Hòa học
Đọc tên các chất đã được học ở năm lớp 8 và lớp 9
Help me
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân tộc là gì ? “Dân tộc” là khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính, chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia hoặc chỉ một cộng đồng dân cư của một tộc người sử dụng chung một ngôn ngữ, có đặc điểm chung về văn hoá và ý thức tự giác tộc người, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa. Thế nào là dân tộc thiểu số? Dân tộc thiểu số chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một quốc gia đa dân tộc. Những đặc điểm dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến truyền thông dân tộc ? Phần lớn các cộng đồng thiểu số Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ tại vùng núi, địa hình chia cắt, phức tạp tại nhiều địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, có tầm quan trọng đặc biệt về môi trường sinh thái. Đời sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, trình độ phát triển không đồng đều. Vì vậy, truyền thông dân tộc cần đầu tư thích đáng nguồn nhân lực, vật lực. Theo số liệu thống kê năm 2009, ở vùng dân tộc có một nửa dân số độ tuổi từ trung niên trở lên chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Truyền thông bằng tiếng dân tộc là một lợi thế. Thực tế cho thấy, truyền thông trực tiếp, đối thoại ở vùng dân tộc là phù hợp và hiệu quả hơn so với truyền thông gián tiếp. Các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng khác biệt. Tận dụng được lợi thế về truyền thống văn hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quan hệ xã hội của mỗi dân tộc thì truyền thông dân tộc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiếu khách, yêu văn nghệ là đặc tính nổi trội, phổ biến ở các cộng đồng thiểu số. Yếu tố này cần được sử dụng triệt để khi thực hiện các sản phẩm truyền thông. HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC 9 Một đặc điểm khá nổi trội trong các cộng đồng thiểu số, đó là vai trò dẫn dắt, then chốt của những người tiên phong, người có uy tín. Truyền thông dân tộc đem lại kết quả tốt khi đối tượng hóa một cách mạnh mẽ và hướng về cơ sở, đến từng nhóm đối tượng và nhắm đến các đối tượng này. Các phương thức truyền thông dân tộc cần mang đặc trưng thôn bản, dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và sự tham gia tích cực của người dân. Tính gắn kết cộng đồng cao là tác nhân quan trọng để lan tỏa và duy trì các thực hành mới làm tăng hiệu quả truyền thông; Truyền thông sẽ hiệu quả khi tạo được dư luận tích cực. Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý tự ti, bảo thủ, mẫn cảm. Vì thế, sự lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng thiểu số là quá trình mang tính lựa chọn, cần một khoảng thời gian nhất định. Quá trình lan tỏa các thực hành mới cần thực hiện từng bước, tạo cơ hội để người dân kiểm chứng và học hỏi từ thực tế. Để truyền thông hiệu quả cần thông qua các kênh khác nhau, từ người tiên phong đến các thành viên khác thông qua mối liên hệ gia đình, dòng họ, sinh hoạt cộng đồng cũng như tất cả các lực lượng truyền thông như trực tiếp, báo in, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin mới. Ở một số vùng dân tộc hiện nay, du lịch phát triển mạnh, internet, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông. Thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin vẫn là tình trạng khá phổ biến ở vùng dân tộc. Đẩy mạnh truyền thông dân tộc, đưa thông tin mạnh mẽ về cơ sở, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng về thông tin, thúc đẩy sự trao quyền cho các cộng đồng thiểu số, giúp họ chủ động tham gia vào các chương trình phát triển. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng dân tộc thiểu số Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ sự đa dạng văn hoá, tạo điều kiện cho các dân tộc phát huy bản sắc văn hoá, Nhà nước đã thực hiện chính sách phát triển toàn diện vùng dân tộc. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Nguyên nhân sụp đổ của XHCN ở Liên Xô ( và Đông Âu )
- Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưng càng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu xót dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Có nhiều lí do dẫn đến sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường.
Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.
+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.
+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.
- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội - như V.I. Lenin đã nói: Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không ?
1.
a. Xưng khiêm là khi dùng đại từ để nói về chính bản thân mình thì khiêm tốn.
Hô tôn: nói, gọi người khác với thái độ tôn trọng, đặt họ ở vị trí trên.
b. Phương châm hội thoại được sử dụng trong câu trên là phương châm lịch sự.
c. Vận dụng câu thành ngữ với nhiều đối tượng khác nhau như: người mới quen, người trên, bạn bè...
Bốn “con Rồng” kinh tế châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc và Đài Loan
Bốn Con Rồng Kinh Tế Ở Châu Á
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Câu 88: Kinh Tế Của Liên Xô Và Mĩ Sau Chiến Tranh Thế Giới 2
Câu 87. Bốn “con Rồng kinh tế” xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Từ đó, hãy trình bày những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế – xã hội cuả một “con Rồng” kinh tế mà anh /chị đã nêu trên.
Hướng dẫn làm bài
1) Bốn “con Rồng” kinh tế châu Á là thuật ngữ để chỉ các nền kinh tế của Hồng Kông, Xingapo, Hàn Quốc và Đài Loan.
