Trong bài thơ dừa ơi của tác giả Lê Anh Xuân Viết
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh hết mực dịu dàng
Rễ dừa cắm sâu vào mặt đất
Như dân làng bám chặt quê hương
Em hay viết đoạn văn phân tích khổ thơ trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
#)Giải :
Thay \(x=\frac{10+4y}{3}\)vào A, ta có :
\(A=\left(\frac{10+4y}{3}\right)^2=\frac{100+80y+16y^2}{9}+y^2\)
\(A=\frac{100+80y+25y^2}{9}=\frac{\left(5y\right)^2+2.5y.8+8^2+36}{9}\)
\(A=\frac{\left(5y+8\right)^2}{9}+4\)
Ta có : \(\frac{\left(5y+8\right)^2}{9}\ge0\)với mọi y \(\Rightarrow A=\frac{\left(5y+8\right)^2}{9}+4\ge4\)
Vậy Min(A) = 4
Dấu ''='' xảy ra khi y = - 8/5 và x = 6/5
Mình mới tự làm,bạn tham khảo xem có giúp gì cho bạn k
Trong đoạn trích " chị em Thúy Kiều " của tác giả Nguyễn Du thì Bố cục của đoạn trích được phân ra làm ba phần .
+Phần 1 bao gồm 4 câu thơ đầu nhằm mục đích giới thiệu khái quát chị rm thúy Kiều để giúp mọi người có được cái nhìn tổng quát về vẻ đẹp của hai chị em được miêu tả một cách toàn vẹn mà tưởng như thật khó để có thể ca ngợi hơn nữa
+ Phần 2: bao gồm 4 câu thơ tiếp theo ca ngợi lên vẻ đẹp theo một cách đoan trang,hiền hòa đôn hậu của Thúy Vân.Những câu như " hoa cưới ,ngọc thốt ,đoan trang" thì tựa như những lời trầm trồ ,khen ngợi đến từ thiên nhiên.Đây chắc có lẽ là một dự báo hiệu cho cuộc đờieem đềm ,ấm áp về sau của Thúy Vân
+ Phần ba bao gồm những câu thơ còn lại nhằm ca ngợi vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng Kiều. Những từ như " hoa ghen" "Liễu hờn " dường như đang miêu tả một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà mà khó ai có được làm cho thiên nhiên ghen ghét đố kị và có lẽ đây cũng chính là một dấu hiệu của cuộc đời đầy chông gai,sóng gió của cô nàng
Phạn điểm chính của đoạn trích trên là nhắm ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Kiều và đoạn miêu tả về bẻ đẹp của Vân giống như lại là một cái nền để so sách.Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang,hòa hợp thì vẻ đẹp của Thúy Kiều lại quá sắc sảo .Mà nhan sắc ấy cũng tương ứng với vận mệnh bắp bênh của hạ chị em Thúy Kiều và Thúy Vân
Bố cục :
- Phần 1 : (4 câu thơ đầu ) lời giới thiệu của tác giải về chị e Thúy Kiều - Thúy Vân
-Phần 2 :(4 câu thơ tiếp theo) vẻ đẹp của Thúy Vân
-Phần 3:(16 câu thơ còn lại) vẻ đẹp tài năng thiên phú của T kiều
luận điểm
Bao gồm 4 luận điểm
. giới thiệu vẻ đẹp chung của chị e Thúy kiều Thúy Vân
.Vẻ đẹp của Thúy Vân
. Tài sắc của Thúy Kiều
.Vẻ đẹp chung của 2 cj e Thúy Kiều Thúy Vân
Tôi thường đặt quá nhiều kỳ vọng vào những người tôi quan tâm, vì thế cho nên một khi nhận ra họ có chút thay đổi hoặc cư xử không như tôi mong đợi, tôi luôn cảm thấy hụt hẫng. Tôi luôn suy nghĩ, day dứt rất nhiều về họ, luôn tự chất vấn rằng mình đã làm sai điều gì, để họ đối xử như vậy. Không tìm ra câu trả lời, tôi chỉ trách mình quá đa đoan...
Có vài người lướt qua cuộc đời bạn, để lại cho bạn những dư âm không thể nào quên. Bạn mộng tưởng, cho rằng họ khác với những người trước, nghĩ họ sẽ không khiến bạn bị tổn thương. Bạn cứ chìm đắm trong những ảo tưởng, để rồi một ngày họ biến mất. Biến mất một cách hoàn toàn, không lí do, không lời giải thích. Bạn không tức giận, chỉ lặng im, ánh mắt nhìn xa xăm...
