K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2018

Cái câu văn này hay quá , cho mình xin tên bài văn có câu này nhé

25 tháng 3 2018

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.

Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá!

- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!

- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.

Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.

Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.

Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.

Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:

- Các vị... các vị là...

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.

 

o O o



Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

25 tháng 3 2018

Câu chuyện để chứng tỏ rằng trong cuộc sống tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu giúp con người sống tốt hơn , đó là câu chuyện "bức tranh của em gái tôi". Câu chuyện như sau :

        Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho nó và hơn thế, nó còn dùng xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.

        -Này, em không để chúng nó yên được à ?

       Nó vênh mặt :

        -Mèo mà lại ! Em không phá là được...

        Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đên sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong đều bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ hài lòng, nó lôi trong túi ra bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục... đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vài một cái lọ còn bỏ không. Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.

        Nhưng mọi bí mật của Mèo cũng bị bại lộ. Hôm đó chú Tiến Lê- họa sĩ, bạn thân bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái, nó mừng quýnh lên. Hai đứa rủ nhau ra vườn chơi , Mèo đưa toàn bộ những bức tranh nó vẽ ra cho bé Quỳnh xem. Lát sau, bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm :

         -Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là thiên tài hội họa không ?

       Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người không tin vào mắt mình.

         -Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy !

         Và ông cũng không kìm được, ôm thốc Mèo lên :

         -Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.

       Mẹ tôi vừa về, vừa kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động.

       Cho đến khi Mèo được mời tham gia trại thi quốc tế, và trước lúc đi thi, Mèo cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu. Nó nhập tâm lời dạt của chú Tiến Lê : "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc với cháu".

       Một tuần sau, bức tranh của nó đạt giải Nhất, nó lao vào ôm cổ tôi nhưng tôi đang viện cớ dở việc đây nhẹ nó ra nhưng nó đã kịp thì thầm vào tai tôi.

       Khi đi nhận giải cùng gia đình, tôi thấy trong tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi :

      -Con có nhận ra con không ?

     Tôi không muốn trả lời mẹ vì muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được, tôi sẽ nói : "Không phải con đâu, đây là lòng nhân hậu và tâm hồn của em con đấy".

Câu chuyện đến đay là hết , nhờ tài năng của người em mà người anh đã nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

25 tháng 3 2018

Mùa xuân là mùa em yêu thích nhất.Mùa xuân có hoa đào , hoa mai nở rộ; có mưa xuân.. . Mưa xuân bay phơi phới,cảnh lại đẹp thêm, hoa lại càng thêm tươi giòn,sau một đêm mưa xuân,vườn hoa nhà em trông thật đẹp. Trong vườn, hoa đào nở rộ, li ti từng chùm màu hồng nhạt dịu dàng mà nữ tính. Hoa hồng như một nàng công chúa kiêu kì, phô hương phô sắc. Chị Cúc với bộ áo xiêm vàng tươi, Lung linh trong nắng.Hoa cẩm tú cầu với nhiều cánh mỏng nhỏ, chen chúc vào nhau đã tạo nên những chùm hình tròn xinh đẹp.

Ba em là một người say mê cây cảnh. Trước sân nhà, ba dành hẳn một góc sân để bày biện chậu cảnh, có chậu toàn lá có sắc đỏ, có chậu xanh mướt, lá xếp từng tầng xòe như cánh sao biển. Phía trên cao, áp sát tường là mấy giò phong lan. Trong số đó, em thích nhất là giò phong lan màu trạng.

Cây hoa được trồng trong chậu đất có những lỗ tròn và treo lên giàn nhờ quai thao làm bằng dây thép. Thân cây to bằng hai ngón tay em, cao độ hơn một gang tay, màu xanh thẫm. Lá hoa phong lan thuôn dài, mọc đối xứng nhau trên thân cây. Chậu phong lan cỏ ba thân cây như thế nhưng chỉ có hai nhánh ra hoa. Từ chính giữa thân, một nhánh hoa to bằng đầu đũa, đâm thẳng lên cao. Mỗi nhánh này có năm sáu cái hoa lớn bé đang xòe cánh trắng muốt,phô nhụy hoa màu xanh cốm. Cánh hoa phong lan tròn, thon ở phần đài hoa, các cánh hoa chụm lại, ôm lấy phần nhụy hoa vươn thẳng ra ngoài. Nhụy hoa phong lan khá đặc biệt, nhụy có hình dạng hơi giống mầm giá đỗ, được đỡ bởi một cánh hoa bé xíu, tròn bằng móng tay màu tím than, nằm bên trong cánh hoa trắng. Trông nụ hoa thật kiều diễm, nổi bật giữa khu vườn. Hoa phong lan lâu tàn, hoa nở đã hai tuần mà còn tươi hơn hớn. Đó là nhờ ba em chăm tưới nước, bón phân cho hoa. Hoa phong lan có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng hương mật ong và hương quả dứa. Hương hoa quyến rũ lũ ong bướm đến. Cánh bướm dập dềnh bên cánh hoa đẹp như tranh vẽ. Phong lan trông trong chậu lót xơ dừa và than củi, chỉ một ít xơ dừa và vụn than củi là đủ cho cây tươi tốt. Ngoài giờ đi làm, ba em lúi húi chăm sóc mấy cây hoa. Em cũng lăng xăng giúp ba tưới nước hoặc lây dụng cụ cho ba. Có mấy giỏ phong lan, góc cây cảnh của ba tươi hẳn lên. Ngắm hoa em thấy sảng khoái và thư thái vô cùng.

