2022

28 tháng 11 2022

Suy nghĩ :

- Ước mơ là những khát vọng, những dự định của chúng ta mà chúng ta luôn hướng tới và thực hiện nó. Mỗi người ai cũng có một ước mơ cho riêng mình vì vậy nó rất quan trọng và cần chúng ta theo đuổi và thực hiện được nó.

- Những ước mơ là những động lực vô hình thúc đẩy chúng ta cố gắng tiến gần hơn đến thành công.

- Khi có ước mơ đẹp chúng ta sẽ trở nên lạc quan, vui vẻ, truyền cảm hứng và tình cảm tới mọi người xung quanh.

- Ước mơ đẹp và tích cực sẽ chính là chìa khóa mở ra con đường thành công cho bản thân chúng ta.

`=>` Vì vậy, ai cũng nên có ước mơ rồi theo đuổi ước mơ chính mình.

28 tháng 11 2022
Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính dễ nhớ, ngắn gọn mới nhất

 

Sơ đồ tư duy Bài thơ về tiểu đội xe không kính dễ nhớ, ngắn gọn mới nhất

 

28 tháng 11 2022

Cảm ơn bạn , nhưng bạn có sơ đồ nào ngắn hơn ko ạ

28 tháng 11 2022

a. biểu cảm

b. BPTT: ẩn dụ (đứng dậy)

- sự ẩn dụ trên cho đọc giả thấy được sự phát triển trở lại của thiên nhiên, chiến tranh đã không còn trên quê hương tác giả.

- "đứng dậy" vừa nói lên sự được trả lại tự do của đất nước vừa nhân hóa đất nước qua đó thể hiện thêm tình cảm yêu quê hương đất nước của  tác giả (phụ: nhân hóa, chính: ẩn dụ).

c. Gợi ý.

Mở đoạn:

- giới thiệu bài thơ trên.

Thân đoạn:

- nêu nội dung bài thơ:

+ tình cảm người lính dành cho quê hương, đất nước và người mẹ của mình.

- phân tích người "không chết" trong đoạn thơ:

+ tình cảm yêu quê hương của người lính khi đất nước đã bình yên.

+ vẻ đẹp của Tổ quốc.

+ tình cảm da diết về khối ký ức tuổi thơ quê hương của tác giả.

- nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

Kết đoạn:

- đề cao tinh thần của những con người "không chết" trong đoạn thơ.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Bản dịch thứ 2 sử dụng từ láy "gật gù" cho ta cảm nhận rõ hơn về sự ngợi khen, tán thưởng của người chồng với món ăn vợ nấu - dù là một món rất đơn giản, có thể nói là đạm bạc.

28 tháng 11 2022

(LẦN SAU ĐĂNG TÁCH RA NHÉ)

BÀI 1:

1. tự làm a.

2. Thành ngữ: nước mặn đồng chua.

hiệu quả trong việc sử dụng thành ngữ trên:

+ làm rõ lên cái khó khăn, cái khổ cực của quê hương người lính.

+ tăng giá trị diễn đạt cho việc nói lên hoàn cảnh quê hương của người lính.

3. "Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ ?".

Trong đoạn trích: "Kiều ở Lầu Ngưng Bích".

4. Gợi ý.

Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ "Đồng Chí".

+ ví dụ: giới thiệu tác giả "Chính Hữu", năm/ hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Thân đoạn:

- Dẫn vào 7 câu thơ đầu trong bài: Xin phép cho tôi được phân tích những câu thơ mà tôi thích nhất ấy là 7 câu thơ đầu của bài.

+ Nội dung: 

-> hoàn cảnh xuất thân của người chiến sĩ.

-> cơ sở hình thành nên tình đồng chí.

-> tình yêu đất nước của người lính.

- 2 câu thơ đầu:

+ "Quê hương anh nước mặn đồng chua", "Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá": sự khó khăn, hoàn cảnh nghèo khổ của 2 anh chiến sĩ.

-> điểm chung của những người lính. => qua đó, họ càng thêm sự đồng cảm với nhau. (Câu có thành phần khởi ngữ).

- 4 câu thơ tiếp:

+ "Anh với tôi .. quen nhau": Tác giả thể hiện nên cái "xa lạ" từ ban đầu, nếu như không có chiến tranh họ chẳng bao giờ gặp nhau.

-> lý do để họ biết đến nhau.

+ "Súng bên súng .. tri kỷ": họ không còn sự riêng tư trong việc ngủ nghỉ, nằm cạnh nhau "súng bên súng, đầu sát bên đầu".

-> tình cảm của tác giả dành cho người "tri kỉ" của mình.

