K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2018

Nhân hóa bạn nhé

24 tháng 5 2018

Phép nhân hóa nha em!

24 tháng 5 2018

Dòng thứ bảy của bài thơ chỉ có một từ “Đồng chí!” gây ấn lượng khác biệt so với các dòng thơ khác. Trước và sau dòng thơ này, mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai theo chiều từ cái riêng (“anh”, “tôi”) đến cái chung, sự gắn bó (“thành đôi tri kỉ”, “thương nhau”). Bài thơ có thể chia thành hai phần:

- Phần đầu (17 câu): Cơ sở hình thành và phát triển của tinh đồng chí.

- Phần cuối (còn lại): vẻ đẹp của người chiến sĩ trong tình đồng chí chiến đấu vì hoà bình.

25 tháng 10 2018

-Từ "đầu" và "súng" trong câu thơ"Súng bên súng đầu sát bên đầu":

+Nghĩa đen:người lính khi đứng gác cạnh nhau,nếu ta nhìn ở 1 góc dộ nào đó thì sẽ thấy đầu và súng của hai người sát vào nhau

+Nghĩa bóng:"đầu" là chỉ lý tuưởng của người lính,"súng"là chỉ nhiệm vụ của họ.Nghĩa là những người lính có cùng chung lý tưởng,nhiệm vụ

23 tháng 5 2018

Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời sống con người. Vì thế trong kho tàng văn học dân gian đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện...khuyên nhủ mọi người hãy nâng niu tình cảm gia đình đầm ấm, hòa thuận. Một trong những câu ca dao hay được người ta nói đến là:

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi. Tuy những bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có một mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.Anh em trong gia đình cũng vậy. Tuy mỗi người đều là một cá nhân riêng biệt nhưng đều có cùng bố mẹ sinh ra. Vì thế, quan hệ anh em là quan hệ mấu thịt gắn bó với nhau.

Người xưa hay khuyên nhủ: Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Anh em ruột thịt phải thương yêu nhâu trên con đường đời.

Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khó khăn, khổ sở; còn lành là cảnh sống thận lợi, sung túc. Hợp nghĩa lại, rách lành chỉ chung mọi cảnh khó khăn hay ấm no. Hoàn cacnhr sống có thể thay đổi nhưng tình anh em vẫn pahỉ thắm thiết và bền chặt.

Đùm bọc có nghĩa là giúp đỡ, che chở, chia sẻ cho nhau mọi lúc buồn vui.Đây cũng là một cách đánh giá phẩm chất con người

Bài học đạo đức từ câu ca dao trên thật sâu xa, thấm thía. Ngày nay, bài học đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục vì trong cuộc sống vẫn còn những cảnh tương ngang trái, đau lòng, đi ngược lại vói đạo lý làm người

23 tháng 5 2018

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.

Cho đoạn văn : Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên .............. Cháu nói một tiếng " ba " không được sao ? ( Trích " Chiếc lược ngà " - Nguyễn Quang Sáng ) 1. Đoạn văn trên thuộc tình huống nào của câu chuyện ? Qua tình huống đó , em hiểu gì về tính cách , tình cảm của nhân vật bé Thu . 2. Nêu hàm ý của câu : " Cơm sôi rồi nhão bây giờ " và cho biết vì sao bé Thu chọn cách nói đó ? 3. Qua câu chuyện cảm động trong "...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn :

Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên .............. Cháu nói một tiếng " ba " không được sao ?

( Trích " Chiếc lược ngà " - Nguyễn Quang Sáng )

1. Đoạn văn trên thuộc tình huống nào của câu chuyện ? Qua tình huống đó , em hiểu gì về tính cách , tình cảm của nhân vật bé Thu .

2. Nêu hàm ý của câu : " Cơm sôi rồi nhão bây giờ " và cho biết vì sao bé Thu chọn cách nói đó ?

3. Qua câu chuyện cảm động trong " Chiếc lược ngà " , ta thấy được những mất mát , đau thương mà chiến tranh gây ra và càng trân trọng hơn giá trị của cuộc sống hòa bình . Bằng sự hiểu biết của mình , em hãy viết một đoạn văn nghị luận 7 - 10 câu trình bày suy nghĩ về nỗi đau chiến tranh .

HELP ME !!!!!! MÌNH ĐANG CẦN RẤT GẤP !!!!!!!!!!!

0
23 tháng 5 2018

"sang thu" là những cảm nhận một cách tinh tế của nhà thơ hữu thỉnh về thời khắc đất trời chuyển từ hè sang thu, thời khắc mà nếu ko để ý kĩ càng thì khó mà cảm nhận được 1 cách sâu sắc.