Khóc làm gì, nước mắt làm gì, khi ta chẳng còn gì để nói với nhau... Rồi người cũng đi qua tôi như cơn gió vậy thôi.
Cuộc sống mà, không gì là mãi mãi, chỉ cần một cái cớ, ai cũng có thể rời xa bạn... Nhưng hãy nhớ rằng, người thực sự tốt thì sẽ luôn ở bên cạnh bạn, dù có chuyện gì đi chăng nữa.
Người nên đến thì sẽ đến, người muốn đi thì đừng nên níu kéo. Đừng ép người, đừng ép mình, đừng bận tâm đau lòng chỉ vì một chuyện, trên đời nên học cách "tùy duyên". Ai không tốt, không nên tiếc.
Nhưng, một khi đã buông bỏ thì bạn phải thật sự mạnh mẽ và dứt khoát... Vài ba lần "không nỡ", dần dẫn sẽ trở thành thói quen.... Và người chịu tổn thương lớn nhất chỉ có thể là bạn mà thôi... Đừng khiến bản thân thêm đau!
---------------------------
Mạnh mẽ lên, yếu đuối cho ai xem?
30/06/2019
*Bữa cơm của Mạ*
Con lại về gọi vang từ đầu ngõ
Mạ mừng mừng: "Mi đó hả à tư?"
Ôi đôi mắt đã không như truớc nữa
Chỉ còn dòng khô khốc, mỏi mòn trông.
Con lại về quỳ dưới chân của mạ
Lầm lỗi rồi, con khóc ngỡ ngày thơ
Ôi đôi tay nhăn gầy, bao vết sạn
Xoa lên đầu: "Đừng khóc, lớn rồi con!"
Con lại về ngon lành cơm của mạ
Niêu cá đồng ngan ngát vị phù sa
Dĩa rau dền, bát khổ qua nhân nhẫn
Mà miệng cuời "Mạ vẫn nhất trần gian!"
NĂM tròn xin tiễn tiết đông qua
MỚI đón xuân tươi đến mọi nhà
CHÚC tặng trên đời thêm chữ Hỷ
MỪNG vui khắp chốn cất lời ca
HẠNH dung lễ nghĩa ngời tâm ngọc
PHÚC lộc, công danh rạng ánh ngà
CHAN chát trống kèn, Lân hợp cảnh
HÒA đàn, tấu sáo rộn ràng ca
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-neu-cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-truong-sinh-trong-tac-pham-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du-c36a1490.html#ixzz5sJxyvelI
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Trong đó phải kể đến bút pháp tả người của Nguyễn Du, đặc biệt là miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
2. Thân bài
3. Kết bài
Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều: Qua bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng tuyệt diệu.
Đời người, với những nỗi buồn sầu thế và những bất hạnh khôn cùng trải dài ra mênh mông, vô tận, cập bến lửa thiêng và đến với nhà thơ Nguyễn Du- một đại thi hào của dân tộc. Thân phận con người, đặc biệt là thân phận người con gái trong xã hội phong kiến suy tàn với bao bất công ngang trái, coi trọng thế lực đồng tiền đã đi vào trái tim nhà thơ với bao rung cảm và bao xót xa đau đớn. Hình tượng Thuý Kiều ra đời trong bao dồn nén về cuộc đời, về thân phận con người của nhà thơ. Đó là đại diện cho một kiếp người, một lớp người trong xã hội phong kiến hủ bại và thối nát. Qua hình tượng nàng Kiều và với những giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm “Truyện Kiều”, ta có thể thấy rõ được quan niệm nghệ thuật mới tiến bộ về con người, về cá nhân của đại thi hào Nguyễn Du.
“Truyện Kiều” được sáng tác dựa trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện”. Tuy nhiên Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với cảm hứng mới, nhận thức lý giải về nhân vật theo cách của riêng ông, với thể loại truyện thơ khác hẳn “Kim Vân Kiều truyện” là tác phẩm tự sự văn xuôi.
Nhân vật nàng Kiều hiện lên trên nền bi kịch của cuộc đời. Nàng có ý thức về nhân phẩm của mình nhưng lại bị xã hội hủ bại chà đạp nhân phẩm. Đó là bi kịch lớn nhất của đời người. Nỗi xót xa, đau đớn bao trùm lên một con người mà “hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành- Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Văn học trung đại viết về con người đã ít, viết về số phận con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ lại càng ít hơn. Với cái xã hội trọng nam khinh nữ thì một Nguyễn Du và một “Truyện Kiều” xuất hiện như toả sáng nền văn học tối tăm, soi đường chỉ lối và tôn lên giá trị nhân phẩm cao quý của con người.
