K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2023

Tham khảo

Đế quốc Anh khởi nguồn với các thuộc địa và trạm mậu dịch hải ngoại được thiết lập từ cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, là đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với thế lực toàn cầu đứng đầu trong hơn một thế kỷ, đánh bại cả Napoleon đại đế và khiến Tây Ban Nha suy tàn. Vào thời kỳ đỉnh cao của quyền lực, đế quốc Anh thường được ví với câu nói "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" bởi lãnh thổ mở rộng ra toàn địa cầu. Thời bấy giờ, lãnh thổ của đế quốc Anh dài trên khắp 5 châu lục với hơn 100 vùng lãnh thổ và các quần đảo hải ngoại. Do đó, những di sản văn hóa, ngôn ngữ và luật pháp của đế quốc này được truyền bá rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Chủ nghĩa tư bản đã trải qua 3 thời kì phát triển: 

- Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa: 

+ Từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa cuat chủ nghĩa thực dân đã trải rộng khắp Châu Á, châu Phi và khu vực mỹ La-tinh. 

+ Các nước trong chủ nghĩa đế quốc triển khai chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn: Anh, Pháp, Mỹ,...
+ Ngoài ra các nước khác như Ý và Đức cũng cạnh tranh giành giật thuộc địa, ráo riết thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc. 

- Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản:

+ Các thành tựu khoa học-kĩ thuật là tiền đề để các nước tư bản mở rộng các hoạt động kinh tế mà đối tượng là  thuộc địa và các nước kém phát triển để mang lại lợi nhuận to lớn. 

- Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền:

+ Đầu thế kỉ XVI- giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trên mặt kinh doanh không có sự can thiệp của nhà nước. 
+ Những năm 60, 70 của thế kỉ XIX, do phát triển cao nên dẫn tới giai đoạn độc quyền mà biểu hiện rõ nhất là sự hình thành các tổ chức độc quyền dưới nhiều hình thức.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tiềm năng: Chủ nghĩa tư bản có sức sản  xuất phát triển cao dựa trên thành tựu khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, đẩy nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường cạnh tranh.

* Ví dụ:

- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường trung cổ" của xã hội phong kiến; đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa; chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.

- Phát triển lực lượng sản xuất.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí (thời kỳ của C.Mác va V.I.Lênin) và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế của nhân loại bước vào một thời đại mới: thời đại của kinh tế tri thức.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát trển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ,... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.

-    Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó đã xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nền nếp, thói quen của người lao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và giai đoạn tư bản độc quyền.

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo rằng: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.

Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới. V.I.Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời V.ILênin xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền qua năm đặc điểm kinh tế cơ bản của nó.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

Thứ hai, vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Bétsơme, Máctanh, Tômát, v.v. đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như axít sunphuaric (H2SO4), thuốc nhuộm, V.V.; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay, V.V.; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay. v.v. và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học - kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.

Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.

Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ ntghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đấy tập trung sản xuất, nhất lả việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

Từ những nguyên nhân trên, V.I.Lênin khẳng định: "... cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Cơ sở thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX là:

- Những thành tựu khoa học, kĩ thuật.

- Nguồn nguyên liệu khai thác từ thuộc địa.

- Nguồn vốn đầu tư bằng sự liên kết giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. 

- Việc mở rộng sản xuất. 

- Việc đẩy mạnh ngoại thương và tín dụng. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công => các nước tư bản tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa => Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nửa sau thế kỉ XVII: Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh.
Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... => những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội.
Cuối thế kỉ XVIII: Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp.
Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi => Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ

- Tác giả:

+ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được soạn thảo bới một ủy ban 5 người, gồm các nghị sĩ: Thomas Jefferson, John Adams, Benjamin Franklin, Roger Sherman và Robert R. Livingston.

+ Phần lớn nội dung trong Tuyên ngôn Độc lập được chấp bút bởi Thomas Jefferson.

- Nội dung:

+ Tuyên bố các quyền tự do dân chủ tư sản.

+ Tố cáo tội ác của nhà vua và chính quyền thực dân Anh đối với nhân dân bắc Mỹ.

+ Tuyên bố ly khai khỏi Anh và khẳng định nền độc lập của các bang ở Bắc Mỹ.

- Giá trị lịch sử:

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ là một văn kiện có tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người và quyền công dân của thời đại mới,… Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Khẳng định nền độc lập và tuyên bố sự ra đời của quốc gia mới - Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ.

Thông tin tham khảo về: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

- Tác giả: La Fayette.

- Nội dung: nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người; khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân; ban hành các quyền tự do tư sản đồng thời khẳng định quyền sở hữu tài sản tư nhân.

- Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là một văn kiện có tính chất tiến bộ và cách mạng: lần đầu tiên trong lịch sử nước Pháp và châu Âu, chủ quyền tối cao được tuyên bố thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị xóa bỏ. Tinh thần tiến bộ, nhân văn của bản tuyên ngôn đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: trong quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn một đoạn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Nội dung

Cách mạng tư sản Anh

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Cách mạng tư sản Pháp

Mục tiêu

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc;

- Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Nhiệm vụ

- Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến;

- Xác lập nền dân chủ tư sản.

- Giành độc lập dân tộc;

- Thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc.

- Xác lập nền dân chủ tư sản.

- Hình thành thị trường dân tộc thống nhất;

- Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

- Xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng;

- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

Giai cấp lãnh đạo

Giai cấp tư sản và quý tộc mới

Giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô

Giai cấp tư sản

Động lực

Lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản,…)

Kết quả

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế

- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

- Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ra đời.

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế; thiết lập nền dân chủ tư sản.

Ý nghĩa

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mỹ

- Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước thuộc địa khắp nơi trên thế giới.

- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

- Lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

- Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.