K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

Quá trình đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh:

- Giai đoạn trước năm 1975:

+ TP Hồ Chí Minh (TPHCM) trước đây là Sài Gòn, trải qua quá trình đô thị hóa từ thời Pháp thuộc.

+ Quá trình này diễn ra nhanh chóng, mang tính tự phát và có nhiều hạn chế:

+ Mạng lưới giao thông, hạ tầng chưa phát triển đồng bộ.

+ Nạn phân biệt giàu nghèo, tệ nạn xã hội gia tăng.

+ Môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

- Giai đoạn sau năm 1975:

+ Sau giải phóng, TPHCM tập trung vào công tác chỉnh trang đô thị, cải thiện đời sống người dân.

+ Quá trình đô thị hóa được quy hoạch bài bản, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường.

+ Một số thành tựu nổi bật:

+ Mạng lưới giao thông được mở rộng và hiện đại hóa.

+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được hoàn thiện.

+ Chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.

* Giai đoạn hiện nay:

+ TPHCM đang hướng đến mục tiêu trở thành thành phố thông minh, hiện đại và phát triển bền vững.

+ Một số định hướng chính:

+ Phát triển kinh tế gắn với đổi mới sáng tạo.

+ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

+ Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

+ Phát triển văn hóa và xã hội.

Đề thi đánh giá năng lực

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp hơn 20% GDP cả nước. Thành phố này cũng là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ của cả nước. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, tệ nạn xã hội…

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

- Các đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

- Các đô thị loại I: Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh, Hải Dương, Hạ Long, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Pleku, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Đà Lạt, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cần Thơ

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

* Tích cực:

- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. 

- Là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng. 

- Là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.

- Hình thành môi trường đô thị với chất lượng môi trường ngày càng cải thiện

* Tiêu cực:

- Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. 

- Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng.

- Gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở và gia tăng các tệ nạn xã hội.

- Ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo. 

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp nước ta. 

- Căn cứ vào các tiêu chỉ như chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp,... đô thị nước ta được phân thành 6 loại: đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), đô thị loại I, II, III, IV, V.

- Căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc huyện. 

- Đến năm 2021, nước ta có 5 đô thị trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

Đô thị hóa nước ta gồm có 3 đặc điểm:

Thứ nhất, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

- Thế kỉ thứ III TCN có đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc).

- Thời Phong kiến: một số đô thị được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với chức năng chính là : hành chính, thương mại, quân sự.

- Thế kỉ thứ XI : xuất hiện thêm thành Thăng Long.

- Thế kỉ XVI – XVIII thêm các đô thị: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

- Thời Pháp thuộc: CN chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng của yếu là hành chính, quân sự.

- Đến thập niên 30 của thế kỉ XX các đô thị lớn mới hình thành dựa trên sự phát triển công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…

- Sau cách mạng tháng 8/1945 đến 1954 không thay đổi nhiều, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

- Từ 1954 – 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng: Ở miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. Ở miền Bắc: ĐTH gắn với CNH trên cơ sở đô thị đã có. Từ 1965-1972 ĐTH chững lại do chiến tranh phá hoại.

- Từ 1975 đến nay đô thị hoá chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi XH) còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Thứ hai, tỷ lệ dân thành thị tăng: Năm 1990, tỉ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%. Đến năm 2005, tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng lên là 26,9%. Tỉ lệ này còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực.

Thứ ba, phân bố đô thị không đều giữa các vùng: 

- Về số lượng đô thị: Trung du, miền núi Bắc bộ có số đô thị nhiều nhất bao gồm các đô thị vừa và nhỏ. Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng.

- Quy mô đô thị: Đông nam bộ có quy mô đô thị lớn nhất sau đó đến đồng bằng sông Hồng.

- Số đô thị lớn thì quá ít so với mạng lưới đô thị.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

* Đặc điểm của đô thị hóa: 

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp nước ta. 

- Căn cứ vào các tiêu chí như chức năng, trình độ phát triển, quy mô dân số, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp,... đô thị nước ta được phân thành 6 loại: đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), đô thị loại I, II, III, IV, V.

- Căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc huyện. 

* Tích cực

- Đối với kinh tế: 

+ Đô thị hoá góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

+ Các đô thị đóng góp lớn vào GDP của vùng, hình thành các cực tăng trưởng kinh tế, thu hút các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Đối với xã hội: 

+ Đô thị góp phần quan trọng giải quyết việc làm, làm gia tăng phúc lợi xã hội, thu hút lao động từ khu vực nông thôn đến làm việc và sinh sống. 

+ Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – công nghệ; là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

* Hạn chế

- Bên cạnh tác động tích cực, đô thị hoá cũng tạo sức ép về cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, giáo dục, nhà ở,... 

- Các vấn đề về mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông,... đang là thách thức cho quá trình đô thị hoá nước ta.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

Báo cáo ngắn về vấn đề việc làm ở TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề việc làm tại đây vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 dao động quanh 1,85%. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đầy đủ thực trạng do nhiều người lao động làm việc không chính thức, không có hợp đồng lao động. Nhu cầu tuyển dụng cao nhất tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ; xây dựng; du lịch. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động do thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề cao và phù hợp với yêu cầu của công việc. Chất lượng lao động còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động. Nhiều lao động thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu việc làm cao, với tốc độ gia tăng dân số cao, nhất là dân số nhập cư; nền kinh tế phát triển nhanh, thu hút nhiều lao động từ các địa phương khác đến. Thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề cao do hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động; nhiều lao động chưa được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành. Chênh lệch thu nhập giữa các ngành: Thu nhập từ các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn so với các ngành dịch vụ, du lịch dẫn đến nhiều lao động không muốn làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Cần phải nâng cao chất lượng lao động bằng cách đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành cho lao động; tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để đào tạo lao động theo nhu cầu của thị trường. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, đào tạo lao động và phát triển sản xuất. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư, tạo ra nhiều việc làm mới. Tăng cường tổ chức các hội chợ việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động. Hỗ trợ người lao động khởi nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và người khác. Vấn đề việc làm ở TP. Hồ Chí Minh là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm giải quyết. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người lao động.

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao gấp 1,72 lần so với ở nông thôn; thành thị chiếm 4,3%, cao hơn mức trung bình của cả nước còn nông thôn chiếm 2,5% (2021) thấp hơn mức trung bình của cả nước.

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị cao gấp 1,1 lần so với nông thôn; thành thị chiếm 3,3% cao hơn mức trung bình của cả nước còn nông thôn chiếm 3,0% (2021) thấp hơn mức trung bình của cả nước

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 3

Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021 tăng:

- Trình độ sơ cấp tăng 4,9%; từ 1,9% (2010) lên 6,8% (2021).

- Trình độ trung cấp giảm 1,1%; từ 5,2% (2010) còn 4,1% (2021).

- Trình độ cao đẳng tăng 1,5%; từ 2,0% (2010) lên 3,5% (2021); chiếm tỉ trọng thấp nhất trong năm 2021.

- Trình độ từ đại học trở lên chiếm tỉ trọng cao nhất; tăng 11,4%(2010) lên 26,1% (2021).