Thuý Kiều- một người con gái tài hoa, xinh đẹp- một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, một tài năng hiếm thấy, nổi bật về cả cầm, kì, thi, hoạ. Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết của mình vào sáng tạo hình tượng Thuý Kiều, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ vốn không được coi trọng trong xã hội đương thời bằng một tấm lòng trân trọng yêu thương. Đó là điều hiếm, hoặc thậm chí không tìm thấy trong các tác phẩm trước “Truyện Kiều”, và các nhà thơ khác trước Nguyễn Du. Nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng thật tài tình, cái đẹp “mười phân vẹn mười”, “sắc sảo mặn mà”, Thuý Kiều quả là một giai nhân hiếm có trên đời. Nếu như Thuý Vân có một vè đẹp “mây thua”, “tuyết nhường”, hài hoà với cảnh vật xung quanh, với thiên nhiên, tính cách đoan trang thuỳ mị như ngầm báo trước một tuơng lai êm đềm, phẳng lặng thì Thuý Kiều với vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”, ngầm dự báo trước số phận của nàng sẽ gặp nhiều bất trắc, nhiều sóng gió bão táp. Nàng Kiều đã tự viết lên khúc nhạc ai oán, não nùng. Phải chăng nàng đã tự dự đoán trước được tương lai, số phận của mình- tương lai, số phận của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh trong cái xã hội chỉ coi trọng đồng tiền mà vùi dập, chà đạp lên thân thể, danh dự và cả nhân phẩm của con người. Qua hình ảnh nàng Kiều, ta thấy được cái nhìn yêu quý, trân trọng, cảm thông của Nguyễn Du với nhân vật lý tưởng của mình, cũng như với những kiếp người nhỏ bé trong xã hội. Đó là quan niệm nghệ thuật mới tiến bộ về con người, cá nhân của nhà thơ Nguyễn Du.
Biết cảm thông, chia sẻ, Kiều đã cảm thấy rất buồn và thương cho nấm mộ Đạm Tiên bên đường cỏ mọc hoang, không ai chăm sóc. Người con gái mang kiếp cầm ca, sống thì bị dè bỉu, chết đi thì nấm mồ cũng vẫn cô đơn hiu quạnh.
“Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
Phải chăng, cũng từ đây mà một cơn giông tố đang sắp ập đến trên đầu người thiếu nữ vô tội. Nấm mồ hoang kia phải chăng như một sự báo thức, như đánh dầu bước ngoặt cuộc đời của Kiều:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Kiều- một con người có vẻ đẹp ngoại hình, có tâm hồn trong sáng, lương thiện, tài năng, đồng thời nàng cũng là người có khát vọng tình yêu, hạnh phúc, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến:
“Tình trong như đã mặt ngoài còn e
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”
Đặc biệt là hình ảnh “xăm xăm băng nẻo đường khuya một mình” của Thuý Kiều để tìm Kim Trọng, tìm đến hạnh phúc của mình. Kiều đã vượt qua những gò bó của thời cuộc để đi tìm hạnh phúc, điều mà khó tìm thấy nơi những người con gái khác trong khi quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” vẫn đang tồn tại rất mạnh mẽ trong xã hội. Nguyễn Du đã làm cho nhân vật của mình thật nổi bật trên nền xã hội đồng tiền, xã hội phong kiến hủ bại, thối nát. Ông coi trọng con người, coi trọng sự tự do, hạnh phúc và quyền được tìm hạnh phúc cho mình của mỗi người mặc cho định kiến xã hội đang vây lấy tất cả.