Giỏ phong lan làm tươi thêm cảnh sắc sân nhà. Không gian thoang thoảng hương thơm của hoa làm dịu bớt không khí bụi bặm, tù túng của phố thị. Hoa phong lan tươi rất lâu, em rất thích hoa phong lan là vậy.

Ba em là một người say mê cây cảnh. Trước sân nhà, ba dành hẳn một góc sân để bày biện chậu cảnh, có chậu toàn lá có sắc đỏ, có chậu xanh mướt, lá xếp từng tầng xòe như cánh sao biển. Phía trên cao, áp sát tường là mấy giò phong lan. Trong số đó, em thích nhất là giò phong lan màu trạng.

Cây hoa được trồng trong chậu đất có những lỗ tròn và treo lên giàn nhờ quai thao làm bằng dây thép. Thân cây to bằng hai ngón tay em, cao độ hơn một gang tay, màu xanh thẫm. Lá hoa phong lan thuôn dài, mọc đối xứng nhau trên thân cây. Chậu phong lan cỏ ba thân cây như thế nhưng chỉ có hai nhánh ra hoa. Từ chính giữa thân, một nhánh hoa to bằng đầu đũa, đâm thẳng lên cao. Mỗi nhánh này có năm sáu cái hoa lớn bé đang xòe cánh trắng muốt,phô nhụy hoa màu xanh cốm. Cánh hoa phong lan tròn, thon ở phần đài hoa, các cánh hoa chụm lại, ôm lấy phần nhụy hoa vươn thẳng ra ngoài. Nhụy hoa phong lan khá đặc biệt, nhụy có hình dạng hơi giống mầm giá đỗ, được đỡ bởi một cánh hoa bé xíu, tròn bằng móng tay màu tím than, nằm bên trong cánh hoa trắng. Trông nụ hoa thật kiều diễm, nổi bật giữa khu vườn. Hoa phong lan lâu tàn, hoa nở đã hai tuần mà còn tươi hơn hớn. Đó là nhờ ba em chăm tưới nước, bón phân cho hoa. Hoa phong lan có mùi thơm nhẹ, thoang thoảng hương mật ong và hương quả dứa. Hương hoa quyến rũ lũ ong bướm đến. Cánh bướm dập dềnh bên cánh hoa đẹp như tranh vẽ. Phong lan trông trong chậu lót xơ dừa và than củi, chỉ một ít xơ dừa và vụn than củi là đủ cho cây tươi tốt. Ngoài giờ đi làm, ba em lúi húi chăm sóc mấy cây hoa. Em cũng lăng xăng giúp ba tưới nước hoặc lây dụng cụ cho ba. Có mấy giỏ phong lan, góc cây cảnh của ba tươi hẳn lên. Ngắm hoa em thấy sảng khoái và thư thái vô cùng.

Giỏ phong lan làm tươi thêm cảnh sắc sân nhà. Không gian thoang thoảng hương thơm của hoa làm dịu bớt không khí bụi bặm, tù túng của phố thị. Hoa phong lan tươi rất lâu, em rất thích hoa phong lan là vậy.

25 tháng 3 2018

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!



Read more: http://taplamvan.edu.vn/hay-nhap-vai-vao-anh-doi-vien-de-ke-la-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu/#ixzz5Aj4rlh9bĐêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:  

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

25 tháng 3 2018

P = \(\left(1-\frac{1}{2}\right)\left(1-\frac{1}{3}\right)...\left(1-\frac{1}{99}\right)\)

\(\frac{1}{2}.\frac{2}{3}.....\frac{98}{99}\)

\(\frac{1}{99}\)
 

25 tháng 3 2018

Tại sao lại bằng 1/ 99 luôn? 

Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.

Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.

Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.    