Và dường như nó khó có thể bắt gặp như vậy nên cảm xúc của hữu thỉnh cũng dâng trào và tạo thành 1 mạch thơ.

ông chỉ sử dụng một dấu chấm ở cuối bài thơ, nhằm để tạo mạch cảm xúc dâng trào cho toàn bài. đồng thời, nó cũng thể hiện tình cảm của ông khi cảm nhận thời khắc giao mùa ấy, tràn đầy và trào dâng.

Và cái mạch cảm xúc ấy thể hiện trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh miêu tả, ông lấy nó làm đại diện để truyền cảm xúc đến ngừoi đọc.

đó là một điều làm nên cái hay của bài thơ.

24 tháng 5 2018

Bài thơ là mạch cảm xúc của tác giả trước mùa thu thiên nhiên, mùa thu cuộc đời. Mạch cảm xúc này nối dài, liên tiếp nhau, dâng trào theo từng chuyển biến của mùa thu: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên tới say mê để rồi lắng đọng và kết thúc ở khổ thơ cuối - khổ thơ thể hiện những suy tư của tác giả về mùa thu cuộc đời. Nhà thơ không dùng dấu chấm câu ở những khổ thơ trên nhằm tạo mạch cảm xúc dâng trào, nối liền nhau và chỉ dùng dấu chấm câu ở khổ thơ cuối như để kết thúc mạch cảm xúc vừa qua.

23 tháng 5 2018

a. Lang Liêu được truyền ngôi bởi quyết định của Hùng Vương

b. Nguyễn Công Hoan làm chủ tịch hội nhà văn học Việt Nam khóa I được các nhà văn bầu

c. Cầu Long Biên vào năm 1972 bị không quân Mĩ ném bom

d. Bức tranh của Kiều Phương được người ta đóng khung, lồng kính

24 tháng 5 2018

Chuyễn những câu sau thành câu bị động (Lưu ý: viết 2 cách)

a) Hùng Vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu

=> Lang Liêu được truyền ngôi bởi quyết định của Hùng Vương

b) Các nhà văn đã bầu Nguyễn Công Hoan làm chủ tịch hội nhà văn Việt Nam khóa I

=> Nguyễn Công Hoan được bầu làm chủ tích hội nhà văn Việt Nam khóa I bời các nhà văn .

c) Không quân mĩ đã ném bom xuống cầu Long Biên vào năm 1972

=> Cầu Long Biên bị ném bomvào năm 1972 bởi không quân Mĩ

d) Người ta đã đóng khung, lồng kính cho bức tranh của Kiều Phương

=> Bức tranh của Kiều Phương được đóng khung , lồng kính .

23 tháng 5 2018

mk ok

23 tháng 5 2018

mk bt rồi

23 tháng 5 2018

Trong vụ giết người tại hang sâu bị nhóm thám tử nhí phát giác trước đó, Conan đã bị bắn trọng thương nhưng may mắn giữ được mạng sống vì được Ran truyền máu. Song từ thái độ và hành động của Ran gần đây, Conan tin chắc rằng chân tướng của mình đã bị bại lộ, giữa lúc cậu đang phân vân xem có nên thú nhận sự thật hay không thì lễ hội ở trường cấp 3 Teitan bắt đầu. Tấm màn sân khấu kéo lên khi tụi Conan đang chăm chú quan sát. Đúng lúc vở kịch đang diễn ra và sắp tới cảnh cao trào thì một tiếng thét vọng tới, phá tan bầu không khí tĩnh lặng. Một vụ án lại xảy ra. Và lần này, tham gia phá án có thám tử ngủ gật Mori Kogoro, các thanh tra cảnh sát Tokyo và 2 thám tử trẻ tuổi Hattori Heiji và Kudo Shinichi.

23 tháng 5 2018

ựa ,-, mị có liên quan đến box văn hay sao ;;0;0;0;0;

23 tháng 5 2018

Câu 1 . Thể thơ của đoạn trích trên trong bài thơ ''Lượm"

là thể thơ 4 chữ

Câu 2 . từ láy miêu tả trang phục Lượm là : xinh xinh

Câu 3 . Thể hiện được 1 chú Lượm hồn nhiên , vui tươi , hăng hái và dũng cảm như thế nào .

