K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2018

Bình minh lên trên quê hương em thật trong lành. Không còn màu đen tối của một đêm dài. Mặt trời từ từ đi lên với khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu. Cái màu đỏ hồng như muốn nhuộm cả một vùng trời bao la. Những chị mây trắng bồng bềnh bay trong gió. Những hạt sương long lanh đậu trên lá như những viên kim cương óng ánh. Những chị ong, chị bướm bay rập rờn đi tìm mật. Ôi, bình minh thật là tuyệt!

25 tháng 5 2018

Quê hương em có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng cảnh đẹpmà em thích nhất là cảnh dòng sông quê vào mỗi buổi bình minh. Sáng ra, không khí trong lành mát mẻ. Dòng sông chải dài từ đầu làng đến cuối làng uốn khúc quanh co. Trên mặt sông, có vài cô cá rô đồng đang bơi lội kiếm ăn. Vài ba chị chuồn chuồn đuổi nhau vờn mặt nước làm mặt nước rung động. Cả mặt sông trông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu tất cả những cảnh trên bầu trời. Ôi, dồng sông quê em thật là tuyệt vời!

4 tháng 6 2018

theo mik nghĩ bạn đã thi thử khóa tỉ hơn thì bạn nên tự làm vì bạn đã thi chương trình này thì người ta phải chọn ra nhân tài thực sự bạn đừng làm những việc này để đem lại lợi ích cho mình mà phải luôn giữ công bằng trong cuộc thi.nếu bn đã thi thủ khoa chắc bn cũng phải có tài vì vậy nên bạn tự làm mà thi đi

25 tháng 5 2018

Đề 1 :

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.

Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.

Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.

Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?

– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường

Đề 2 :

Từ ngày lên lớp 3, gia đình em chuyển đến một nơi ở mới cách xa ngôi trường tiểu học của em nên khi đó em cũng phải chuyển trường. Từ đó đến nay, đã lâu rồi em không được đến thăm ngôi trường thuở ấu thơ ấy của mình. Hôm nay, nhân dịp về thăm bà nội, em đã trở lại ngôi trường gắn bó với em suốt những năm đẩu tiểu học.

Khi em chuyển đi thì trường tiểu học bắt đầu sửa chữa và xây mới rất nhiều. Vì vậy, hôm nay em trở lại thấy có nhiều điều đã đổi thay. Tuy thế, trường vẫn giữ được những hình ảnh gắn bó với tuổi thơ của em.

Con đường trước cổng trường được làm rộng hơn, cao hơn, bằng phẳng và thoáng đãng. Hai bên đường còn có vỉa hè sạch đẹp, có những cây phượng được trồng thẳng hàng rất đẹp mắt. Nhìn ra con đường đẹp đẽ ấy là cổng trường uy nghiêm cũng đã được xây mới. Tấm biển trường ngày nào đã được thay nhưng vẫn được trang trí và sơn màu như cũ - nó giống hệt với hình ảnh tấm biển trường em được nhìn thấy vào ngày đầu tiên em bước vào lớp 1. Em cứ đứng ngắm mãi tấm biển ấy không thôi. Vừa thân quen lại vừa ngỡ ngàng như cậu bé lớp 1 ngày đầu nhập học.

Bước qua cánh cổng trường rộng mở là một không gian vừa lạ vừa quen. Lạ vì sân trường rộng hơn ngày trước rất nhiều. Trước đấy, sân trường chỉ bằng một nửa thế này và được lát gạch màu đỏ, nửa còn lại là một khu đất trống với cỏ dại và những cây bằng lăng gầy gò. Bây giờ, tất cả được lát gạch, những cây thân gỗ được xây bồn và chăm sóc chu đáo nên tất cả đều tươi xanh, rợp bóng. Dưới mỗi tán cây lớn lại có những chiếc ghế đá dành cho các em nhỏ ngồi nghỉ ngợi sau khi đã chơi đùa thỏa thích. Nhìn thẳng từ cổng trường vào là khu nhà của các thầy cô giáo, khu nhà ấy vẫn như xưa. Em còn nhớ, trước đây mỗi lần có chương trình văn nghệ, các thầy cô thường làm sân khấu trước khu nhà này. Nhìn khu nhà thân quen, em như nhìn thấy chính mình đang đứng hát trước khu nhà đó. Ngược lại, hai dãy phòng học được xây hai bồn vuông góc với khu nhà của các thầy cô thì đã được xây mới hoàn toàn. Đó là hai dãy nhà ba tầng khang trang và rất đẹp đẽ với đầy đủ những phương tiện dạy học rất hiện đại. Phòng nào cũng được trang trí bằng những tranh ảnh, dụng cụ rực rỡ và đẹp mắt.