2) Những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển cuả một con rồng kinh tế nhất trong bốn con rồng châu Á.
* Xingapo:
– Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Xingapo bị Nhật chiếm đóng (1942 – 1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghiã là “ảnh hưởng Phương Nam”). Sau khi Nhật đầu hàng, tháng 9/1945, quân đội Anh quay trở lại Xingapo và lập lại nền thống trị cuả mình. Thực dân Anh đã thi hành chính sách mở cưả ở Xingapo, vì vậy, nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán lớn nhất ở Đông Nam Á.
– Trước sức ép cuả cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cuả người dân Xingapo và sự lớn mạnh cuả phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực, thế giới, năm 1957, cùng với việc công nhận nền độc lập cuả Malaixia, Anh phải thừa nhận nền độc lập Xingapo. Năm 1963, Xingapo gia nhập liên bang Malaixia, nhưng hai năm sau tách ra thành nước Cộng hoà Xingapo.
– Bắt đầu từ 1963, Xingapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình, và đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới với những điều “thần kỳ” trong sự phát triển kinh tế. Sau ba thập kỉ xây dựng và phát triển kinh tế, Xingapo đã bước vào hàng ngũ các “nước công nghiệp mới” (NICs) trên thế giới, trở thành “con Rồng” nổi trội nhất trong 4 “con Rồng”. Trong vòng 25 năm (1966 – 1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,9%, năm 1994 mức tăng trưởng đạt 10,2%, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD.
– Nhà nước Xingapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế.
– Xingapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự kỷ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh…
* Lãnh thổ Đài Loan
– Gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, diện tích 35.980 km², dân số 22 triệu người (năm 2000). Là một bộ phận của Trung Quốc song đến nay vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc.
– Thành tựu phát triển kinh tế – xã hội:
§ Những năm 50 của thế kỉ XX: kinh tế – xã hội đạt được một số thành tự bước đầu, song nói chung còn khó khăn: vật giá chưa ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, phụ thuộc vào Mĩ.
Bốn Con Rồng Kinh Tế Ở Châu Á
§ Những năm 60: Đài LOan đã tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội, kêu gọi đầu tư, xây dựng chiến lược kinh tế “hướng về xuất khẩu”.
– Kết quả: Trong vòng 3 thập niên, Đài Loan được coi là một trong những “con rồng” Đông Á. Tăng trưởng kinh tế đạt 8,5% năm….
* Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)
– Sau khi chiến tranh hai miền chấm dứt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn, tình hình chính trị không ổn định. Năm 1962, Hàn Quốc tìm cách vượt qua nhiều trở ngại thử thách để phát triển đất nước. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, sau 30 năm, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới (NICs) và là một con “Rồng” trong bốn con “Rồng” ở châu Á.
– Từ năm 1962 – 1991, tổng sản phẩm quốc dân tăng gần 130 lần cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp tăng, nền kinh tế đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng.
Có hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống đường cao tốc ngày càng được hoàn chỉnh, là một xã hội thông tin khá cao có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới như: máy ghi hình, catxét, máy tính điện tử …
– Công tác giáo dục được coi trọng. Trong vài thập niên gần đây giữa miền Nam, Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm cao cấp nhằm giải quyết vấn đề thống nhất đất nước.
* Hồng Công
– Đặc khu hành chính Hồng Kông ngày nay bao gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long, khu Tân Giới và 262 các hòn đảo lớn nhỏ; phía bắc tiếp giáp với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông, phía đông là vịnh Đại Bằng, phía tây là cửa Chu Giang và phía nam là biển Đông Việt Nam.
– Hồng Kông, trung tâm thương mại tài chính quốc tế, sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự quản lý của người Anh đã trở về Trung Quốc trở thành khu hành chính đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1997.
– Theo ý tưởng “một nước – hai chế độ” của nhà lãnh đạo Trung Quốc – Đặng Tiểu Bình, trong vòng 50 năm sau khi bàn giao, Hồng Kông vẫn giữ nguyên chế độ chính trị cũ, ngoài ngoại giao và quốc phòng, các lĩnh vực khác của Hồng Kông đều được hưởng quyền tự trị cao độ.
– Hồng Kông có nền kinh tế quốc tế hóa cao độ, môi trường kinh doanh thuận lợi, thể chế pháp luật kiện toàn, thị trường tự do cạnh tranh, có hệ thống mạng lưới tiền tệ, tài chính, chứng khoán rộng khắp, cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống giao thông, dịch vụ hoàn chỉnh.
“Báo cáo tình hình đầu tư của thế giới năm 2004” của Hội nghị Phát triển và Mậu dịch Liên hợp quốc xem Hồng Kông là hệ thống kinh tế tốt nhất thứ hai của châu Á về thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Chuyên mục: Ôn Thi Lịch Sử Thế Giới
... Có ai onl OLM nx âu mak hỏi