“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Lại mang lấy một chữ tình
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong”
Con người sinh ra tài hoa không phải là một cái tội, nhưng đặt trong hoàn cảnh lễ giáo phong kiến, những người có tài, có sắc, đặc biệt là người phụ nữ lại hay phải chịu những truân chuyên, vất vả. Đang ở độ tuổi đẹp nhất của thời con gái, vừa gặp được mối tình đầu của mình, tưởng như cuộc sống sẽ chuyển mình bước trên một con đường hạnh phúc, nhưng ông trời thường hay thử lòng người. Phải chăng, khúc nhạc mà Kiều sáng tác trước kia đã trở thành chính cuộc đời nàng, ai oán và não nùng. Chỉ vì đồng tiền, bọn sai nha đã gây nên vụ án oan trong gia đình Kiều, vì đồng tiền mà bọn chúng đã phá hoại hạnh phúc gia đình Kiều, từ một mái ấm êm đềm bỗng tan hoang, lạnh lẽo. Thuý Kiều, với tư cách là một người chị cả phải đứng ra lo liệu mọi chuyện, nàng phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho sai nha để cứu cha và em khỏi bị tra khảo dã man. Bi kịch cuộc đời bắt đầu từ đây, khi mà con người , khi mà nhân phẩm bị người ta mua đi bán lại như một món hàng. Mã Giám Sinh, Tú Bà xuất hiện càng làm nổi bật lên hình tượng một Thuý Kiều bất hạnh, đau đớn ê chề:
“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
… Cò kè bớt một thêm hai”
Cái tài, cái sắc giờ đây bị mang ra cân đong đo đếm, bị quy ra thành tiền:
“Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”
Cảnh mua bán hiện lên thật sinh động, có người mua, kẻ bán, có sự thử hàng, trả giá, mặc cả, giao kèo. Từ “ép”, “thử” đã lột trần bản chất của Mã Giám Sinh, đồng thời khắc hoạ được rõ nét nỗi đau đớn, bất hạnh khi bị coi như một món hàng mua bán của Thuý Kiều. Từ một nghìn mà bị ngã giá xuống bốn trăm lạng, trong xã hội đồng tiền, con người chỉ đáng giá thế thôi sao?
Xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân phẩm và đạo đức của con người. Phẩm giá bị xúc phạm, Thuý Kiều căm tức những kẻ đã gây ra cho gia đình nàng nỗi ô nhục này: “nỗi mình thêm tức nỗi nhà”. Nàng đau xót, nàng khóc cho số phận hẩm hiu của mình:
“Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng dợn gió e sương”
Hình ảnh Thuý Kiều hiện lên thật tội nghiệp. Nàng đau khi nghĩ đến “nỗi mình”- tình duyên dang dở, “nỗi nhà” bị vu oan giáng hoạ. Mỗi bước đi của nàng nước mắt tuôn mà lòng quặn thắt. Là một tiểu thư khuê các mà giờ đây lại trở thành một món hàng nên càng tủi thẹn, xấu hổ ê trề khi phải đối mặt với sự thật. Nhưng Thuý Kiều càng buồn bao nhiêu thì lại càng đẹp bấy nhiêu: “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”. Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã khắc hoạ thành công nỗi buồn của Kiều, đồng thời thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp. Thuý Kiều hiện lên trên bức tranh khổ đau vẫn thật đẹp về cả ngoại hình lẫn nhân phẩm. Dù bị xã hội dồn ép, đè nén, nhưng hình ảnh một người con gái hi sinh hạnh phúc của mình và gia đình hiện lên thật đáng quý, đáng trọng. Đó cũng là nét nghệ thuật tiến bộ về con người, cá nhân của Nguyễn Du khi mà trong văn học cũ, con người không được đề cao.
Biết rằng cuộc đời mình sẽ chuyển sang một trang mới, biết rằng mối tình Kim- Kiều sẽ chẳng đi về đâu. Sau những đêm trắng nghĩ đến thân phận và tình yêu, Kiều quyết đinh nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Kheo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.
Là chị mà Kiều phải lạy, phải thưa với em của mình, một thái độ vừa kính trọng, vừa biết ơn. Kiều đã nghĩ rất chu toàn, biết rằng việc này rất khó cho Vân nên nàng rất khó để mở lời. Nàng tâm sự với em về mối tình trong sáng, cao đẹp của mình đối với chàng Kim. Đối với Kiều, giữa chữ hiếu và chữ tình, nàng đều muốn trọn vẹn cả hai.
Đau đớn nhất trong đời người là nhân phẩm bị chà đạp, và nỗi đau đớn đó càng nhân lên gấp bội khi phải từ bỏ tình yêu của mình. Kiều trao duyên cho Thuý Vân mà lòng đau xót, nuối tiếc, nhớ lại tất cả những kỉ niệm đã qua, nhận ra mình là người bạc mệnh:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
Mai sau dù có bao giờ
+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng” phẩm chất anhdũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
+Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ”“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
tác dụng : ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Điều đó cho thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường anh dũng hiên ngang tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.