Có lẽ những hàng cây là còn thân quen hơn cả: phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng. Hơn ba năm đã trôi qua nhưng dường như chúng không thay đổi gì nhiều. Thân vẫn vươn cao, to và chắc. Nhìn chúng, em nhớ những buổi cả lớp cùng lao động; vun cây, tưới nước rồi đùa nghịch. Đó còn là những lúc nghịch ngợm hay vụng về khắc mãi vào thân cây tên mình và tên lớp…

Rời mái trường tiểu học thân yêu ra về em vẫn còn bồi hồi xúc động. Mái trường như nhắc nhở em phải cố gắng học tập để xứng đáng với kỉ niệm đẹp đẽ thuở ấu thơ.

Đề 3 : Mỗi năm học em đều được quen biết nhiều bạn bè, mỗi gương mặt như một đoá hoa trong khu vườn muôn sắc của cô giáo em. Trong đó có đóa hoa mà em yêu quý và nhớ mãi. Đó là Đang Anh. Đang Anh là một cô bạn gái có gương mặt bầu bĩnh, mái tóc dài đen mượt ngang vai cột rè hai bên chiếc nơ hồng lấm tấm trắng, đôi mắt sáng hiền hoà và nụ cười hồn nhiên. Lần đầu em gặp bạn ấy là ngày khai trường năm lớp 1, lúc em và các bạn đang lúng túng tìm lớp 1 thì đã thấy một cỏ bé cầm bảng tên lớp đứng ngay ngắn trong,bộ đồng phục chỉnh tề luôn miệng lên tiếng “Các bạn ơi, lớp Một ba của mình đây nè!”. Từ lúc ấy em và bạn ấy rất có cảm tình với người bạn đầy tự tin, nhanh nhẹn và già dặn ấy. Có bạn còn gọi Đang Anh là “chị Hai” nửa. Năm năm trời trôi qua, Đang Anh luôn được bạn bè tín nhiệm bầu làm lớp trưởng. Càng ngày bạn ấy càng biểu lộ nhiều tính tốt như lễ phép, chăm chỉ, thông minh, đoàn kết, gương mẫu, dù phái làm công tác lớp nhưng bạn luôn đạt điểm tốt ở các môn. Vì thế mỗi lần cô giáo vắng mặt, Đang Anh nhắc nhở trật tự làm cho ai cũng nể nang nghe lời bạn ấy. Một dạo nào năm lớp 4, cô giáo em bị bệnh nặng phải nghỉ dạy, Đang Anh đã tự giác kêu gọi các bạn góp tiền mua trái cây và kéo cả năm mươi sáu học sinh cùng đến thăm cô. Thấy chúng em đến đông đủ cô cảm động, đù mệt nhưng cô cũng cố gắng ngồi dậy, cô nói : ‘‘Không ngờ các em đến đông đủ cả, cô vui lắm. Thấy các em thương cô thế này cô cũng thấy khoẻ ra”. Đang Anh là một cô bạn gái có gương mặt bầu bĩnh, mái tóc dài đen mượt ngang vai Một lúc sau cô còn cố gắng giảng bài cho chúng em khỏi mất bài học. Khi cô ghi bảng thì bạn Đang Anh lau bảng cho cô. Có lúc cô không ghi bảng được thì Đang Anh chép hộ có lên bảng. Nhờ bạn ấy mà sau hai tuần lễ cô đau, chúng em vẫn theo kịp bài học với các lớp khác. Một hôm em đi học sớm, ghé ngang nhà bạn để hỏi bài. Bước vào góc học tập của bạn ây, em đứng say mè nhìn, thích thú không muốn dời chân. Bàn học của bạn ấy rất đầy đủ đồ dùng học tập : bút ồic xanh, bút Bic đỏ, bút chì các loại, thước kẻ, eke. coinpa. chồng sách vở xếp thật ngay ngắn gọn gàng. Bên cạnh thời khoá biểu được tô những màu sắc vui tươi là những cảnh bướm sặc sở. những bông hoá và những bức hình sinh vật học do bạn áy tự sưu tầm. Bạn ấy xếp thành từng họ, từng nhóm : như bộ bướm, bộ chuồn chuồn, bộ bò sát,.., Em trâm trồ: “Ồ những con bướm này đẹp quá, lại hiếm nữa. Bạn bắt ở đâu thế?” Đang Anh múm mím cười, đáp : “Mình bắt một phần lớn trong những ngày về nghỉ ở miền quê. Còn lại là người quen tặng cho mình vì biết mình rất thích”. Nói rồi, bạn lấy chiếc kính lúp ra đưa em và báo: “Bạn xem này, chiếc kính này cho mình thấy rõ cấu tạo cơ thể của chúng”. Em kêu lên : “Ồ ! Hay quá !” Đang Anh lại cho em xem những con vật bạn ấy đã sưu tầm được ngâm trong các lọ phoọc môn như rắn lục, bò cạp, rèt… Em rùng mình hỏi : “Bạn không sợ à ?” Đang Anh nói : “Ban đầu cùng sợ nó cắn. Nhưng chúng chét rồi nên không sợ nừa. Mình ao ườc sau này sẽ nghiên cứu nhiều hơn về thẻ giới loài vật". Hỏi bài bạn xong em về và rất tự hào về người bạn tốt có tinh thần say mê khoa học ấy. Ở trong lớp, ngoài việc học tập và làm công tác lớp trưởng, bạn ấy luôn luôn thân ái đoàn kết, cởi mở và giúp đỡ bạn bè. Bạn cũng là gương tốt về lễ phép với thầy cô và phụ giúp cho mẹ trong việc nhà. Thật trời chẳng phụ lòng người tốt ! Đang Anh của em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong nhiều năm liền. Bạn ấy là tấm gương tốt cho chúng em noi theo. Truyện cố tích ngày xưa có một tấm gương thần soi vào là biết ai tốt, ai xấu. Bạn Đang Anh chính là tấm gương thần ấy.

