K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2021

Quê em vốn là một miền quê giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Thuở ấu thơ là những lần được ngồi trên cầu hay bờ đê, ngắm nhìn cánh đồng lúa bát ngát, cây đa đầu làng, mái đình cổ kính, còn nghe thấy tiếng chuông nhà thờ từ xa xa vọng lại từ phía bên kia của song. Quê em cũng nổi tiếng với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đất đai màu mỡ, lúa tốt bởi có con sông phù sa bồi đắp đất. Đó chính là nhờ con sông quê thân thuộc vẫn luôn chảy bao bọc lấy những giá trị văn hoá.

Nhìn từ trên cao, con sông uốn lượn mềm mại, nối khúc như dải lụa vắt qua những cánh đồng lúa xanh rì. Nước sông trong veo quanh năm. Mỗi khi mùa xuân đến, con sông cũng gợi những xúc cảm ấm áp, giống như một bác nông dân cần cù đem phù sa bồi đắp đất, đem nguồn nước tưới cho cánh đồng thêm xanh tốt, đem những nụ cười hạnh phúc, yên lòng trên khuôn mặt của những người nông dân ngày ngày chăm sóc. Hai bên bờ đê thoai thoải, mỗi mùa hè là mỗi lầm cả bọn rủ nhau đạp xe lên đê, cởi dép nô đùa. Những tiếng cười rộn rã vang khắp cả con đường, có lúc tinh nghịch lại bày trò chơi cãi nhau chí choé, thế nhưng đến lúc nô đùa mệt, cả lũ ngồi cạnh nhau trò chuyện. Giống như biết được, con sông lại mang những cơn gió mát thổi cho chúng em, đem những câu chuyện con nít gắn với tuổi thơ, bầu trời xanh phản chiếu mờ mờ trên mặt nước. Những tia nắng nhẹ chiếu xuống trông xa con sông như một tấm thảm lấp la lấp lánh, tia nắng như ông mặt trời nhỏ tung tăng chạy nhảm trên chiếc thảm đỏ. Những chiếc thuyền nan, thuyền đánh cá ngược xuôi. Từng chiếc lưới được tung ra giũ xuống kéo theo những mẻ cá tươi và đa dạng. Mùa thu, con sông lại nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Có phải vì hương lúa, hương vị đồng quê nhuốm theo nước sông vừa thơm lại vừa trong mát. Ngày nào cũng vậy, cứ đi học xong là cả lũ lại rủ nhau ra đây bơi, sông không sâu lắm, lúc xuống nước giống như được dòng nước ôm ấp, vỗ về.

Vị của quả ổi chín, hương thơm của bông lúa, màu sắc của cây đa bên sông… đều do nước ngọt, phù sa của sông mà có. Con sông gắn bó với người dân quê em từ bao nhiêu năm nay, đã là một phần không thể thiếu trong cảnh đẹp quê.

9 tháng 8 2021

Bạn tham khảo nhé :

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Dòng sông có lẽ là một trong những cảnh đẹp không thể thiếu của những vùng quê, đặc biệt là những vùng quê nông thôn yên bình, để lại nhiều kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ. Vậy còn dòng sông đi qua thành phố tấp nập và nhộn nhịp thì sao? Mỗi người có lẽ sẽ có những câu trả lời khác nhau, còn với em, dòng sông Hồng chảy qua thành phố lại có một vị trí quan trọng trong trái tim.

Sông Hồng là một con sông dài và rộng. Em từng nghe bố em nói, sông Hồng chảy qua đa phần các tỉnh thành miền Bắc nên những tỉnh thành ấy được gọi chung là vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Sông Hồng có từ lúc nào và bắt nguồn từ đâu em cũng không biết rõ, chỉ biết rằng đoạn chảy qua thành phố nơi em sống dài lắm, có lẽ đến vài chục ki lô mét, còn chiều rộng của nó, em cũng không thể đoán được, nhưng nó đủ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng.

Em nghe cô giáo nói rằng, cái tên sông Hồng là bắt nguồn từ việc nước sông quanh năm đều có màu hồng đào bắt mắt do chứa nhiều phù sa màu mỡ tốt cho đất đai và cây trồng. Hai bên bờ sông không phải là những hàng liễu xanh thẫm rủ bóng xuống như đang làm dáng làm duyên, soi gương chải chuốt mà là con đê dài chạy dọc dòng sông cùng nhà cửa hai bên san sát. Những ngày hè nóng nực mà được ngồi dưới một cái ô lớn, thưởng thức những ly chè được bán trên bờ đê mà khoan khoái cảm nhận những cơn gió mát đang luồn vào mát tóc hay thư thả làm ngắm cảnh tàu thuyền tấp nập đi lại cũng là một trong những cách để đếm thời gian trôi.

