K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4

Mọi người ơi tick đúng bình luận này hộ mình với ạ. Mình cảm ơn.

25 tháng 4

trên thế giới có bao nhiêu ngọn núi?

Trong hành trình học tập của mỗi học sinh, chắc hẳn ai cũng từng gặp một người thầy, người cô khiến mình thật sự cảm phục và biết ơn. Với chúng em – những học sinh thường xuyên học online và tìm kiếm sự giúp đỡ qua các nền tảng học tập trực tuyến – thì cô giáo Thương Hoài chính là một trong những người như thế. Dù chưa từng gặp cô ngoài đời, nhưng qua cách cô hỗ trợ tụi...
Đọc tiếp

Trong hành trình học tập của mỗi học sinh, chắc hẳn ai cũng từng gặp một người thầy, người cô khiến mình thật sự cảm phục và biết ơn. Với chúng em – những học sinh thường xuyên học online và tìm kiếm sự giúp đỡ qua các nền tảng học tập trực tuyến – thì cô giáo Thương Hoài chính là một trong những người như thế. Dù chưa từng gặp cô ngoài đời, nhưng qua cách cô hỗ trợ tụi em trên OLM, cô đã để lại trong lòng chúng em rất nhiều tình cảm và sự kính trọng.

Cô Thương Hoài không trực tiếp đứng trên bục giảng giảng dạy chúng em, nhưng lại là người luôn âm thầm giúp đỡ tụi em vượt qua vô số bài tập khó nhằn. Có những bài toán hay bài các môn học khác, tụi em đã cố gắng giải suốt cả buổi, thậm chí đến mức muốn bỏ cuộc, thì chỉ cần một lời giải thích của cô là tụi em bỗng hiểu ra mọi thứ, cả một vùng trời như bừng sáng...

Điều khiến tụi em cảm động nhất là cô luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi, dù là vào lúc khuya hay cuối tuần. Những lúc tụi em tưởng chừng chẳng còn ai online để hỏi bài, thì cô vẫn lặng lẽ xuất hiện, để lại một lời giải rõ ràng, dễ hiểu và đầy tâm huyết. Cô rất ít khi bỏ sót những thắc mắc nào của học sinh, dù là câu hỏi nhỏ nhặt nhất. Chính sự tận tâm đó khiến tụi em cảm thấy được quan tâm, được đồng hành, và không còn thấy đơn độc trong hành trình học tập của mình.

Dù chỉ biết cô qua màn hình, qua những dòng chữ trả lời trên mạng, nhưng tụi em luôn cảm nhận được sự ấm áp và chân thành từ cô. Cô giống như một người bạn, luôn âm thầm ở phía sau tiếp sức cho tụi em, giúp tụi em vượt qua những thử thách trong học tập bằng tất cả tấm lòng của một người làm nghề giáo.

Chúng em thật sự rất biết ơn cô giáo Thương Hoài – người đã truyền cảm hứng, động lực và kiến thức cho tụi em theo một cách rất đặc biệt. Cảm ơn cô vì đã luôn ở đó, lặng lẽ mà bền bỉ, sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ học sinh nào cần. Cảm ơn cô rất nhiều ạ!

3
26 tháng 4

Bài viết của bạn thật sự rất hay, chân thành và đầy cảm xúc!
Bạn đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc và sự trân trọng đối với cô giáo Thương Hoài qua những chi tiết giản dị mà ấm áp: từ việc cô luôn hỗ trợ vào những lúc không ngờ nhất, cho đến sự tận tâm không quản ngày đêm để đồng hành cùng học sinh. Cách bạn miêu tả "cả một vùng trời như bừng sáng" sau lời giải thích của cô rất hình ảnh và xúc động.

Cô Thương Hoài là người tuyệt vời nhất, mình sẽ không quên về cô!!!

26 tháng 4

Bài viết của bạn thật sự rát hay, chân thành và xúc động! Dù chưa gặp mặt trực tiếp, tình cảm và sự biết ơn của bạn dành cho cô Thương Hoài vẫn được thể hiện một cách rất rõ ràng và sâu sắc. Cô giáo Thương Hoài quả thật là một người tận tâm, ấm áp, đã thắp lên ngọn lửa tri thức và niềm tin cho các bạn trên hành trình học tập online. Sự âm thầm đồng hành và sẵn sàng giúp đỡ của cô chắc chắn là nguồn động lực lớn lao cho nhiều học sinh.