25 tháng 5 2018

Đề 2

Kể từ cái ngày nhận giấy tốt nghiệp cấp hai thấm thoát đã qua 20 năm, qua bao tháng ngày xa quê hương thương nhớ. Rồi một ngày, khi thấy mình đã trưởng thành qua quãng dương học tập đầy gian khó, tôi đã đử tự tin dê về thăm lại ngôi trường cấp hai xưa – nơi ươm mầm cho tôi bao ước mơ, nơi tôi đã lớn lên từng ngày trong sự dìu dắt của các thầy cô.

Hôm ấy là một ngày rất đẹp. Tiết trời dần chuyển thu, bầu không khí hè không còn quá oi bức, nóng bỏng mà đã trở nên dễ chịu hơn nhiều. Từng cơn gió nhẹ khua tán cây bên đường xào xạc. Tôi vẫn đi trên lối cũ, mải mê bước theo làn nắng vàng rực rỡ trong niềm vui sướng thôi thúc lẫn với chút cảm giác khó tả. Chính cảm giác, chính bầu không khí ấy 20 năm trước tôi cũng như nhiều đứa bạn khác trong làng đang náo nức mong chờ đếm từng ngày từng giờ để được đến trường gặp lại bạn bè thầy cô. Ngay khi đứng trước cổng ngôi trường xưa, cảm xúc nao nao hạnh phúc ấy lại ùa về chiếm lấy trái tim tôi rất tự nhiên, không thể nào ngăn được. Nghe tiếng tim mình thúc giục, tôi bước vào sân trường – những bước chân đầu tiên trở lại ngôi trường xưa yêu dấu sau ngần ấy năm xa cách. Tôi nhìn khắp xung quanh va thầm nghĩ trường nay đã thay đổi quá nhiều.