Nước sông Hồng không trong vắt như những con sông khác bởi nó có chứa rất nhiều phù sa, hơn nữa mỗi ngày trên dòng sông này đều có rất nhiều tàu thuyền đi lại. Những chiếc tàu chở hàng cao lớn, những chiếc bè gỗ từ thượng nguồn xuôi dòng hay những con thuyền bé hơn là những vật thường thấy trên dòng sông rộng lớn này. Vì vậy, sông Hồng vốn là một con đường vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện cho những tỉnh thành châu thổ sông Hồng.

Vào mùa xuân, nước sông dâng lên đầy ắp, màu nước vào mùa này cũng đậm hơn màu nước vào những mùa khác trong năm. Mùa hạ về, mặt sông lại yên bình trôi mang theo những cơn gió nam còn thơm mùa hoa cỏ vào tận trong làng. Mùa thu đến, cảnh sắc hai bên bờ sông lại càng thêm thơ mộng, những cây liễu thả rơi những "chiếc thuyền" bằng lá liễu nhỏ xinh xuống làm lay động mặt nước. Mùa đông tràn về, mặt hồ phủ một tầng hơi nước mỏng, chập chờn như đang nhảy múa trên mặt sông, nước sông vào thời điểm đó rất lạnh và buốt.

Sông Hồng có giá trị rất lớn về mặt kinh tế, nước sông có rất nhiều phù sa màu mỡ giúp cho đất đai và cây trồng luôn luôn xanh tốt tạo điều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Không chỉ thế, sông Hồng còn là một con đường giao thông vận chuyển hàng hóa nhanh và thuận tiện và còn cung cấp cho chúng ta một lượng thủy sản phong phú và cũng bồi đắp và mở rộng vùng đồng bằng màu mỡ.

Em rất yêu con sông Hồng bởi lợi ích mà nó đã đem lại cho người dân cùng vẻ đẹp của dòng sông vào tất cả các thời điểm trong năm. Em sẽ cố gắng bảo vệ môi trường và bảo vệ dòng sông khỏi bị ô nhiễm.

Bạn có 2 quả.

@Cỏ

#Forever

9 tháng 8 2021

thì vẫn còn 3 quả 

mk nghĩ vậy

9 tháng 8 2021

đáp án 9 người nhé

9 người.

@Cỏ

#Forever

Nguyễn Thanh Thảo, not nguyễn thanh thảo.

@Cỏ

#Forever

9 tháng 8 2021

thế kb vs mk ko, cho đỡ bùn

9 tháng 8 2021

* Trả lời :

a , 

a) Những kỉ niệm tuổi thơ

- Hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh

- Kỉ niệm: tò mò xem gà đẻ bị bà mắng

- Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu, dành dụm từng quả trứng cho cháu

- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới

⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

b) Hình ảnh người bà và tình bà cháu

- Bà mắng: “Gà đẻ…mặt”

⇒ Lời mắng xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của bà dành cho cháu

- Bà chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn vẹn tình yêu thương, sự chăm lo cho cháu: “Tay bà khum soi trứng … Cháu được quần áo mới”

⇒ Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu, cháu luôn yêu thương, kính trọng bà

b , ( Mk chx biết ạ )

Đọc kĩ bài thơ Tiếng hát mùa gặt ở bài tập số 3 và trả lời các câu hỏi bên dưới:TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy)Đồng chiêm phả nắng lên khôngCánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trờiTay nhè nhẹ chút người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòngDễ rơi là hạt đầu bôngCông một nén, của một đồng là đâyMảnh sân trăng lúa...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bài thơ Tiếng hát mùa gặt ở bài tập số 3 và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TIẾNG HÁT MÙA GẶT (Nguyễn Duy)

Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng 
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng
Dễ rơi là hạt đầu bông
Công một nén, của một đồng là đây
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Rơm vò từng búi rối tinh
Thân rơm rách để hạt lành lúa ơi
Nắng non mầm mục mất thôi
Vì đời lúa đó mà phơi cho giòn
Nắng già hạt gạo thêm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho
Cám ơn cơn gió vô tư
Quạt đi vù vù rác rưởi vương rơi
Hạt nào lép cứ bay thôi
Gió lên cho lúa sáng ngời mặt gương!