- Câu thơ cuối: "Đồng chí"

+ Sự xúc động cao trào của tác giả là một tiếng vang bộc lộ được thể hiện một cách mãnh liệt. (Câu bị động)

- Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong bài thơ. (ghi nhớ sgk có thể tham khảo).

Kết đoạn:

- Tổng kết lại và khẳng định lại vẻ đẹp đồng chí cùng tinh thần yêu nước.

Gợi ý câu cảm thán: Ôi!, tình đồng chí này đẹp quá.

BÀI 2:

1. - tự sự

- (Câu trl ở phần chữ đỏ).

2. Nội dung chính: 

+ là những lời bộc bạch của tác giả về tình yêu thương trong cuộc sống của mọi người thông qua nhóm thiện nguyện ở dịch covit vừa qua.

- Em đồng tình.

Vì khi có niềm tin thì con người ta sẽ dễ dàng làm được việc mà họ tự tin.

Và khi cùng chung niềm tin, con người ta sẽ cùng chung suy nghĩ -> đồng lòng và yêu thương nhau nhiều hơn.

3. Gợi ý. (dàn này sơ lược chút, tự nghĩ cho quen ha)

Mở đoạn:

- Từ đoạn trích, giới thiệu "ý nghĩa của lòng tốt trong cuộc sống hiện nay".

Ví dụ: Yêu thương sẽ là một liều thuốc tinh thần nếu như lòng tốt luôn hiện diện trong cuộc sống hiện nay.

Thân đoạn:

- Giải thích: ý nghĩa của lòng tốt trong cuộc sống hiện nay là gì?

- Biểu hiện người người có lòng tốt? 

+ Họ có những việc làm ntn?

+ Họ là người ra sao?

- Phản đề: người không có lòng tốt sẽ ntn?

- Nêu dẫn chứng về người tốt việc tốt.

Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
28 tháng 11 2022

Con kiểm tra lại đề bài nhé! Tác giả chỉ đề cập đến hình ảnh Nhuận Thổ, chị Hai Dương trong quá khứ và hiện tại, hoặc có nhắc đến hình ảnh Thuỷ Sinh nhưng là để đối chiếu giữa thế hệ đi trước (Nhuận Thổ) với thế hệ hiện tại (Thuỷ Sinh) khi cùng độ tuổi.

Con tham khảo phần so sánh hình ảnh Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại nhé:

Trong kí ức của nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ ba mươi năm về trước còn là một chú bé 10 tuổi khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên,... cổ đeo vòng bạc sáng loáng...

Nhuận Thổ lúc nhỏ là một chú bé nhanh nhẹn, hoạt bát, am hiểu cuộc sống, thời tiết, cảnh vật ruộng đồng nơi miền biển.

Nhưng thời gian đã làm con người thay đổi, Nhuận Thổ trở thành người khắc khổ ù lì, không phải là Nhuận Thổ của những năm về trước. Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm... đội cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một cái áo bông mỏng dính, người “co ro cúm rúm”.

Nhuận Thổ trước đây chỉ “bẽn lẽn” vì đến nơi lạ thì nay trở nên sợ sệt; bàn tay “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp cứng rắn” ngày xưa trở thành “nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông” và dáng vẻ thì khắc khổ, ù lì “như một pho tượng đá”.

Nguyên nhân gây ra nỗi khổ và sự thay đổi của Nhuận Thổ không chỉ là con đông, mùa mất mà còn là thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi.

Hình ảnh Nhuận Thổ của hiện tại là hình ảnh của một người nông dân bị bần cùng hoá, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực nên biến dạng cả về hình dáng bên ngoài lẫn tính cách bên trong. Nhuận Thổ là hình ảnh tiêu biểu cho con người nơi miền quê xơ xác với trăm nỗi khổ đè nặng.

Thật đau xót hơn khi nhân vật nhận ra được nỗi khổ nhưng lại không nói ra được hết “nỗi khổ của mình”.

Gặp nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ “vừa hớn hở vừa thê lương”, không nói ra lời “môi mấp máy, nhưng không nói ra tiếng” rồi “cung kính” bằng hai tiếng “bẩm ông”. Nhân vật tôi “điếng người” trước cách xưng hô của ngươi bạn thuở nhỏ và nhận ra “một bức tường khá dày ngăn cách” giữa hai người, ở đây địa vị xã hội đã ngăn cách con người, vì tôn ti trật tự của nó đã không cho phép con người sống như mình vốn có.

Phải chăng, Nhuận Thổ đã sống lâu trong nỗi khổ, đã bị các thế lực quan lại, cường hào đầy đoạ đến nỗi sự sợ sệt, khúm núm trở thành bản tính. Nỗi khổ của Nhuận Thổ còn nằm ở gánh nặng tinh thần, ở sự mê tín và quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.