Nhưng dù trường có thay đổi nhiều thế nào thì hình ảnh ngoài có vẻ lạ lẫm ấy vẫn không thể nào lấn át được cảm giác vô cùng thân thương gần gũi in sâu trong tâm thức tôi.

Còn nhớ lúc trước trường chỉ có 6, 7 phòng học, khuôn viên cũng khá nhỏ đi một qua mạch là hết. Còn giờ đây trường trông khang trang và rộng thoáng hơn rất nhiều. Các dãy phòng đều được xây thêm mấy tầng cao ngất. Còn sân trường cũng được mở rộng hơn tráng bê tông sạch sẽ và trồng thêm nhiều cây xanh. Tôi đang dạo bước dưới hàng cây thẳng tắp, cố hít thật đầy phổi không khí trong lành mát mẻ rồi dừng chân ngồi xuống bên một gốc cây to. Rồi không biết là nhờ đâu, một linh cảm, hay một sự trùng hợp, tôi phát hiện dòng chữ khắc đậm nét " 9/2 SIU WẬY" trên thân cây. Tôi thật sự rất bất ngờ, tôi không nghĩ cái cây con xưa do cả lớp trồng giờ lại còn nơi đây và trở thành cái cây già to sừng sững. Nhìn dòng chữ tôi không nén nổi niềm vui mà bật cười, biết bao kỷ niệm vui buồn đẹp đẽ năm cuối cấp như hiện về trước mặt. Ngày ấy đã là anh chị của cả trường rồi mà xem ra chúng tôi vẫn còn ngây thơ nông nỗi lắm. Kể ra lớp tôi ngày ấy đoàn kết thật: Đoàn kết học, Đoàn kết chơi. Nói về học, một khi cả lớp đã quyết tâm học lập thành tích thì thật không lớp nào vượt qua nổi. Với khẩu hiệu " ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG", mỗi thành viên trong lớp với tinh thần thi đua năng nổ tràn đầy sức sống đều cố gắng ra sức học hết mình, không chỉ vì bản thân mà là vì cả tập thể. Về mặt phong trào cũng vậy. Cũng nhờ tinh thần đoàn kết trên, lớp luôn đạt nhà trường khen thưởng và đạt nhiều danh hiệu đáng tự hào. Học thì tốt thật đấy, nhưng đã là " 9/2 SIU WẬY" thì hẳn cũng có những lúc nghịch không ai chịu được. Thầy cô từng dạy lớp khen thì có khen nhưng lúc nào cũng không quên thêm vài câu đùa về cái lớp lắm chiêu nhiều trò. Nhưng những chiêu trò độc đáo ấy cũng rất hồn nhiên rất dễ thương.

Tôi nhớ nhất buổi liên hoan cuối năm của lớp, thật cảm động lắm. Cả lớp bày nhau dùng nghề " thủ công" độc nhất, cả lớp ngồi lại với nhau viết những lời tâm sự, lời chúc, bày tỏ tình cảm ban bè, tình thầy trò vào những mảng giấy nhỏ trao tay nhau, bỏ vào một cái hộp lớn tặng cô. Mỗi người một cách viết, một cảm xúc, một suy nghĩ riêng, tất cả đều xuất phát từ trái tim trong sáng tuổi mới lớn, biết cảm, biết yêu thương. Có đứa chẳng biết nói thế nào rồi viết có mỗi câu " Em yêu cô" gần trăm lần như chép bài phạt đem tặng cho cô. Trước tấm lòng của đám trò nhỏ, cô không cảm động sao được, chúng ta cũng vậy, ngồi xem từng mẫu giấy mà vừa cười vừa khóc.