a) Bài thơ nói đến những khâu làm việc nào của người nông dân trong vụ gặt? (1đ)
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

b) Tại sao tác giả lại viết “Đồng chiêm phả nắng lên không”? (1đ)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

c) 4 câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu? Ghi ra những từ biểu hiện biện pháp đó. (1đ)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


d) Trong câu “Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình”, từ “vàng” chỉ cái gì? ……………………………………. (1đ)


e) Trong bài có hai câu thơ, 1 câu chứa cặp từ đồng nghĩa (nghĩa giống nhau), một câu chứa cặp từ trái nghĩa (nghĩa trái ngược nhau). Hãy ghi ra những
cặp từ đó…………………………………………………………………… (1đ)

f) Trong bài thơ có xuất hiện một câu tục ngữ. Hãy ghi ra câu đó…….……………………………………………………. (1đ)


g) Câu thơ “Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơ tho” có gì hay? (trả lời ngắn gọn) (1đ)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

h) Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của 4 câu thơ đầu bài (viết đoạn văn khoảng 5-7 câu).

1
10 tháng 8 2021

iup toi di

9 tháng 8 2021

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

nhân vật là tớ

Dàn ý bạn tham khảo nha

Mở bài:

- Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

- Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

- Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.

Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm.Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước.gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân.Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa.khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.

Thế rôi,ngày tết cũng cận kề.Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ.Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn.Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.

Những ngày tết ấm áp dần trôi qua.Mai bắt đầu rụng.Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc.Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân.Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới.

Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân.Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.

9 tháng 8 2021

Tham khảo ạ:

Mỗi dịp Tết đến là lòng em lại cảm thấy hân hoan. Không khí Tết khiến cho quê hương trở nên nhộn nhịp, vui tươi hơn.

Đường phố những ngày tết lúc nào cũng đông đúc, tấp nập. Đặc biệt là những khu chợ với những tiếng trao đổi mua bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Mọi người trong gia đình cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới. Người lớn chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Trẻ con háo hức mong từng ngày được nghỉ học. Khắp các khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Tiếng người mua bán thật nhộn nhịp. Chợ Tết rất nhiều các mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, giày dép… Ngày Tết chuộng nhất là màu đỏ, bởi vậy cả khu chợ như được sắc đỏ thắm bao bọc, tượng trưng cho may mắn. Vào ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua.

Sau đó, em cùng em gái ngồi xem chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân và chờ đến mười hai giờ để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ. Sáng mùng một Tết, cả nhà em cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Em thích nhất là được nhận những bao lì xì đỏ thắm. Mỗi bao lì xì kèm theo một lời chúc sức khỏe, bình an và may mắn.

Em rất yêu ngày Tết quê em. Không khí ngày Tết đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình.

Ở ngay trước cửa nhà em có trồng một cây bàng. Cây bàng này đã được các anh chị đoàn viên trong thành phố trồng trong chiến dịch phủ xanh thành phố. Đến nay, cây bàng đã được nhiều năm tuổi và nó đã trở nên gắn bó với em.

Đó là một cây bàng khá lớn với tán lá xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ. Cứ đi học về là từ đằng xa em đã nhìn thấy cây bàng này rồi. Tán lá xanh um che lấp cả mái tôn đỏ nhà em. Màu xanh của lá cây nổi bật giữa không gian trong lành. Đứng từ đằng xa nhìn lại em có thể thấy những cái lá bàng đang chơi đùa cùng với gió. Nó khiến em liên tưởng đến cánh quạt chạy vù vù ở nhà. Mùa hè đến cũng là lúc mà lá bàng xanh mướt và cứng cáp nhất. Nhờ có tán lá bàng mà không gian bên dưới của nó lúc nào cũng được râm mát. Chính vì vậy mà em thích ngồi bên dưới tán cây để chơi. Em yêu thích hơn cả là khi ngồi ở đây em có thể nghe thấy tiếng chim hót. Vào mùa hè, những cơn gió heo may thổi ngang qua làm cho những chiếc lá cây rung lên vì vui thích. Em ngồi chơi bên dưới cũng thích mê. Cuối mùa hè là lúc cây bàng thay lá đỏ. Cả một màu đỏ rực rỡ của cây bàng làm cho khung cảnh trở nên lãng mạn và thơ mộng hơn rất nhiều.

