K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2020

Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt thuyết minh.

Câu văn chủ đề: Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

Các câu văn được liên kết với nhau theo phép điệp, từ "Huế" được điệp lại ở mỗi câu văn. Tác dụng: Khẳng định đối tượng đang được giới thiệu, nhắc đến là thành phố Huế.

25 tháng 2 2020

Trong những ngày nghỉ, học sinh không chỉ tự học các môn văn hóa mà các bạn ấy còn chủ động phòng tránh dịch bệnh.

25 tháng 2 2020

Yêu cầu:

* Hình thức: đoạn văn 12 câu, quy nạp.

* Nội dung:

- “Khối căm hờn”: nỗi căm hờn bị kết đọng lại, ứ lại thành khối, không tan. Biện pháp hoán dụ đã khiến nỗi căm hờn vốn vô hình trở nên hữu hình, tích tụ và đóng lại như thành hình thành khối. Vết thương lòng, niềm căm hờn của con hổ cứ đầy lên, trào lên, nhức nhối không tan.

- “Gậm”: ngậm khối căm hờn trong cay đắng và khối căm hờn ấy nó gặm nhấm làm nhói đau tâm can của hổ. “Gậm” cũng thể hiện sự âm thầm mà dữ dội: con hổ không cam chịu thực tại tầm thường mà đang tích tự năng lượng, sức mạnh để nghiền nát khối căm hờn.

=> Câu thơ mở đầu với 6/8 chữ là thanh trắc đã gợi tả được nỗi căm hờn đến nhức nhối của con hổ. Sức nặng của câu thơ rơi vào chữ “căm hờn”, diễn tả nỗi đau đớn, căm hờn đến u uất của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú.

- Hổ đau đớn vì:

+ Cảnh ngộ (tù hãm): Nhục nhằn tù hãm, mất tự do. Cảnh ngộ “nằm dài” gợi ra sự ngao ngán, bất lực của con hổ.

+ Thời gian sống trong tù ngục (tù đọng): vô định (ngày tháng dần qua), bất lực, chỉ biết “Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

+ Không gian sống (tù túng): Cũi sắt, chật hẹp, tù túng.

+ Bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn. Con hổ cảm thấy nhục nhã.

+ Bị hạ bệ, bị xếp ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo chuồng bên vô tư lự. Phép nhân hóa khiến có câu thơ mang tính hình tượng sâu sắc.

=> Tâm trạng của con hổ: Vô cùng phẫn uất và ngao ngán, chán chường. Nhưng không có cách nào thoát khỏi hoàn cảnh ấy nên hổ ta đành bất lực (nằm dài trông ngày tháng dần qua). Tâm trạng này cũng thật giống với tâm trạng của những người dân Việt Nam mất nước thời bấy giờ. Nhưng nhân dân ta, những người Việt Nam yêu nước thì thể hiện rõ thái độ dứt khoát không bắt tay với giặc, không chấp nhận thực tại tầm thường, bất hợp tác, không chịu làm nô lệ nhưng vẫn chịu thân phận, xếp ngang hàng với những kẻ đi làm tay sai cho giặc, cho bọn bợ đỡ chính quyền thực dân để cầu thân lập danh và được hưởng vinh hoa. Như thế, niềm uất hận của con hổ cũng chính là cảnh sống tối tăm, chịu thân phận nô lệ của những người dân Việt Nam thời đó.

25 tháng 2 2020

Yêu cầu:

* Hình thức: đoạn văn quy nạp.

* Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng:

- Yêu thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Yêu nước, lo chuyện nước nhà.

25 tháng 2 2020

a. Những câu thơ có hình ảnh người dân chài là:

- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

b. Ẩn dụ qua hình ảnh thân hình "nồng thở vị xa xăm"

+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.

+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.

+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.

24 tháng 2 2020

Mở bài: Giới thiệu khổ thơ thứ hai của bài thơ Quê hương

Tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.

Thân bài: Cảm nhận của em về khổ 2 của bài thơ Quê hương

Cảm nhận về thời gian và không gian, cảnh người dân ra khơi: Thời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu.

Cảm nhận về hình ảnh chiếc thuyền ra khơi: Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cả

Cảm nhận về hình ảnh cánh buồm: Hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi

Kết bài: Ý nghĩa khổ thơ

Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài

24 tháng 2 2020

tốt bụng và lòng yêu thuongwcon người

24 tháng 2 2020

*Khung cảnh lạnh giá của đêm giao thừa.

- Ngoài trời gió tuyết, mưa lạnh >< Các ngôi nhà ấm áp, sực nức mùi ngỗng quay.

- Cô bé nhớ về dĩ vãng tươi đẹp, bà nội hiền từ nhân hậu >< thực tại: Đói, rét.

*Những ánh lửa diêm và thế giới ảo mộng.

- Que diêm thứ nhất: Hình ảnh lò sưởi ấm áp gắn với thực tại phải chống chọi cái giá rét khắc nghiệt. Cô bé vui thích khi được chứng kiến ánh sáng của ngọn lửa, mở ra 1 thế giới ảo tưởng huy hoàng.

- Que diêm thứ hai: Bàn ăn và ngỗng quay – bụng đói cồn cào -> chống chọi với cái đói bằng giấc mơ.

- Que diêm thứ ba: Hình ảnh cây thông Nô-en – khát khao được vui chơi của tuổi thơ sớm phải chịu thiệt thòi vì hoàn cảnh nghèo khổ.

- Que diêm thứ tư: Em bé được gặp lại bà nội đã khuất. Thực ra đây không còn là ảo mộng mà là sự thực trước phút em bé bị chết rét. Nhưng tấm lòng nhà văn đã để em có nhữngkhoảnh khắc hạnh phúc được sống trong tình thương.

- Ánh sáng huy hoàng đón em về trời cùng bà chính là lời tiễn đưa đầy thương cảm dành cho 1 em bé ngoan.

* Buổi sáng đầu năm mới.

- Sự vô cảm của mọi người trước cái chết của em bé.

- Tình cảm của nhà văn được bộc lộ trực tiếp -> an ủi cho số phận bất hạnh.

=> Bức thông điệp giàu tình người.