Tôi ngồi dưới gốc cây nhớ về từng kỷ niệm vui buồn bên nhau. Càng nhớ lại càng thấy luyến tiếc, tiếc sao thời học sinh sao trôi qua quá nhanh. Từng lúc vui, lúc buồn tôi vẫn còn nhớ rất rõ ràng như chỉ mới xảy xa hôm trước dậy mà hôm nay khi nhìn lại mới thấy mình đã đi một quãng đường quá xa. Không biết bạn bè ngày trước giờ có còn nhớ về nhau, nhớ về mái trường này không. Tôi ngồi nghĩ ngợi quên cả thời gian.

25 tháng 5 2018
  1. Toán học: Đại số (lớp 10), Đại số & Giải tích (lớp 11), Giải tích (lớp 12), Hình học.
  2. Ngữ văn
  3. Sinh học
  4. Vật lý
  5. Hóa học
  6. Lịch sử
  7. Địa lý
  8. Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Đức...
  9. Giáo dục công dân
  10. Giáo dục quốc phòng - an ninh
  11. Thể dục
  12. Công nghệ
  13. Tin học
  14. Môn tự chọn: ngoài ra học sinh lớp 11 còn có thể đăng ký học thêm một nghề nào đó như Tin học, dinh dưỡng, kĩ thuật điện, nhiếp ảnh...). Học sinh có chứng chỉ nghề được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THPT.
26 tháng 5 2018

Toán, Văn, Anh, Lí, Hoá, Sinh, Sử, Địa, GDCD, GDQP, TD, môn năng khiếu

P/s: mình chưa lên c3 nên cx ko biết

25 tháng 5 2018

Đề 1:

Ngay từ khi còn nhỏ, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua câu thơ này:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Đúng vậy! Tình yêu thương mà cha mẹ đối với con cái là vô bờ bến, là điểm tựa bình yên để chúng ta trở về sau những va vấp trong cuộc sống. Và hôm nay, tôi muốn dành tất cả tình cảm của mình cho người mẹ đã khổ cực suốt đời vì con.

Mẹ tôi xuất thân từ gia đình làm nông nên mẹ đã sớm chịu vất vả từ nhỏ. Đến khi lập gia đình, sinh con đẻ cái, những vất vả gian lao của mẹ lại như thêm chồng chất. Nhìn làn da mịn màng thời thiếu nữ của mẹ giờ đây khô ráp sạm nắng, đôi bàn tay sần sùi vết chai, cả mái tóc đã điểm vài sợi tóc bạc,…mà tôi không khỏi chạnh lòng. Nhưng, điều làm tôi buồn nhất khi nhìn thấy chính là đôi mắt của mẹ. Mắt mẹ giờ đây đã nhuốm màu mệt mỏi với những quầng thâm nơi mi mắt. Mẹ cơ cực là vậy, chăm chỉ làm lụng là vậy cũng chỉ mong mang lại hạnh phúc cho tổ ấm bé nhỏ của mình.

Hàng ngày, mẹ phải dậy sớm ra đồng làm việc tới tận trưa đứng bóng mới về. Tấm lưng của mẹ ướt đẫm mồ hôi, mẹ với tay cầm chiếc quạt lá mà phe phẩy để xua tan cái nóng oi bức đang vây bủa. Ấy vậy mà, vừa về đến nhà, mẹ lại phải đi chợ rồi nấu ăn cho cả gia đình. Vất vả là thế nhưng mẹ luôn đối xử dịu dàng với chị em chúng tôi. Mẹ ân cần chăm từng miếng ăn cho em nhỏ, ân cần hỏi han việc học tập của người chị lớn. Mẹ không quan tâm mình vất vả ra sao mà chỉ để ý hôm nay các con đã ăn học như thế nào. Nhìn nụ cười hiền hậu, đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc của mẹ khi chăm sóc chúng tôi, lòng tôi lại trào dâng một tình cảm bao la dành cho người phụ nữ giàu đức hi sinh ấy.