Tham khảo

Ở trường em có trồng khá nhiều cây xanh nhưng em thích nhất vẫn là cây bàng. Cây bàng không chỉ to đẹp mà tán lá còn rợn ngợp giúp chúng em không lo bị nắng chiếu khi vui chơi ở bên dưới.

Cây bàng mà em yêu thích nhất là cây bàng trồng ở gần lớp học của em. Nó được trồng ở đây từ khá lâu rồi vì thân của của nó cũng khá to. Khi em vào trường học thì cây bàng đã ở đó rồi. Nó đứng sừng sững vượt qua bao nhiêu mưa nắng mà vẫn luôn xanh tốt. Thân cây có màu nâu sậm mà khi em chạm vào có cảm giác hơi sần sùi. Trên thân cây đôi chỗ còn có những cái u nổi lên như là dấu vết của thời gian để lại. Chiều cao của cây bàng khoảng chừng hơn 3 mét. Ở xung quanh gốc cây, nhà trường đã xây một cái bồn tròn cao khoảng 2-3 hàng gạch chồng lên. Cái bồn này có lẽ dùng để bảo vệ rễ cây chồi lên trên mặt đất và cũng để bảo vệ học sinh chúng em chạy chơi không lo bị vấp vào rễ cây. Thân cây bàng mọc lên cao tít và phân làm nhiều tầng với tán rộng. Lá bàng to và đổi màu theo từng mùa. Mùa xuân thì có màu xanh, sang đến mùa hè lá bàng chuyển dần sang màu đỏ. Mùa thu lá bàng mang màu vàng rồi rụng dần xuống bên dưới gốc cây. Mỗi năm cây bàng rụng lá một lần, để lại cành cây trơ trụi vào mùa đông.

m và cây bàng này đã gắn bó với nhau suốt mấy năm học qua và có với nhau nhiều kỉ niệm đẹp. Vậy nên chừng nào còn học dưới mái trường này em vẫn còn bảo vệ cây bàng để nó luôn xanh tốt.


 

Bên cạnh vòng tay yêu thương của cha, của mẹ, em còn được lớn lên và chăm sóc trong sự đùm bọc, che chở của ông.

Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng trông ông vẫn còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Bởi sáng nào ông cũng dậy từ năm giờ sáng để tập dưỡng sinh nên giữ được một cơ thể như vậy. Ông có dáng người dong dỏng cao nhưng hơi gầy. Ông có khuôn mặt vuông chữ điền, góc cạnh với hai gò má nhô cao. Làn da ông đã điểm những chấm đồi mồi. Với em, chúng càng làm cho ông trở nên có duyên hơn. Mỗi khi ông cười để lộ ra hàm răng đã ngả màu vì uống nước chè nhỏ và không mấy ngay ngắn, thẳng hàng. Nhưng chuyện đó vẫn không ảnh hưởng đến sự tươi tắn trong nụ cười của ông. Những lúc khoái chí ông thường cười khanh khách, tiếng cười âm vang đầy uy quyền. Đôi mắt của ông dẫu vẫn còn tinh tường hơn rất nhiều nhưng đã trở nên mờ đục. Nếu đôi mắt em tràn ngập sự trong trẻo và hồn nhiên thì trong đôi mắt ông, em lại thấy chất chứa đầy sự ưu tư, từng trải, dẫu ông có cười thì nó cũng không khuất lấp đi. Ánh mắt ấy mỗi khi nhìn con nhìn cháu rất hiền từ, dịu dàng và tràn đầy tình yêu thương. Khi đọc báo, ông phải đeo kính lại, thỉnh thoảng các nếp nhăn trên trán xô lại với nhau nếu bắt gặp tin tức không hài lòng. Hàng lông mày của ông rậm rạp và sắc nét. Mái tóc ông đã bị thời gian phủ lên một màu bạc trắng. Mái tóc ấy càng khiến ông thêm phần phúc hậu và giống như ông tiên trong truyện cổ tích. Bàn tay ông gầy gò, xương xẩu và thô ráp. Nhưng bàn tay ấy đã dùng tất cả sự ấm áp để xoa đầu em, vỗ về những lúc em thấy mệt mỏi. Ông sở hữu giọng nói ồm ồm dễ khiến cho nhiều người cảm thấy khó gần. Nhưng thực ra, những lúc dạy bảo hay khuyên nhủ em, giọng của ông bỗng trở nên trầm và ấm. Giọng của ông rất hợp để kể các câu chuyện sử thi hay những trận chiến ác liệt. Biết điều này nên ông mỗi lần kể chuyện, ông đều chọn một trong hai thể loại ấy và kể rất lôi cuốn, hấp dẫn.