Ông lại gần xoa đầu tôi và sau đó tặng tôi một cây bút, tôi vui lắm, nhận bút rồi rối rít cảm ơn ông lão. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông lão đã biến đâu mất không chút dấu vết. Đến đó, tôi chợt bừng tỉnh nhưng kì lạ thay tay tôi đang cầm một cây bút, cây bút này giống hệt với trong giấc mơ. Lúc này tôi mới biết người mình gặp trong mơ là Tiên ông. Lập tức tôi mang cây bút ra vẽ thử, nhưng kì lạ hơn nữa, tôi vẽ ra con cá thì con cá bỗng quẫy đuôi mà quẫy xuống nước, tôi vẽ chim thì chim vỗ cánh bay lên trời. Tôi vui mừng lắm vì như vậy tôi không chỉ thỏa sức vẽ mà còn có thể giúp đỡ cho bà con cô bác nghèo trong xóm.

Từ ngày hôm ấy, tôi thường xuyên giúp đỡ các cô bác trong những khu vực lân cận, ai thiếu cày tôi vẽ cày, ai thiếu trâu tôi vẽ trâu, thiếu gì vẽ đấy. Được giúp đỡ mọi người làm tôi rất vui. Nhưngvẽ  tin đồn lan xa, một ngày xuất hiện trước mặt tôi là một đám người, chúng bắt tôi về và bắt tôi vẽ cho một người đàn ông trung niên, khuôn mặt gian ác, thì ra đó chính là tên địa chủ khét tiếng tham lam ở làng bên. Tôi không hề vẽ ra bất cứ hình vẽ nào mà hắn ta yêu cầu, vì tôi biết rõ lòng tham và sự độc ác của chúng. Mục đích không thành, hắn ta bắt tôi vào ngục, nhưng hắn ta không thể làm khó được tôi, trời lạnh tôi vẽ ra lửa, đói bụng tôi vẽ ra gà rừng, ung dung ngồi nướng thịt để ăn.

Hắn ta nảy ý định giết chết tôi để cướp bút thần, nhưng tôi không để hắn đạt được âm mưu của mình. Khi người của tên địa chủ nọ kéo đến thì tôi đã thoát khỏi nhà giam với một cây thang, sau đó tôi vẽ ra ngựa để chạy trốn. Nhưng thật không ngờ, lại có đám người khác chặn trước ngựa của tôi, thì ra lần này là người của nhà vua. Đây là ông vua chỉ biết ăn chơi xa đọa mà không chăm lo cho đời sống của người dân, vì vậy mà ông ta yêu cầu tôi vẽ rồng thì tôi vẽ ra rắn rết, côn trùng. Ông ta yêu cầu tôi vẽ một con thuyền tôi vẽ một con thuyền giữa biển khơi.

Ông ta cùng hoàng hậu, công chúa và tham quan bước lên, tôi vẽ những gợn sóng nhỏ, gió nhẹ nhưng thích thú với điều kì lạ, vị hôn quân kia liên tục yêu cầu tôi cho gió thổi mạnh lên để gió thổi căng buồn, tôi vẽ thành cơn bão tố, lật đổ nhấn chìm cả đám người xấu xa. Đây là kết cục tất yếu dành cho những kẻ tham lam, độc ác. Sau khi chôn vùi lũ người ham vật chất mà bất chấp luân lí, tôi đã biến mất cùng cây bút thần, không có ai trong nhân gian có thể nhìn thấy tôi nữa.

Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.

Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.

Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.    

Ông lại gần xoa đầu tôi và sau đó tặng tôi một cây bút, tôi vui lắm, nhận bút rồi rối rít cảm ơn ông lão. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông lão đã biến đâu mất không chút dấu vết. Đến đó, tôi chợt bừng tỉnh nhưng kì lạ thay tay tôi đang cầm một cây bút, cây bút này giống hệt với trong giấc mơ. Lúc này tôi mới biết người mình gặp trong mơ là Tiên ông. Lập tức tôi mang cây bút ra vẽ thử, nhưng kì lạ hơn nữa, tôi vẽ ra con cá thì con cá bỗng quẫy đuôi mà quẫy xuống nước, tôi vẽ chim thì chim vỗ cánh bay lên trời. Tôi vui mừng lắm vì như vậy tôi không chỉ thỏa sức vẽ mà còn có thể giúp đỡ cho bà con cô bác nghèo trong xóm.