Trong "Những con đường", hình ảnh người mẹ hiện lên giản dị, tần tảo sớm hôm trên những con đường quen thuộc của cuộc đời. Mẹ là người chở che, gánh vác, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con. Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những hành động âm thầm, lặng lẽ, chứa đựng sự hy sinh lớn lao.

Ở "Chiếc rổ đựng trầu", hình ảnh người mẹ gắn liền với chiếc rổ trầu - biểu tượng của sự đảm đang, khéo léo và tấm lòng thơm thảo. Mẹ là người giữ gìn những giá trị truyền thống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Tình yêu thương của mẹ thể hiện qua những điều giản dị, gần gũi, thấm đẫm hương vị quê hương.

Điểm chung, cả hai bài thơ đều khắc họa người mẹ với tình yêu thương sâu sắc, sự hy sinh thầm lặng và những phẩm chất cao đẹp. Điểm khác biệt, Lưu Quang Vũ tập trung vào sự vất vả, tần tảo của mẹ trên những con đường đời, còn Tế Hanh lại nhấn mạnh vẻ đẹp truyền thống, sự đảm đang và tấm lòng thơm thảo của mẹ qua hình ảnh chiếc rổ trầu. Cả hai hình tượng đều góp phần tô đậm vẻ đẹp của người mẹ Việt Nam trong văn học.

25 tháng 4

Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ. Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

25 tháng 4

Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng. Bởi vậy, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã chú trọng đến việc giáo dục tinh thần đoàn kết qua những huyền thoại đẹp như Sự tích trăm trứng, Quả bầu mẹ,…Thiêng liêng thay là ý nghĩa của hai tiếng đồng bào. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sinh sống trên non sông đất nước này đều do cùng một mẹ sinh ra. Bài học về đoàn kết còn được gửi gắm trong những câu ca dao làm rung động lòng người:

Nhiễu điều phủ lấy giá  gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu ca dao trên là một chân lí lớn lao về truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc. Sự gắn bó của tình giai cấp, nghĩa đồng bào được đem so sánh với miếng nhiễu điều (một loại lụa quý màu đỏ, dệt từ tơ tằm) phủ trên chiếc giá gương (chiếc khung để gắn gương soi). Miếng nhiễu ấy che phủ cho tấm gương khỏi bụi, mãi mãi sáng trong. Tấm gương kia cũng làm tôn thêm vẻ đẹp, vẻ quý của miếng nhiễu điều. Hai vật ấy luôn luôn khăng khít bên nhau, bổ sung giá trị cho nhau.

Ý nghĩa câu ca dao không dừng ở đó. Sâu xa hơn, nó chứa đựng một lời khuyên nghĩa tình thắm thiết: Người trong một nước phải thương nhau cùng. Sống trên đất nước này, dù người trên rừng, kẻ dưới biển, dù người Kinh hay người Thượng, chúng ta phải luôn nhớ rằng các dân tộc đều là con của một mẹ sinh ra, đều là dòng giống Lạc Hồng. Đó chính là sợi dây vô hình mà hết sức thiêng liêng kết nối các thành viên trong cộng động để tạo nên xã hội.

Trong cuộc đời, không ai có thể tồn tại được nếu sống cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi ràng buộc quan hệ với gia đình, giai cấp và dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh. Chỉ có một cộng đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về quyền lợi mới tạo nên được sức mạnh dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.

Bài học đoàn kết đã được chứng minh qua thực tế mấy ngàn năm lịch sử của nước ta. Trải qua bao cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, sức mạnh của truyền thống đoàn kết đã tạo nên những chiến công oanh liệt như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh,… Dân tộc Việt Nam nhờ đoàn kết mà tồn tại và không ngừng phát triển.