Ông đã kinh qua chặng đường dài của cuộc đời, dấu vết thời gian hằn in trên dáng hình của ông. Nhưng vì thế, ông đã dạy em biết bao bài học, bao cách đối nhân xử thế để em hoàn thiện và khôn lớn từng ngày.

Ai cũng có một mái ấm gia đình, ai cũng có người thân. Và người em yêu quý nhất trong gia đình là ông ngoại của em.

Ông em năm nay đã bảy mươi tám tuổi, tóc đã bạc trắng. Ông là một người giản dị, hiền từ. Ông có thân hình thon thả, đôi mắt hiền từ lúc nào cũng sẵn sàng chia sẻ với em về bất cứ vấn đề nào mà em không dám chia sẻ với bố mẹ, như là điểm kém, bị mắng ở lớp hay đánh nhau với bạn. Đôi tay ông gầy gò vì đã có tuổi, nhưng ông rất khỏe, sáng nào ông cũng dậy sớm tập thể dục rồi ra quét vườn, nghe tiếng chim hót. Đối với ông, một buổi sáng như thế này là buổi tinh thần ông được thư thái nhất. Ông rất thích thư giãn vào buổi này bằng cách hưởng cái không khí trong lành mà thiên nhiên đã ban tặng. Như thường lệ, buổi sáng ông quét vườn và ăn sáng, buổi trưa ông đi dạo quanh nhà, buổi chiều ông phụ bà tôi làm các công việc nhà như dọn dẹp, cho mèo ăn, nấu cơm. Mặc dù làm nhiều như vậy nhưng ông luôn thấy thoải mái, lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Buổi tối, ông hay ngồi xem tivi hoặc đọc báo rồi ông khóa cửa đi ngủ. Những lúc dỗi, ông thường kể truyện cho các cháu nghe, ông kể đủ loại truyện, nào là truyện dân gian, nào là truyện cười, chuyện hồi nhỏ của ông. Ông rất giỏi về địa chất, em còn nhớ, hồi tháng ba năm nay, ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về địa chất. Ông còn là một họa sĩ, ông vẽ rất giỏi, những bức tranh nào em nhờ ông vẽ cũng được điểm chín và mười. Hồi nhỏ, ông học rất giỏi, lúc nào cũng xếp thứ nhất lớp. Ông học tất cả các môn.

Ông còn kể với em, hồi chiến tranh, ông phải chăm sóc từng miếng ăn, áo mặc cho bố em, bác em và cô em. Tất cả mọi người phải trốn dưới hầm, ở trên đầy tiếng súng, bom nghe rất sợ. Hồi đó còn không có tivi để xem, chỉ đi học và mỗi khi loa phát thanh kêu có máy bay và giặc của Mỹ đến là mọi người lại ồ ạt xuống hầm để trốn. Ông rất thích đi du lịch, vì mỗi lần đi là ông lại thấy sảng khoái, được thư giãn. Vì vậy, mỗi lần nghỉ hè bố mẹ em đều tổ chức cho cả nhà đi du lịch biển, nhiều nhất là Đà Nẵng. Vẫn như ở nhà, ông thức dậy sớm vào buổi sáng và đi dạo, tập thể dục cùng với những người già khác và ông làm quen được với rất nhiều người. Buổi chiều ông ra tắm biển. Biển Đà Nẵng xanh và trong vắt như thủy tinh. Ông thường bơi ra xa, sau khi bơi được nhiều vòng, ông vào trong để chơi với các cháu, nhảy sóng với các cháu. Sau mỗi lần tắm biển, ông tôi, em tôi "thu hoạch" được rất nhiều vỏ sò, ốc và những con còn sống để mang về Hà Nội làm quà kỉ niệm cùng với chai nước biển và ít cát để nuôi chúng.

Em rất yêu ông, em chỉ mong ông sống được trăm tuổi, sống mãi với gia đình em và dù ông có đi đến phương trời nào đi chăng nữa thì hình ảnh của ông vẫn còn mãi trong tâm trí em, không bao giờ phai.