Từ ngày hôm ấy, tôi thường xuyên giúp đỡ các cô bác trong những khu vực lân cận, ai thiếu cày tôi vẽ cày, ai thiếu trâu tôi vẽ trâu, thiếu gì vẽ đấy. Được giúp đỡ mọi người làm tôi rất vui. Nhưngvẽ  tin đồn lan xa, một ngày xuất hiện trước mặt tôi là một đám người, chúng bắt tôi về và bắt tôi vẽ cho một người đàn ông trung niên, khuôn mặt gian ác, thì ra đó chính là tên địa chủ khét tiếng tham lam ở làng bên. Tôi không hề vẽ ra bất cứ hình vẽ nào mà hắn ta yêu cầu, vì tôi biết rõ lòng tham và sự độc ác của chúng. Mục đích không thành, hắn ta bắt tôi vào ngục, nhưng hắn ta không thể làm khó được tôi, trời lạnh tôi vẽ ra lửa, đói bụng tôi vẽ ra gà rừng, ung dung ngồi nướng thịt để ăn.

Hắn ta nảy ý định giết chết tôi để cướp bút thần, nhưng tôi không để hắn đạt được âm mưu của mình. Khi người của tên địa chủ nọ kéo đến thì tôi đã thoát khỏi nhà giam với một cây thang, sau đó tôi vẽ ra ngựa để chạy trốn. Nhưng thật không ngờ, lại có đám người khác chặn trước ngựa của tôi, thì ra lần này là người của nhà vua. Đây là ông vua chỉ biết ăn chơi xa đọa mà không chăm lo cho đời sống của người dân, vì vậy mà ông ta yêu cầu tôi vẽ rồng thì tôi vẽ ra rắn rết, côn trùng. Ông ta yêu cầu tôi vẽ một con thuyền tôi vẽ một con thuyền giữa biển khơi.

Ông ta cùng hoàng hậu, công chúa và tham quan bước lên, tôi vẽ những gợn sóng nhỏ, gió nhẹ nhưng thích thú với điều kì lạ, vị hôn quân kia liên tục yêu cầu tôi cho gió thổi mạnh lên để gió thổi căng buồn, tôi vẽ thành cơn bão tố, lật đổ nhấn chìm cả đám người xấu xa. Đây là kết cục tất yếu dành cho những kẻ tham lam, độc ác. Sau khi chôn vùi lũ người ham vật chất mà bất chấp luân lí, tôi đã biến mất cùng cây bút thần, không có ai trong nhân gian có thể nhìn thấy tôi nữa.

25 tháng 3 2018

CN : tôi ; VN : vốn là một học sinh chăm chỉ

CN : người bạn tôi ; VN : có một đôi mắt long lanh , huyền ảo

25 tháng 3 2018

Nếu chủ ngữ , vị ngữ trong các câu sau :

Tôi vốn là một học sinh chăm chỉ

Người bạn tôi có một đôi mắt long lanh , huyền ảo

Trả lời  

Câu 1 :

Chủ ngữ : Tôi

Vị ngữ : vốn là một học sinh chăm chỉ

Câu 2 :

Chủ ngữ : người bạn tôi

Vị ngữ : có một đôi mắt long lanh, huyền ảo

25 tháng 3 2018

là mộ chứng nhân lịch sử 

thế thôi ... mình cũng bí giống bạn 

25 tháng 3 2018

"Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" của Thúy Lan từng đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ văn Trung học cơ sở. Bài văn như đã đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử. "Một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng". Đáng yêu quý và tự hào biết bao, bởi lẽ "Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội".

Trước hết nói về quy mô và không giannghệ thuật của cầu Long Biên.

Thúy Lan đã cho ta biết một vài số liệu, một vài thông tin về cầu Long Biên. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm. Cầu dài 2290m có 9 nhịp dài và 10 nhịp ngắn. Một so sánh rất hay: "Cầu Long Biên như một dải lựa uốn lượn vắt ngang sông Hồng", "dải lụa" ấy nặng tới 17 nghìn tấn. Cầu Long Biên là "thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt" ở nước ta. Thời Pháp thuộc, cầu mang tên Đu-me, tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương; sau Cách mạng tháng Tám, nó mang một cái tên mới rất đáng yêu, đáng tự hào: "Cầu Long Biên".

Cầu Long Biên nằm trên một không gian địa lí hoành tráng. Đứng trên cầu nhìn về phía Gia Lâm là "màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối...", ta say mê ngắm nhìn "không bao giờ chán mắt", "cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn".Chiều xuống đứng trên cầu Long Biên, nhìn về phía Hà Nội, “thấy nhữngánh đến mọc lên như saosa, gợi lên bao quyến rũ và khát khao”.

Thuý Lan đã đan xen kí ức, hồi tưởng với miêu tả sự kiện, cảnh vật bằng một số chi tiết chọn lọc đầy ấn tượng. Niềm tự hào và tình yêu thiết tha thủ đô Hà Nội được thể hiện một cách tinh tế. Cảnh cũ người xưa thoáng hiện cứ giăng mắc mãi hồn ta – những thế hệ sinh ra và lớn lên khi cầu Long Biên đã trăm tuổi.