Câu 4 : chú bé lượm gợi cho em liên tưởng nhân vật Kim Đồng , Võ Thị Sáu , ... trong lịch sử dân tộc VN

23 tháng 5 2018

1/ Thể thơ 4 chữ

2/ Từ láy miêu tả trang phục: + xinh xinh

3/ Tác dụng của phép so sánh trong việc miêu tả hình ảnh lượm: so sánh chú bé như con chim chích giúp nổi bật lên những nét hồn nhiên, ngây thơ của lượm

29 tháng 5 2018
Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt vào những năm 70, nội dung viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Một số truyện ngắn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc. Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua. Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm trạng của người kể, kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Có thể tóm tắt như sau:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên. Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ớ phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội : Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…

Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người.

Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ rất nguy hiểm vì giữa ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch. Nguy hiểm khôn lường nhưng các cô tự hào về công việc của mình và cái tên gọi mà đơn vị đặt cho là : tổ trinh sát mặt đường. Gắn với cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng ấy là công việc chẳng nhẹ nhàng, đơn giản chút nào. Định hồn nhiên kể : Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thi hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đấy chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen". Sau mỗi trận bom, các cô phải lao ngay ra trọng điểm, đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh từng trái bom để phá. Đó là một công việc mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng với ba cô gái thì những công việc khủng khiếp ấy đã trở thành bình thường: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Đối lập với cảnh tàn khốc do bom đạn giặc gây ra là sự bình tĩnh đến lạ lùng của các cô gái. Cảnh các cô sống trong hang sao mà lạc quan, thơ mộng đên thế : Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân run lẽn đột ngột- Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc tử cái đài bán dẫn nhỏ mà lức nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Cả ba cô đều là con gái Hà Nội. Tuy cá tính và hoàn cảnh riêng mỗi người mỗi khác nhưng họ đều có phẩm chất chung vô cùng tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến. Đó là tinh thần dũng cảm tuyệt vời, không sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tình cảm đồng đội gắn bó, yêu thương. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ là dễ xúc động, nhiều khát vọng và hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ buồn. Trong bom đạn, cận kề cái chết mà họ vẫn thích làm đẹp cho cuộc sống của mình: Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối thả hồn theo dòng hồi tưởng và cất tiếng hát. Phương Định vốn là một học sinh Thủ đô. Tính cách Phương Định vừa vô tư, tinh nghịch, vừa dịu dàng, lãng mạn. Cô hay hồi tưởng những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố thân yêu. Vào chiến trường, những kỉ niệm êm dẹp ấy luôn sống dậy trong tâm trí cô. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh. Giống như các cô gái mới lớn khác, Phương Định khá nhạy cảm về bản thân và cũng rất quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá : Tôi là con gái Hà Nội, Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiều hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tồi trong gương. Nó dài dài màu nâu, hay nheo lại như chổi nắng. Cô biết mình được nhiều người để ý, nhất là các anh lính lái xe. Điều đó làm cho cô thấy vui và tự hào, nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Tuy vậy, cô không hay biểu lộ tình cảm và thường tỏ ra kín đáo giữa đám đông, nhìn qua sẽ tưởng như là kiêu kì. Phương Định yêu mến hai bạn gái trong tổ trinh sát mặt đường và đồng đội trong đơn vị. Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả chiến sĩ mà cô gặp trên đường vào mặt trận: Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những bức thư dài gửi đường dây làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Là một nhà văn thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê am hiểu và miêu tả khá tinh tế tâm lí của những cô gái trong nhóm trinh sát mặt đường mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Tâm trạng của Định lúc phá bom nổ chậm được tác giả miêu tả rất thực: … máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng… Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. Cảnh mưa bom bão đạn của giặc Mĩ diễn ra hằng giờ, hằng ngày, hết ngày này sang ngày khác và sức chịu đựng của các cô gái thật tuyệt vời: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm : đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Mặc dù đã thành thạo trong công việc nguy hiểm, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần phá bom nổ chậm vẫn là một thử thách thần kinh cao độ đối với Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi tinh thần dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng đáng khâm phục : Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Ở bên quả bom, đối mặt với cái chết cảm giác của cô như nhạy cảm hơn, sắc bén hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom, đồng nghĩa với công việc đã hoàn thành. Vào chiến trường đã ba năm, đã quá quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng Phương Định và đồng đội của cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước vẻ tương lai. Trong những phút giây yên tĩnh ngắn ngủi, cô thường tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ: Tôi sẽ hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình… Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm… Những lúc như thế nỗi nhớ Hà Nội lại ùa về, tràn ngập tâm hồn cô gái, khiến cô bâng khuâng, nuôi tiếc khi cơn mưa rừng chợt đến, chợt đi: Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế! Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đổ… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trồng như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xử sở thẩn tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
Tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường là chị Thao, một con người từng trải và chín chắn. Những dự tính về tương lai của chị có vẻ thiết thực hơn nhưng những khát khao và rung động của tuổi trẻ vẫn nồng nàn trong tim chị. Chỉ vài nét phác họa tương phản, tác giả đã vẽ nên chân dung của chị: Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau… Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực. Nhưng thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mát lại, mặt tái mét. Áo lót của chị cái nào căng thêu chữ màu, Chị lại hay tỉa lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. Nhân vật thứ ba trong nhóm là Nho, một cô gái nhỏ nhắn, trông mát mẻ như một que kem trắng, tưởng như mềm yếu nhưng thực ra rất can đảm, kiên cường. Ngày ngày, Nho cùng đồng đội phá bom nổ chậm. Có lần, Nho bị bom vùi và mảnh bom găm vào cánh tay, máu túa ra rất nhiều, da xanh xao, quần áo đầy bụi. Được đồng đội cứu kịp thời, Nho cắn răng chịu đau, không khóc. Cả ba cô gái đều không khóc bởi họ cho rằng: Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Cách nhìn nhận và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng là nét chủ đạo và thống nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tương tự như vậy nhưng truyện của Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng minh họa giản đơn vì tác giả đã phát hiện và miêu tả chân thật đời sống nội tâm với những nét tâm lí đa dạng, phong phú của từng nhân vật. Tác giả tỏ ra rất sắc sảo trong việc thể hiện khung cảnh và không khí sôi sục ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn bằng một vài nét điển hình. Thành công hơn cả là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Bằng cách để cho người đứng ra kể chuyện là cô thanh niên xung phong Phương Định, tác giả đã phản ánh một cách tự nhiên và tinh tế tâm trạng của những cô gái ở chiến trường, luôn đối mặt với cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan và không kém phần lãng mạn. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Trong truyện có nhiều chi tiết về cuộc sống gian khổ, hiểm nguy, về những chiến công thầm lặng và sự dũng cảm, hi sinh của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Nhưng cái tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này là ở sự am hiểu cặn kẽ của tác giả về đời sống của những con người đang hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Qua đó, người đọc hình dung được phần nào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước oanh liệt vừa qua.



