K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2021

- Việt Nam khai thác dầu khí để lọc dầu ở các nhà máy. Sau khi lọc dầu xong thì chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm cần thiết như nhựa đường, phẩm nhuộm, xăng, dầu hỏa, dầu mazut, diezen...

12 tháng 6 2021

viết có dấu đc ko?

11 tháng 6 2021

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến 2012 (Bị phá vỡ kỉ lục vào năm 2012 bởi Nhà máy thủy điện Sơn La).[cần dẫn nguồn] Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô (sau năm 1991 đến 1994 là Liên bang Nga) giúp đỡ, hỗ trợ công tác xây dựng và hướng dẫn vận hành.

Công trình khởi công 6/11/1979, khánh thành 20/12/1994.

11 tháng 6 2021

Giải

vì có 5 tổ mỗi tổ bằng nhau nên số ngườì sẽ chia hết cho 5

và số h/s sẽ < 50 và >40 =>số HS sẽ là 45

Ta dùng PP giả thiết tạm

Giả xử 

mỗi người chỉ trồng đc 4 cây thì tổng số cây sẽ là:

45 x 4 = 180 (cây)

Số cây hụt đi là:

220 - 180 = 40 (cây)

Số cây chênh lệch là:

5-4=1(cây)

Học sinh trồng 5 cây là:

40:1=40 (bạn)

Học sinh trồng đc 4 cây là:

45-40=5(bạn)

Đ/S:......

chúc bạn hok tốt

nếu đúng thì kết bạn với mình nhé mình chưa có banj^_^

10 tháng 6 2021

là Lê Lợi nha

chúc bạn học tốt

10 tháng 6 2021
Vua Lê Lợi ----------- \(Họk\) \(Tốt\)
9 tháng 6 2021

-Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang được xây dựng. ... Đời sống mọi mặt của người dân đang được nâng cao.

 Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. Nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang được xây dựng. ... Đời sống mọi mặt của người dân đang được nâng cao.

Tất cả các đồng bằng miền Trung đều bắt nguồn từ một lịch sử thống nhất liên quan đến quá trình biển tiến-mài mòn mà dấu tích ngày nay là các bậc thềm đánh dấu sự dao động của mực nước qua các thời kì băng hà tan.

Đi từ trong ra phía biển, địa hình thấp dần: 40-25m, 25-15m, 15-5m, 5-4m, và có tuổi trẻ dần. Điều đó chứng tỏ địa hình được nâng cao dần và liên tục. Bờ biển lùi ra xa, các con lươn con trạch tạo nên những cồn cát, những cồn cát này được gió vun lên thành những đụn cát và ngăn chặn các đầm phá. Cùng thời gian đó hình thành nên các đảo và bán đảo.

Ở đồng bằng duyên hải miền Trung có những cồn cát cao tới 40-50m, và giữa chúng hình thành những mạch nước ngọt ngầm phun lên như ở Bàu Tró (Quảng Bình)

Địa hình đồng bằng bị cắt xẻ bởi các nhánh núi ăn sát ra tới biển như: dãy núi Hoành Sơn-đèo Ngang, dãy núi Bạch Mã-đèo Hải Vân, dãy núi Nam Bình Định-đèo Cả. Vì vậy, địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung mang tính chất chân núi-ven biển.

Ngoài bị cắt xẻ ngang bởi các nhánh núi ăn sát ra biển, thì ở đây còn có sự phân chia dọc theo đồng bằng, đi từ trong ra ta sẽ gặp: cồn cát → đụn cát → đồi núi sót → mõm đá.

Phía trong các cồn cát là các đồng bằng nhỏ hẹp có thể canh tác nông nghiệp. Còn ở dưới chân núi là vùng sỏi đá khô cằn, cỏ cây hoang dại mọc.

Khí hậu và thời tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Mũi Né ở Bình Thuận

Phần lớn khu vực thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, dẫn tới khu vực Bắc Trung Bộ chịu chế độ gió mùa hạ và gió tây khô nóng (gió Lào) từ phía Tây, còn khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ phần lớn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông từ biển thổi vào.

Vùng này cũng là nơi chịu rất nhiều ảnh hưởng của các cơn bão, tập trung nhiều về tháng 9, 10, 11, 12. Trung bình có từ 0,3 đến 1,7 cơn bão/ tháng. Đặc biệt vào tháng 9, tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình có 1,5 cơn bão/tháng, tất cả các cơn bão đều từ hướng đông, đông bắc đổ vào.

Bên cạnh đó, đồng bằng duyên hải miền trung cũng là một vùng đất có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển. Nơi đây tập trung nhiều ngư trường lớn, chủ yếu là ở Nam Trung Bộ.

Học tốt, k cho mình nhé ^^

9 tháng 6 2021

Đại Tướng Võ Nguyên Giap

người chỉ huy Văn Tiến Dũng nhs bn

9 tháng 6 2021

answer-reply-image

Sapa nổi tiếng với đỉnh núi Phan xi păng, những phiên chợ, vườn hoa Hàm Rồng, nhà thờ cổ Sapa, thác Bạc và bản làng các dân tộc Sapa

giải được mỗi câu b à

15 tháng 6 2021

Trung du miền núi Bắc Bộ thích hợp trồng các cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt ôn đới đới: cây công nghiệp (nhất là cây chè), cây ăn quả (vải, cam, bưởi,…),… => Trồng các cây nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Còn có trồng rừng nữa bạn nhé.