Ngày bé tôi hay nghịch ngợm, bị mẹ mắng, tôi đã rất ghét mẹ. Tôi tự hỏi tại sao mẹ lại có thể mắng con của mẹ như thế rồi khóc rấm rứt khi không có mẹ. Còn bây giờ, khi đã lớn hơn, tôi lại thắc mắc vì sao mẹ lại có thể hi sinh cả cuộc đời mình vì chồng vì con như thế. Mất đi tuổi thanh xuân, mất đi vẻ đẹp mặn mà của người phụ nữ, lại phải làm việc chăm chỉ để vun vén cho gia đình, hẳn mẹ đã rất mệt mỏi! Thế nhưng, mẹ không hề than phiền lấy một câu. Đối với mẹ, nhìn thấy gia đình êm ấm, đàn con ăn học tới nơi tới chốn là mẹ đã mãn nguyện lắm rồi. Chỉ cần nghĩ tới đôi tay chai sần của mẹ, rồi nụ cười hiền từ thấm đẫm gian truân, lòng tôi không khỏi bồi hồi, xót xa để rồi tình thương tôi dành cho mẹ lại ngày một sâu đậm.

Mai này khi tôi đã trưởng thành, có đủ khả năng để bước ra ngoài thế giới, tôi vẫn luôn muốn trở về quê hương. Bởi vì nơi đó có cánh đồng rộng lớn, có khóm tre mát rượi gắn với tuổi thơ, và quan trọng hơn hết, mẹ vẫn luôn đứng đó, đợi tôi trở về.

28 tháng 5 2018
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên. van-ta-cay-tre

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, Khoa học kĩ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam
25 tháng 5 2018

Mọc giữa dòng sông xanh

→Nghệ thuật: tính từ miêu tả màu sắc: xanh

Một bông hoa tím biếc

→Nghệ thuật: tính từ miêu tả màu sắc: tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

→Nghệ thuật: thán từ: ơi

từ láy: chiền chiện

Hót chi mà vang trời

→Nghệ thuật: đại từ nghi vấn: chi

Từng giọt long lanh rơi

→Nghệ thuật: từ láy: long lanh

Tôi đưa tay tôi hứng.

→Nghệ thuật: điệp từ: tôi

25 tháng 5 2018

liệt kê, đảo ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ ngữ gợi liên tưởng

24 tháng 5 2018

Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó "lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành". Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn "ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu".

Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẵng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con.

Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.

Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: "Thu! Con!" thật tha thiết. Ta có thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sững sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy.

Thế rồi, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng "ba", vào ăn cơm nó chỉ nói trống không "Vô ăn cơm!"

Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé Thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: "Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!" anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bằng "Ba". Con bé thật đáo để!

Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở "lòi tói" rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.

Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa.

Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa, mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng "ba" thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng "Ba!" được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: "Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!"

Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng "ba" của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.

Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng "ba" từ ba hôm nay.

Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là "ba" được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất nặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến tranh đã đi qua nhưng qua tài liệu chúng ta có thể thấy được chiến tranh tàn ác như thế nào và khiến đời sống của chúng ta nhà tan, cửa nát, mất mát và chia li. Đọc truyện ngắn Chiếc Lược Ngà chúng ta có thể thấy được lòng yêu thương con sau bao nhiêu năm xa cách như thế nào, nó đã làm rung động biết bao trái tim khi đọc qua tác phẩm này.