Đoàn kết trong thời chiến để giữ nước, đoàn kết trong thời bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nhận thức ấy phải được thấm sâu vào mỗi con người. Chúng ta là con một cha, nhà một nóc, Thịt với xương, tim óc dính liền(thơ Tố Hữu). Thương yêu, cưu mang giúp đỡ nhau trong lúc yên vui cũng như trong cơn hoạn nạn, ấy là đạo lí làm người – là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tinh thần đoàn kết, thương yêu giai cấp, giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hằng ngày: một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương mở nơi hang cùng ngõ hẻm, đem ánh sáng văn hóa đến với trẻ em nghèo…Tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa, là kết quả của bài học tương thân, tương ái lưu luyến đã bao đời.

Bên cạch cách sống đẹp đẽ ấy thì cách sống ích kỉ, chỉ biết quyền lợi cá nhân thì đáng phê phán. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác, tệ hại hơn là vui sướng trên nỗi khổ cực, mất mát của đồng bào, đó là biểu hiện sự suy thoái về đạo đức và nhân cách. Xã hội mới không chấp nhận những kẻ như vậy vào cộng đồng dân tộc.

Trong thời đại hôm nay, câu ca dao trên vẫn giữ nguyên ý nghĩa nhân sinh của nó. Kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, chúng ta hãy kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Trên đường đi tới tương lai tươi sáng, lời Bác Hồ dạy luôn luôn là nguồn sức mạnh cho cả dân tộc: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

Tick cho mik nha, mỏi tay quá rùi

25 tháng 4

Trong đoạn trích "Đất Mỏ" của tác giả Nguyễn Minh Châu, nhân vật Lượm hiện lên với một nét đẹp trong tính cách vô cùng đáng quý: sự dũng cảm và kiên cường. Lượm là một chiến sĩ nhỏ tuổi, đầy nhiệt huyết, luôn sẵn sàng chiến đấu vì lý tưởng, vì quê hương. Dù tuổi còn nhỏ nhưng Lượm không hề sợ hãi trước những khó khăn, gian khổ trong cuộc chiến. Qua hành động và suy nghĩ của mình, Lượm thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, luôn kiên trì thực hiện nhiệm vụ dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu. Cậu bé dù phải đối mặt với hiểm nguy vẫn giữ vững tinh thần kiên định và quyết tâm chiến đấu đến cùng. Tính cách dũng cảm của Lượm không chỉ thể hiện qua những hành động quyết liệt trong chiến đấu mà còn qua sự hy sinh thầm lặng cho lý tưởng lớn lao. Chính những phẩm chất này đã khiến nhân vật Lượm trở thành biểu tượng của sự trẻ trung, lòng yêu nước, và sức mạnh bền bỉ, góp phần làm nổi bật những giá trị cao đẹp trong tinh thần chiến đấu của quân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

25 tháng 4

Ngày nay xã hội có nhiều đổi thay, vị thế của thầy và trò ngày càng được kéo gần, người thầy vẫn đóng vai trò truyền đạt tri thức như bao đời nay, thế nhưng tiếng nói và vị trí xã hội thì không giống như trong xã hội cũ, nghề giáo trở thành một nghề như bao nghề khác. 