9 tháng 6 2021

Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và nhà Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

bạn  tham khảo xem có được chưa nhé

chúc bạn học tốt

9 tháng 6 2021

Huế nằm ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Đây là thành phố nằm ở trung tâm của đất nước, trên trục Bắc – Nam của các tuyến đường bộ, được sắt, đường biển và đường hàng không. Có đường biên giới với Lào, trong đó phía Đông giáp biển, phía Tây Nam giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Đà Nẵng và phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị. Huế nằm ở vị trí thuận lợi, hội tụ cả vẻ đẹp của sông, núi, đồi và biển cả. Thành phố nằm ở vị trí có điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phong phú, tạo nên một không gian hấp dẫn, có sông, có núi, có biển. Ngoài ra còn là trung tâm kết nối các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: động Phong Nha – Kẽ bàng, Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Kiểu khí hậu, thời tiết ở Huế như thế nào? Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu ảnh hưởng kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nên thời tiết Huế chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa đông. Mùa khô bắt đầu từ tháng 5 kéo dài cho đến hết tháng 9, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 27 – 29 độ C, các tháng cao điểm (5, 6) nóng nhất lên tới 38 – 40 độc C. Còn mùa lạnh sẽ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với đặc trưng mưa nhiều, thời tiết khá lạnh, nhiệt độ từ 20 – 22 độc C, có thể thấp hơn. Huế có một mùa mưa và một mùa nắng rõ rệt. Huế có một kiểu khí hấu khá khắc nghiệt nhưng người dân đã biết cách biến nó trở thành một “đặc trưng” để phát triển du lịch. Vẫn có những điểm thích hợp cho cả việc tham quan vào mùa mưa, hệ thông nhà hàng, quán café hay khách sạn cũng được thiết kế theo chủ đề. Vì thế dường như chưa bao giờ thành phố nãy vãn khách.

 

9 tháng 6 2021

@Nguyễn Ngọc Diệp cậu chép câu trả lời ở dưới đúng không?

Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và đông-bắc Thái-lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển Chân Mây, lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói, Thừa Thiên- Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền trung và cả nước. Trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia.

Là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây nhất, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên- Huế lập hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới. Có độ dài 80 km, dòng sông trong xanh uốn lượn giữa những cánh rừng, đồi núi, đồng lúa và chảy qua thành phố để rồi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Ðôi bờ sông là hệ thống lăng tẩm của các đời vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyền thống độc đáo. Cạnh sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn có dãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp một mầu xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng. Ðến Huế, du khách sẽ có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An... hoặc thực hiện một tua du lịch thăm Vườn quốc gia Bạch Mã, một khu rừng nguyên sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Bên cạnh thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác như thú vui ngồi thuyền thưởng thức những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng trong tà áo dài tím và vành nón trắng che nghiêng. Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước...

Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên- Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng, v.v. Tỉnh tập trung phát triển du lịch theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh đã từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua khủng hoảng và thiên tai, đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện ở mức độ tăng trưởng bình quân 17%/năm và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biến tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng cao mức thu nhập của nhân dân. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu đều tăng so với các năm trước. Năm 2004, du lịch Thừa Thiên - Huế đón hơn 760 nghìn lượt khách du lịch, trong đó có 265 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 26,2% so với năm 2003, doanh thu đạt 370 tỷ đồng, tăng 32%.

Tỉnh không ngừng đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của du khách đang ngày càng tăng lên. Toàn tỉnh hiện có hơn 104 cơ sở lưu trú gồm 2.821 phòng, trong đó có hơn 50% tổng số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế với một khách sạn ba sao, ba khách sạn bốn sao vừa được nâng hạng và ba khách sạn 5 sao cùng hai khu vui chơi đang được triển khai xây dựng. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển thuyền du lịch, ta-xi, ô-tô các loại không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng.

Năm 2005, tỉnh chủ trương đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai 22 dự án phát triển du lịch với tổng giá trị 656,6 tỷ đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2004. Một số dự án lớn sẽ được triển khai là khu du lịch sinh thái tổng hợp Hồ Phú Bài, khu tưởng niệm di tích Chín Hầm, dự án làng xanh Lăng Cô, dự án đồi Vọng Cảnh, khu biệt thự cao cấp và khách sạn quốc tế thấp tầng ở Lăng Cô, khu du lịch sinh thái biển Lăng Cô - Cảnh Dương - Tư Hiền. Chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng ngày càng được nâng cao, tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn, nhất là Liên hoan (Festival) Huế, tạo ấn tượng tốt và giúp quảng bá du lịch Thừa Thiên- Huế đến nhiều vùng đất nước và ở nước ngoài.

Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra đón hai triệu lượt khách, trong đó có gần 50% là khách quốc tế trong năm 2010. Ðể đạt mục tiêu trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tư. Trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế. Bước đầu, đã hình thành ba cụm du lịch chính, tập trung vào các địa bàn quan trọng: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, A Lưới, Phong Ðiền và thị trấn Thuận An. Bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên - Huế ở các thị trường được đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.

Còn 2 địa danh nổi tiếng là Chùa thiên Mụ và Núi Ngự Bình nhé

Học tốt ^^

9 tháng 6 2021

Ở biển Đông nước ta đang khai thác:

A. Muối, than, dầu mỏ, khí đốt

B. Dầu mỏ, khí đốt, muối, a-pa-tít

C. Cát trắng, muối, dầu mỏ, khí đốt

D. Khí đốt, dầu mỏ, cát trắng, sắt

CHỌN C


~~HHOHỌHỌCHỌC TTÔTỐTỐTTỐT~~