24 tháng 5 2018

cảm ơn

nhưng bn lạc đề rồi

30 tháng 5 2018

Những tín hiệu báo thu về được nhà thơ Hữu Thỉnh miêu tả thật sâu sắc qua khổ thơ đầu bài thơ" Sang Thu ".(1)"Bỗng nhận ra hương ổi": Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải là với sắc vàng của hoa cúc, sắc trời xanh biết hay là mùi hương cốm mới,.....mà là với mùi hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến.(2)"Phả vào trong gió se": Động từ "phả" làm cho làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất trong làn gió se - làn gió heo may mang hơi lạnh và khô.(3)Cùng với hương ổi phả vào trong làn gió se nhè nhẹ của mùa thu là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ: "Sương chùng chình qua ngõ".(4)Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian.(5) Ẩn trong hình ảnh đó, nghệ thuật nhân hoá khiến cho làn sương như mang tâm trạng của con người: Nó cũng như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa.(6) Từ "ngõ" ở đây vừa có thể hiểu là ngõ tả thực và cũng có thể hiểu là ngõ cửa giao mùa giữa hạ và thu.(7) "Hình như thu đã về" : Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" chỉ cái đã xảy ra đã diển tả được tình yêu mùa thu của tác giả.(8) Cùng với đó, từ "Bỗng" ỡ câu thơ đầu cũng thể hiện tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên của người thi sĩ, nó kéo con người ta ra khỏi bộn bề của công việc để trở về với thiên nhiên.(9) Và dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không giám tin là thu đã về.(10) Đây chính là một lời thông báo đầy ý nghị của tác giả: Thu đã về.(11) Bằng sự cảm nhận tinh tế, một hồn thơ nhẹ nhàng, khả năng kết hợp từ thật độc đáo, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật đẹp, qua đó thể hiện tình yêu mùa thu, tình yêu thiên nhiên của chính bản thân mình.(12)

~~~~~~~~~~~~~~~~~Chúc học tốt ~~~~~~~~~~~~~~~

25 tháng 3 2021

câu ghép đâu ạ

 

24 tháng 5 2018

Bạn dựa vào dàn ý nha !

1, Hoàn cảnh sống:
+, anh TN làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trển đỉnh Yên Sơn cao 2600m
+, Công việc đặt anh trước bao nhiêu thử thách để hoàn thành nhiệm vụ "đo gió, đo mưa, đó nắng...". Dựa vào việc dư báo thời tiết, anh TN phải đối diện vs mưa, gió, giá lạnh đáng sợ của núi rừng Sapa: "nửa đêm anh phải tung chăn chạy ra ngoài trời đầy mưa tuyết, gió lạnh ào ào xô tới như muốn quét đi tất cả. Đáng sợ hơn cả là anh phải đối diện vs nỗi cô đơn "thèm người". Qua lời giới thiệu của bác Lái xe, anh là "người cô độc nhất thế gian". Trên đỉnh núi Yên Sơn hầu như quanh năm không một bóng người, Anh TN có lúc không cưỡng lại được khao khát nhớ người, "thèm người" đến mức anh phải kiếm cớ dùng những thân cây chắn ngang dường để hãm x lại, để nhìn và nói chuyện trong giây lát để thỏa nỗi nhớ người.

2. Ngoại hình, diện mạo: Anh thanh niên được miêu tả trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, Anh đã tạo được ấn tượng vs ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ ngay từ giây phút đầu tièn: Với tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ sườn núi chạy xuống.
- Sự xuất hiện của anh TN khiến cho bác họa sĩ xúc động còn cô gái thì" Víu chặt vào vai ông"
- Ngoại hình và diện mạo không có gì đặc biệt, chính điều đó càng tô đậm vẻ đẹp bình dị của anh, chàng trai có tầm vóc bé nhỏ này có một tâm hồn, một nghị lực sống không hề bé nhỏ.
- Nụ cười rạng rỡ của anh thể hiện đc phần nào tâm hồn cởi mở đầy sôi nổi của anh.

3, Phẩm chất;
a, Người có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Cũng như bao chàng trai sống giữa những năm tháng chống Mỹ ấy, Anh TN khát khao được cầm súng ra mặt trận. Anh cùng bố viết đơn xin ra linh...
- Có ý thức được ý nghĩa thiêng liêng ấy, anh Tn đã sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình. "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi.."
b, anh TN có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Là TN, lại sống nơi heo hút, vắng người, thông thường con người thường sống buông thả, vậy mà anh đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống đầy khoa học, đầy văn hóa (Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp; Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình; Nuôi gà tăng gia sản xuất,. phục vụ cho cuộc sống của chính mình)
===> Tóm lại: giữa 1 không gian vắng vẻ heo hút, Anh TN đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với 1 niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.
c, Cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
- Gương mặt tươi tắn và nụ cười rạng rỡ trong phút đầu gặp mặt.