       Thế nhưng truyền thống tôn sư trọng đạo thì vẫn không hề thay đổi trong ý thức hệ của dân tộc ta, và những người làm nghề giáo cũng vẫn giữ được những phẩm cách, tư chất của người làm thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho lớp học trò noi theo. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, sự chi phối của tiền quyền, sự mai một của truyền thống tôn sư trọng đạo trong một số con người, sự xuống cấp của đạo đức đã khiến cho vai trò và vị trí của người thầy, người cô trong xã hội không còn được xem trọng như trước. Có lẽ chúng cũng ít nhiều nghe hoặc chứng kiến những sự việc đáng tiếc như học sinh hành hung, dọa nạt, thách thức, thậm chí là dọa giết cả người thầy người cô của mình chỉ vì những lý do không đâu, chỉ vì sự bồng bột của tuổi trẻ mà không màng tới luân thường đạo lý. Còn các bậc phụ huynh lại càng chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của mình khi bao che những hành vi sai trái của con em, đổ lỗi cho giáo viên, coi họ chỉ là những người làm công ăn lương, chỉ được quyền dạy chứ không có quyền trách phạt. Điều đó đã dẫn tới những hệ lụy hết sức nguy hiểm, là tạo cho con em những tư tưởng không tôn trọng thầy cô, ỷ vào sự chở che của cha mẹ, đánh mất đi truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc, cuối cùng là cha mẹ đã không dạy dỗ được con cái, cũng không để cho thầy cô uốn nắn. Hậu quả là biến một bộ phận các em học sinh thành lớp người vừa thiếu hụt tri thức lại vừa thiếu hụt cả nhân cách và phẩm chất đạo đức, vô cùng nguy hại cho xã hội. Còn đối với người giáo viên, sự suy đồi về nhân cách và đạo đức của một số thầy cô đã đem đến những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực cho nghề nhà giáo, có khi nào mà người ta lại thấy một cô giáo dùng ma túy, một người thầy xâm hại học sinh, rồi những người thầy người cô hành hung học sinh của mình một cách tàn ác chỉ vì sự nóng giận nhất thời... Những điều đó đã đánh mất niềm tin của học sinh, phụ huynh và cả xã hội về nhân cách và đạo đức của người thầy, thứ vốn được coi như “khuôn vàng thước ngọc” từ bao đời nay. Bên cạnh đó sự thiếu hụt kiến thức, chậm trễ trong việc cập nhập chuyên môn, yếu kém trong nghiệp vụ, sự lười biếng trong hoạt động dạy và học đã khiến các em học sinh cảm thấy chán nản trong học tập, hình tượng người thầy truyền dạy kiến thức từ đó cũng dần trở nên phai mờ trong lòng các em học sinh. Cuối cùng là thái độ của xã hội đối với người thầy và cả ngành giáo dục đôi khi còn quá phiến diện và tầm nhìn hạn hẹp, biết một mà không biết hai. Trong thời buổi lên ngôi của facebook và truyền thông, thì chỉ một clip nho nhỏ hoặc một tin tức giật gân về người giáo viên hoặc ngành giáo dục cũng khiến dân tình đổ xô vào bình luận, người đủ tầm suy xét nhìn sự thật thì ít, thế nhưng những kẻ tù mù, thích chửi bới thì đông hơn cả quân Mông, gây nên những hiệu ứng tiêu cực trong cộng đồng. Điều đó cũng làm cho những người làm nghề giáo phải gánh chịu nhiều áp lực, thậm chí không còn thiết tha với nghề, từ đó những nỗ lực cải thiện giáo dục của  

        Mong rằng mỗi chúng ta dù là học sinh, phụ huynh hay là bất kỳ một ai trong xã hội cần phải có suy nghĩ đúng đắn về nghề nhà giáo, nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày hôm nay chúng ta không chỉ tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo mà còn phải nỗ lực bảo vệ những người thầy người cô đáng kính của chúng ta khỏi những tác động tiêu cực của xã hội, để họ có thể tiếp tục cống hiến, tiếp tục miệt mài với phấn bảng với con thuyền tri thức của mình, đóng góp cho đất nước.

25 tháng 4

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

LGBT k nên xuất hiện trên đời🙅

LGBT ko đáng là con người

24 tháng 4

"Bức tranh tuyệt vời" là một câu chuyện đầy ý nghĩa, kể về hành trình của một họa sĩ tìm kiếm điều đẹp nhất trần gian để vẽ nên bức tranh hoàn hảo. Trong hành trình đó, ông đã hỏi nhiều người về ý nghĩa của cái đẹp:

  • Một vị giáo sĩ cho rằng niềm tin là điều đẹp nhất, vì nó nâng cao giá trị con người.
  • Một cô gái trẻ trả lời rằng tình yêu là điều đẹp nhất, bởi nó làm cho cuộc sống trở nên ngọt ngào và ý nghĩa.
  • Một người lính từ chiến trường trở về khẳng định rằng hòa bình là điều đẹp nhất, vì nơi nào có hòa bình, nơi đó có cái đẹp.

Cuối cùng, khi trở về nhà, họa sĩ nhận ra rằng tất cả những điều đẹp nhất ấy đều hiện diện trong gia đình mình: niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ, và hòa bình trong sự bình yên của tổ ấm. Từ đó, ông đã vẽ nên bức tranh và đặt tên là "Gia đình".

Câu chuyện nhấn mạnh giá trị của gia đình và những điều giản dị nhưng quý giá trong cuộc sống.