23 tháng 5 2018
Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt vào những năm 70, nội dung viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Một số truyện ngắn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc. Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa qua. Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm trạng của người kể, kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Có thể tóm tắt như sau:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên. Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ớ phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội : Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…

Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người. Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ rất nguy hiểm vì giữa ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch. Nguy hiểm khôn lường nhưng các cô tự hào về công việc của mình và cái tên gọi mà đơn vị đặt cho là : tổ trinh sát mặt đường. Gắn với cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng ấy là công việc chẳng nhẹ nhàng, đơn giản chút nào. Định hồn nhiên kể : Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thi hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đấy chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen". Sau mỗi trận bom, các cô phải lao ngay ra trọng điểm, đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh từng trái bom để phá. Đó là một công việc mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng với ba cô gái thì những công việc khủng khiếp ấy đã trở thành bình thường: Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Đối lập với cảnh tàn khốc do bom đạn giặc gây ra là sự bình tĩnh đến lạ lùng của các cô gái. Cảnh các cô sống trong hang sao mà lạc quan, thơ mộng đên thế : Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân run lẽn đột ngột- Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc tử cái đài bán dẫn nhỏ mà lức nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Cả ba cô đều là con gái Hà Nội. Tuy cá tính và hoàn cảnh riêng mỗi người mỗi khác nhưng họ đều có phẩm chất chung vô cùng tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến. Đó là tinh thần dũng cảm tuyệt vời, không sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tình cảm đồng đội gắn bó, yêu thương. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ là dễ xúc động, nhiều khát vọng và hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ buồn. Trong bom đạn, cận kề cái chết mà họ vẫn thích làm đẹp cho cuộc sống của mình: Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối thả hồn theo dòng hồi tưởng và cất tiếng hát. Phương Định vốn là một học sinh Thủ đô. Tính cách Phương Định vừa vô tư, tinh nghịch, vừa dịu dàng, lãng mạn. Cô hay hồi tưởng những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư giữa gia đình và thành phố thân yêu. Vào chiến trường, những kỉ niệm êm dẹp ấy luôn sống dậy trong tâm trí cô. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh. Giống như các cô gái mới lớn khác, Phương Định khá nhạy cảm về bản thân và cũng rất quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá : Tôi là con gái Hà Nội, Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiều hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tồi trong gương. Nó dài dài màu nâu, hay nheo lại như chổi nắng. Cô biết mình được nhiều người để ý, nhất là các anh lính lái xe. Điều đó làm cho cô thấy vui và tự hào, nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Tuy vậy, cô không hay biểu lộ tình cảm và thường tỏ ra kín đáo giữa đám đông, nhìn qua sẽ tưởng như là kiêu kì. Phương Định yêu mến hai bạn gái trong tổ trinh sát mặt đường và đồng đội trong đơn vị. Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả chiến sĩ mà cô gặp trên đường vào mặt trận: Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những bức thư dài gửi đường dây làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Là một nhà văn thanh niên xung phong nên Lê Minh Khuê am hiểu và miêu tả khá tinh tế tâm lí của những cô gái trong nhóm trinh sát mặt đường mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định. Tâm trạng của Định lúc phá bom nổ chậm được tác giả miêu tả rất thực: … máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung. Tất cả cứ như lên cơn sốt. Khói lên và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa. Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng… Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. Cảnh mưa bom bão đạn của giặc Mĩ diễn ra hằng giờ, hằng ngày, hết ngày này sang ngày khác và sức chịu đựng của các cô gái thật tuyệt vời: Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm : đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Mặc dù đã thành thạo trong công việc nguy hiểm, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần phá bom nổ chậm vẫn là một thử thách thần kinh cao độ đối với Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi tinh thần dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng đáng khâm phục : Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Ở bên quả bom, đối mặt với cái chết cảm giác của cô như nhạy cảm hơn, sắc bén hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom, đồng nghĩa với công việc đã hoàn thành. Vào chiến trường đã ba năm, đã quá quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng Phương Định và đồng đội của cô không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước vẻ tương lai. Trong những phút giây yên tĩnh ngắn ngủi, cô thường tự tạo ra những niềm vui nho nhỏ: Tôi sẽ hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình… Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm… Những lúc như thế nỗi nhớ Hà Nội lại ùa về, tràn ngập tâm hồn cô gái, khiến cô bâng khuâng, nuôi tiếc khi cơn mưa rừng chợt đến, chợt đi: Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế! Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đổ… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trồng như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xử sở thẩn tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
Tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường là chị Thao, một con người từng trải và chín chắn. Những dự tính về tương lai của chị có vẻ thiết thực hơn nhưng những khát khao và rung động của tuổi trẻ vẫn nồng nàn trong tim chị. Chỉ vài nét phác họa tương phản, tác giả đã vẽ nên chân dung của chị: Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau… Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực. Nhưng thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mát lại, mặt tái mét. Áo lót của chị cái nào căng thêu chữ màu, Chị lại hay tỉa lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm. Nhưng trong công việc ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo. Nhân vật thứ ba trong nhóm là Nho, một cô gái nhỏ nhắn, trông mát mẻ như một que kem trắng, tưởng như mềm yếu nhưng thực ra rất can đảm, kiên cường. Ngày ngày, Nho cùng đồng đội phá bom nổ chậm. Có lần, Nho bị bom vùi và mảnh bom găm vào cánh tay, máu túa ra rất nhiều, da xanh xao, quần áo đầy bụi. Được đồng đội cứu kịp thời, Nho cắn răng chịu đau, không khóc. Cả ba cô gái đều không khóc bởi họ cho rằng: Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Cách nhìn nhận và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng là nét chủ đạo và thống nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tương tự như vậy nhưng truyện của Lê Minh Khuê không rơi vào tình trạng minh họa giản đơn vì tác giả đã phát hiện và miêu tả chân thật đời sống nội tâm với những nét tâm lí đa dạng, phong phú của từng nhân vật. Tác giả tỏ ra rất sắc sảo trong việc thể hiện khung cảnh và không khí sôi sục ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn bằng một vài nét điển hình. Thành công hơn cả là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Bằng cách để cho người đứng ra kể chuyện là cô thanh niên xung phong Phương Định, tác giả đã phản ánh một cách tự nhiên và tinh tế tâm trạng của những cô gái ở chiến trường, luôn đối mặt với cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan và không kém phần lãng mạn. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng vẫn không thể làm mất đi nét hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ. Trong truyện có nhiều chi tiết về cuộc sống gian khổ, hiểm nguy, về những chiến công thầm lặng và sự dũng cảm, hi sinh của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Nhưng cái tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này là ở sự am hiểu cặn kẽ của tác giả về đời sống của những con người đang hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Qua đó, người đọc hình dung được phần nào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước oanh liệt vừa qua.