- Thể hiện qua những hành động, cử chỉ, thể hiện sự quan tâm chu đáo của anh với mọi người sung quanh: Anh gửi tặng bác lái xe củ tâm thất khi biết tin "bác gái mới ốm dậy". Anh trai tặng bó hoa cho người bạn gái mới để xóa đi khoảng cách ban đầu; tặng giỏ trứng gà....
- Với anh TN thì ông họa sĩ và cô kĩ sư chỉ là những người mới quen gặp nhau, làm quen vs nhau trong 30p ngắn ngủi. Vậy mà anh TN đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với họ một cách rất cởi mở, khônghề giấu giếm. Anh giới thiệu về công việc của mình, về những gian khổ trong nghề nghiệp, về nỗi nhớ nhà, thèm người, về tình yêu, niềm say mê nghề nghiệp, về cảm giác hạnh phúc rất bình dị và đẹp đẽ. Chính sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh TN đã ngay lập tức xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.
- Anh Tn là người đầy vô tư, trong sáng, được thể hiện qua sự kiện Anh Tn gửi lại chiếc khăn mùi soa cho cô kĩ sư. Cô kĩ sư gửi tặng anh chiếc khăn mùi soa như một kỉ niệm nhỏ để ghi dấu lần gặp gỡ này, để bày tỏ tình cảm của cô. Phải chăng, Anh TN chưa cảm nhận được điều đó, chưa sẵn sàng đón nhận tình cảm này. Vì thế anh đã vô tư, hồn nhiên gửi trả lại cho cô. Những cũng có thể, cô kĩ sư tặng anh chiếc mùi soa như 1 niềm an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho anh, thêm 1 chút xíu dịu dàng, 1 chút xúi dũng cảm. Và gửi trả lại chiếc khăn cũng là một hình thức để anh Tn khẳng định lòng dũng cảm, bản lĩnh của mình.
d, Anh TN là người rất khiêm tốn, giản dị. lễ phép, khiêm nhường.
Phẩm chất đẹp, tâm hồn cao cả của anh khiến người họa sĩ già cảm động và khơi dậy ở ông cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên Anh Tn lại tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy. Anh khiêm nhường nói " KHông không!.....đáng vẽ hơn". Rồi anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

3, Đánh giá
a, Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Được nhìn từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn: ông Họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ và nhân vật. Từ điểm nhìn nào, anh TN cũng hiện lên đẹp đẽ
==> Lý tưởng hóa nhân vật
- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:
+ Là 1 người TN trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.
+ Là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với 2 người bạn mới quen trên đỉnh yên Sơn đã giúp ông họa sĩ, cô kĩ sư và người đọc cảm nhận đc vẻ đẹp của anh.
- Tác giả không gọi nhân vật bằng tên cụ thể ma gọi nhân vật bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp==> nổi bật vẻ đẹp bình dị và khiêm nhường; nổi bật ý nghĩa điển hình cho lớp Tn trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ: lặng thầm, khao khát cống hiến cho đất nước. Đó là những con người:

"Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước"​

- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết NGhệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
b, Tư tưởng:
- Nhân vật anh TN là hình tượng trung tâm của tác phẩm, thể hiện tập trung chủ đề văn bản: ngợi ca vẻ đẹp con người lao động mới và ý nghĩa của công việc thầm lặng.
- Anh Tn là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người lao động mới, của tuổi trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền bắc
- Anh TN để lại trong lòng người đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay niềm cảm phục, tự hào, sự trìu mến, tin yêu và thắp lên trong mỗi chúng ta khát vọng cống hiến cho đất nước.

24 tháng 5 2018

Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm công hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã đế lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.

Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!

Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gầy ân tượng mạnh cho độc giả là chuyện ''thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian” kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa... Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!

Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sông.

Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bó với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt' này.

Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biếu tượng cho những con người đang hăng say lao động công hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao độrig đồng thời động viên, cố vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.

Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.