Bài 7: tìm những thành ngữ tục ngữ nói về cách nói năng của con người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài Mùa thảo quả, nhà văn Ma Văn Kháng tả hương thơm trong thảo quả như sau:
Gió tây lướt thướt ba qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lung, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi rừng thảo quả về, hương thơm đạm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
Hãy nêu nhận xét về cách dùng từ, đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín trong đoạn văn trên.
Gợi ý
Tác giả đã lặp lại liên tiếp 3 lần từ “thơm” (điệp từ), dùng các từ thơm nồng, thơm đậm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Câu đầu của đoạn văn tuy dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả cơn gió mang hương thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng. Ba câu ngắn tiếp theocàng khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan toả, thấm đượm vào tất cả thiên nhiên, đất trời. Hương thảo quả chín còn ấp ủ trong tong nếp áo, nếp khăn của người đi từ rừng về, thơm mãi với thời gian.
Thảo quả là đặc sản của núi rừng Tây Bắc, là một trong những dược liệu, hương liệu quý giá.
Trong bài văn này, tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao, Lào Cai.
Thảo quả khi đã vào mùa, thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi...”. Lúc ấy, những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nồng nàn hương thảo quả: "Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được điệp lại nhiều lần.
Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng nên cây thảo quả: “Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”.
Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy !
Thảo quả là một loài cây có một sức sống rất mãnh liệt, sự sinh sôi mạnh mẽ. Chỉ sau một năm gieo trồng, cây thảo quả đã “lớn cao tới bụng người”. Chỉ một năm sau nữa, khi cây thảo quả “lên hai tuổi” thì từ một thân lẻ “thảo quả đâm thêm hai nhánh mới”. Mùa xuân đến, thảo quả ngày một thêm tươi tốt, “thoáng cái, dưới bóng râm lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian”. Ma Văn Kháng sử dụng rất đắt một số từ ngữ để đặc tả sự sinh sôi nhanh chóng, mạnh mẽ của thảo quả: “thoáng cái, sầm uất, lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm”. Người đọc cảm thấy mình như được ngắm nhìn rừng cây thảo quả trong mùa xuân.
Hoa trái thảo quả được kết tinh một cách “âm thầm”, “kín đáo’' và “lặng lẽ”. Hoa thảo quả không nảy trên cành cây, ngọn cây như các loài hoa cây trái khác mà lại “nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ”. Trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa “khép miệng bắt đầu kết trái”.
Khi thảo quả chín rừng xanh được đánh thức đỏ rực lên tuyệt đẹp: “Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng”. Hình ảnh ngọn lửa trong đoạn vẫn tả trái thảo quả chín rất hay và sáng tạo. Câu kết sáng bừng ngọn lửa ấy:
“Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo qua như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt”.
Trong chúng ta đã mấy ai được ngắm nhìn rừng thảo quả trong mùa xuân, rừng thảo quả vào mùa ? Đọc bài văn, tả cảm thấy núi rừng Tây Bắc giàu đẹp mà thảo quả là một đặc sản quý. Ta càng hiểu hơn câu tục ngữ “Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.
Bài 1: 1. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
2. Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
Bài 2:a. Thật thà: tính từ, là vị ngữ của câu
b. thật thà:danh từ, là chủ ngữ của câu
c. thật thà: tính từ, là vị ngữ của câu
d. thật thà:danh từ, là chủ ngữ của câu
Bài 3:a. Trạng ngữ: trong đêm tối bịt bùng, trên dòng sông mênh mông
Chủ ngữ: chiếc xuồng của má Bảy
Vị ngữ: chở thương binh lặng lẽ trôi
b. Trạng ngữ: Ngoài đường
Chủ ngữ: tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân ngừoi
Vị ngữ: chạy lép nhép
Bạn không nên chửi tục trong online math.Nếu muốn chửi thì đi qua web khác mà chửi người ta lê anh quân!
Những năm tháng tuổi thơ được học dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều bạn tốt. Bạn nào cùng dễ thương và đáng mến nhưng em thích rất là bạn Thuỳ Dung.
Thuỳ Dung năm nay tròn mười tuổi, bằng tuổi em. Dáng người bạn nhỏ nhắn, đi đứng nhanh nhẹn. Bạn có khuôn mặt tròn trĩnh trông rất dễ thương. Đôi mắt bồ câu đen láy sáng long lanh. Đôi mắt ấy biết buồn, cười, biết thông cảm với bạn bè xung quanh. Đôi môi đỏ như son luôn nở nụ cười tươi như hoa. Mái tóc của Thuỳ Dung đen nhánh và dài như suối xõa xuống bờ vai tròn trịa trông thật đáng yêu.
Hằng ngày, Thuỳ Dung đến trường với bộ đồng phục quen thuộc váy xanh, áo trắng. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như cánh bướm. Thuỳ Dung nói năng rất nhỏ nhẹ, tính tình hiền lành, chan hoà với mọi người, luôn giúp đỡ những bạn học yếu. Có điều gì bạn bè không hiểu, Dung đều tận tình giúp đỡ. Trong giờ học Dung thường phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bài làm của Dung luôn đạt điểm cao.
Ở trường, Dung là một học sinh giỏi, về nhà, Dung là một người con ngoan Dung giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, hướng dẫn cho em học. Có lần Dung tâm sự: “Cha mẹ phải làm việc vất vả để cho mình ăn học, mình phải học giỏi và ngoan ngoãn để cha mẹ vui lòng".
Thuỳ Dung đã đế lại trong lòng bạn bè nhiều ấn tượng tốt đẹp. Bạn là tấm gương tốt cho các bạn noi theo. Tôi sẽ cố gắng học tập tốt đế xứng đáng là bạn thân của Thuỳ Dung. Sống trên đời ai cũng cần phải có 1 người bạn thân !
Khi bản thân hoặc người khác mắc sai lầm, ta nên nghĩ tới điều đó vì thực chất ta mắc lỗi thì luôn băn khoăn, day dứt, nghĩ tới điều đó để gỡ bỏ tâm trạng không tốt. Còn ai đó mắc sai lầm thì ta cũng nghĩ đến điều ấy nhằm mục đích tìm hiểu, giúp đỡ người đó qua cảm xúc lo lắng, buồn bã. Con người chúng ta không ai có thể bỏ qua sai lầm của mình mà nghĩ tới chuyện khác đc.
Các bạn ào ra sân như đàn chim vỡ tổ
Những cây bàng, cây phượng như chiếc ô khổng lồ
"Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên”
"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
"Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng”
"Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu"
"Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay"
"Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê”
"Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo”
"Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”
"Nhất cần thiên hạ vô nan sự
Bách nhẫn đường trung hữu thái hòa"
(Chăm làm, thiên hạ không việc khó
Tốt nhịn, gia đình lắm vẻ vui)
" Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”
* Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
* Học ăn học nói học gói học mở
* Nói một đàng làm một nẻo
* Lời nói không đi đôi với việc làm
* Lên xe nhường chỗ bạn ngồi
Nhường nơi bạn dựa nhường lời bạn thưa