Lê lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần và lê lợi mượn gươm có Ý nghĩa gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi thơ, tôi có một mảnh vườn đầy kỉ niệm.
Ông tôi rất yêu cây cảnh. Ông có cả một khu vườn rất rộng. Tôi thừa hưởng được lòng yêu thiên nhiên ở ông. Giờ đây, khu vườn đã trở thành người bạn của tôi.
Sớm nay, ông dắt tôi ra vườn. Trời bắt đầu hửng sáng, không khí trong lành. Ông mặt trời đang lấp ló sau những đám mây xôm xốp, trắng muốt. Ông cháu tôi ngồi đó, ngắm nhìn sự chuyển dịch kì ảo của rạng đông. Chim chóc hót véo von, tạo nên bản hoà tấu tuyệt vời, hoà vào làn gió thiên nhiên tươi mát, bay bỗng. Vườn ông tôi trồng nhiều thứ lắm. Cây nào cũng được ông tôi chăm chút nên ngày càng tươi tốt. Xa xa, cây cam cao vút, quả vàng tươi mọng nước. Cây chanh be bé. quả xanh thẫm, tròn như trái bóng bàn. Rồi cây xoài, cây bưởi… Nhưng đặc trưng nhất là cây mít, đang sai trĩu quả. Từng trái mít treo lủng lẳng, vàng nâu như những tổ ong với những cái gai mọc chi chít. Tôi đã từng thưởng thức những múi mít vàng óng, thơm lừng…
Chẳng mấy chốc mặt trời đã lên cao, tinh nghịch trải những tia nắng vàng tươi khắp mảnh vườn. Cả khu vườn bừng tỉnh giấc. Những tán lá xanh biếc xen kẽ vào nhau để lộ các kẽ hở cho ánh nắng rọi vào, lốm đốm, giòn tan. Những bông hoa không còn e ấp nữa, chúng vươn mình đón lấy ánh nắng mặt trời. Ông tôi trồng rất nhiều loại hoa. Hoa mào gà đỏ chót đang ngậm túi phấn vàng. Hoa vi ô lét dịu dàng, mỏng manh một màu tím nhạt. Hoa hồng đằm thắm nhưng kiêu sa, toả hương ngào ngạt như muốn làm bá chủ các loài hoa. Nhìn từ xa, hướng dương như một ông mặt trời vàng rực, đang tươi cười. Rồi những chùm ti gôn bé xíu đang tinh nghịch leo trèo… Tất cả đua nhau khoe sắc, toả hương, phô bày vẻ đẹp của mình dưới những tia nắng lung linh, vàng mật.
Vào những ngày đẹp trời như hôm nay thì khu vườn là trung tâm của các buổi vũ hội. Từng đàn chim bay đến, chúng í ới gọi nhau, làm náo loạn một góc vườn. Không khí vui nhộn ấy đã thu hút cả ong bướm cùng kéo đến góp vui. Các chú ong cần cù, vừa vui chơi vừa tranh thủ hút mật. Các cô bướm hiền lành, dịu dàng bay dập dờn xung quanh… Ai cũng khen ông tôi có khu vườn đẹp.
Hằng ngày, tôi vẫn cùng ông ra chăm sóc vườn. Trong khi ông tỉa cây thì chúng tôi tưới nước, làm cỏ, hoặc có khi chúng tôi ngồi cùng ông cho cá, vịt ăn.
Từng đàn cá ngoi lên đớp lấy đợp để. Những con vịt chúc đầu xuống nước sục thức ăn xong lại ngửa cổ lên trời… Thật thanh thản khi được ngồi trong tiếng chim hót, tiếng lá lao xao…
Tôi rất yêu khu vườn này. Tôi cảm ơn ông vì đã truyền cho tôi tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu đối với khu vườn – khu của những niềm vui.
Trả lời:
Bảng phân loại
Kiểu cấu tạo từ | Ví dụ | |
Từ đơn | Từ đấ-y, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày tết, làm | |
Từ phức | Từ ghép | Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy |
Từ láy | Trồng trọt |
Trả lời:
- Giống nhau: Từ láy và từ ghép đều gồm hai tiếng trở lên (đều là từ phức)
- Khác nhau:
+ Từ láy giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm
+ Từ ghép giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
– Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
– Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
– Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
– Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
– Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
– Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
– Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.
Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
1. Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ trong câu sau, biết rằng mỗi từ đã được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo.
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
Trả lời:
* Trong câu trên có 12 tiếng (Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở) và có 9 từ (đã được phân cách bằng dấu gạch chéo).
2. Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
Trả lời:
- Tiếng dùng để tạo từ.
- Từ dùng để tạo câu.
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hồ Chí Minh. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện tỉnh Bến Tre. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba ngành quản trị kinh doanh. Còn em, đứa con út be bé trong gia đình đang học lớp Hai trường thị xã. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương chị gái.
Hãy viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Thánh Gióng đánh giặc .
Bài làm
Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.
Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.
Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các làng đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon, Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những làng khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vừa thấy bánh ngon lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ trời, đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giày, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giày cúng lễ tổ tiên thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
ĐÂY NHÉ BẠN:
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
K MK NHA. CHÚC BẠN HỌC TỐT. ^_^
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đàng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.
Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.