K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 10, tập 2)Đề bài: Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:a) Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có...
Đọc tiếp

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 10, tập 2)

Đề bài: Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:

a) Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)

b) Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…

(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)

c) Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.

 

2
8 tháng 3 2023

a) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt những việc làm xấu xa của tên tướng giặc: chiếm miếu đền, giả mạo họ tên, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng Đế bị bưng bít, hạ dân bị quấy rầy,…

Tác dụng: Liệt kê kể ra hàng loạt các việc làm của tên tướng giặc nhằm mục đích nhấn mạnh những tội ác mà hắn đã gây ra.

b) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt món ăn: gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò; gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây.

Tác dụng: Liệt kê hàng loạt các món ăn nhằm nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của nền ẩm thực nước nhà mỗi dịp tết đến.

c) Phép liệt kê: liệt kê ngày tháng cùng các trận đánh.

Tác dụng: Việc liệt kê hàng loạt ngày tháng cùng các trận đánh tương ứng nhằm nhấn mạnh thời gian và sự việc diễn ra, thể hiện niềm tự hào về những chiến công của quân và dân ta

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép liệt kê.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê ở mỗi phần.

Lời giải chi tiết:

a) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt những việc làm xấu xa của tên tướng giặc: chiếm miếu đền, giả mạo họ tên, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng Đế bị bưng bít, hạ dân bị quấy rầy,…

Tác dụng: Liệt kê kể ra hàng loạt các việc làm của tên tướng giặc nhằm mục đích nhấn mạnh những tội ác mà hắn đã gây ra.

b) Phép liệt kê: Liệt kê hàng loạt món ăn: gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò; gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây.

Tác dụng: Liệt kê hàng loạt các món ăn nhằm nhấn mạnh sự phong phú, đa dạng của nền ẩm thực nước nhà mỗi dịp tết đến.

c) Phép liệt kê: liệt kê ngày tháng cùng các trận đánh.

Tác dụng: Việc liệt kê hàng loạt ngày tháng cùng các trận đánh tương ứng nhằm nhấn mạnh thời gian và sự việc diễn ra, thể hiện niềm tự hào về những chiến công của quân và dân ta.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ chêm xen.

- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.

- Thực hành viết câu có sử dụng phép chêm xen dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.

Lời giải chi tiết:

- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.

- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.

8 tháng 3 2023

- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.

- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép chêm xen.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép chêm xen ở mỗi phần.

Lời giải chi tiết:

a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.

Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.

b) Phép chêm xen: ngày nào.

Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.

c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.

Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.

8 tháng 3 2023

a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.

Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.

b) Phép chêm xen: ngày nào.

Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.

c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.

Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.

8 tháng 3 2023

An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ đoạn văn viết về chi tiết hình ảnh “hàng rào” để viết đoạn văn phân tích.

Lời giải chi tiết:

     An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

8 tháng 3 2023

- Người kể chuyện mang theo tâm trạng hoài niệm, bâng khuâng khi kể về Na-đi-a và về mình. Câu chuyện đó có lẽ đã đi theo “tôi” hơn nửa đời người.

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ phần kết kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của nhân vật “tôi” để nêu tâm trạng của người kể chuyện.

- Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Lời giải chi tiết:

- Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm. Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhân vật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thân bày ra trò đùa đó.

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là cảm hứng yêu thương, nhớ lại những sự việc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉ niệm. Truyện ngắn lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câu nói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tình cảm của mình đến người con gái ấy.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý đoạn văn viết về sự chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên một suy nghĩ sâu sắc về các nhân vật và cuộc đời. Mỗi nhân vật rồi sẽ có lúc phải chia xa nhau, cuộc đời dù muốn hay không vẫn sẽ có những cuộc chia ly khiến ta thấy đau buồn.

- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi sẽ tiến đến và nói lời chia tay với Na-đi-a, thú nhận về tình cảm cũng như trò đùa với nàng, trải lòng để biểu đạt tâm trạng của mình.

8 tháng 3 2023

- Cảnh chia tay gợi liên tưởng về một tương lai tươi sáng của các nhân vật. Hai nhân vật không hề gặp nhau trong lần sau cuối đó, nhưng một người đã được lắng nghe điều mình mong muốn, một người đã hoàn thành trọn vẹn câu chuyện đùa của mình để thành toàn mong muốn của người khác. Có lẽ, cả hai sẽ bước tiếp trong cuộc đời với niềm vui, cùng một ký ức đẹp được lưu lại.

- Nếu tôi là Na-đi-a, có lẽ tôi cũng sẽ bất chấp nỗi sợ hãi để được lắng nghe những điều ngọt ngào. Nhưng nếu tôi là nhân vật “tôi” trong câu chuyện đó, tôi sẽ không đùa giỡn bất kỳ ai.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý tâm trạng của Na-đi-a mỗi khi nghe câu nói ấy để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a, câu nói có sự mê hoặc to lớn khiến nàng say đắm đến nỗi không thể sống thiếu nó được, nàng thường xuyên đi trượt tuyết chỉ để có thể nghe câu nói ấy.

- Na-đi-a bất chấp nỗi sợ, quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không” vì nàng muốn tìm kiếm câu trả lời rằng liệu gió có phải là người nói câu ấy với mình không hay nhân vật “tôi” mới là chủ nhân câu nói.

8 tháng 3 2023

– Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a, câu nói có sự mê hoặc to lớn khiến nàng say đắm đến nỗi không thể sống thiếu nó được, nàng thường xuyên đi trượt tuyết chỉ để có thể nghe câu nói ấy.

– Na-đi-a bất chấp nỗi sợ, quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không” vì nàng muốn tìm kiếm câu trả lời rằng liệu gió có phải là người nói câu ấy với mình không hay nhân vật “tôi” mới là chủ nhân câu nói.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.

- Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình.

Lời giải chi tiết:

- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.

8 tháng 3 2023

- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

8 tháng 3 2023

     Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh chàng đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên để suy nghĩ tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết:

     Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh chàng đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định bố cục của tác phẩm và nêu nội dung của từng phần.

Lời giải chi tiết:

Truyện ngắn gồm 5 phần:

- Phần một: từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.

- Phần hai: tiếp theo đến “…sợ hãi như những lần trước”: lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.

- Phần ba: tiếp theo đến “…cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.

- Phần bốn: tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.

- Phần cuối: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.

8 tháng 3 2023

- Truyện ngắn gồm hai phần lớn:

+ Phần 1: từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc” - kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.

 

+ Phần 2: còn lại - chuyện của “bây giờ”, khi Na-đi-a đã lấy chồng, còn “tôi” không hiểu sao ngày trước từng đùa như thế.

- Phần thứ nhất có thể được chia nhỏ hơn theo các sự kiện:

+ Lần đầu tiên “tôi” và Na-đi-a cùng trượt tuyết - lần đầu tiên “tôi” nói câu đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”

+ Lần thứ hai, thứ ba và “ngày nào tôi và Na-đi-a cũng lên đồi” trượt tuyết - lần thứ hai, thứ ba và lần nào “tôi” cũng nói câu đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”

+ Lần đầu tiên Na-đi-a trượt tuyết một mình - lần duy nhất Na-đi-a không nghe thấy câu “Na-đi-a, anh yêu em!”

+ Lần cuối cùng Na-đi-a nghe thấy câu “Na-đi-a, anh yêu em!”