K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2018

Ngày xưa có một anh đang bán bánh mì thì mọi người kêu thất tha.Lũ !Lũ!Và rồi anh ta ớ trên một mảnh đất cao với một anh khác.Anh ta cầm một núi tiền.Anh nọ gặng mua bánh mì của anh kia thì anh ta ra giá.NÚI VÀNG ĐỔI TÚI BÁNH MÌ! Anh kia nói:''Hảảả! Rồi anh ta đồng ý sau đó anh đổi lấy vàng bắt đầu đói và bảo anh lấy vàng cho một ít anh ta ra giá :''Nửa túi núi vàng'' anh kia cũng ngạc nhiên vì giá rồi anh ta chấp nhận .Anh kia dặn anh đó đừng nên tham và anh lấy tiền bằng đúng tiền bánh anh cho anh ta

Đúng là ở đời không nên tham

28 tháng 5 2018

Trong một cuộc hội thảo với đông đảo người tham dự, vị diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, chẳng nói chẳng rằng mà rút ngay trong túi ra một tờ 20 USD (tương đương 460 nghìn đồng).Ông mỉm cười hỏi hơn 200 người ngồi bên dưới: "Có ai muốn lấy tờ 20 USD này không?"Vô số cánh tay đồng loạt giơ lên.Vị diễn thuyết gia lại hỏi: "Tôi định tặng cho 1 người bất kỳ trong hội trường này tờ 20 USD trong tay mình, nhưng trước đó thì người được tặng sẽ phải làm giúp tôi một việc." Ông từ tốn nhìn lướt quanh một lượt: "Còn ai muốn lấy nữa không?"Một số cánh tay vẫn đưa lên giữa không trung.Diễn thuyết gia lớn tuổi mỉm cười: "Vậy nếu như tôi làm thế này thì sao?" Sau đó, ông ném tờ tiền xuống đất, dùng chân giẫm vào nó rồi bình thản nhặt tờ tiền lấm bẩn lên.Ông tiếp tục hỏi: "Bây giờ còn ai muốn nó nữa nào?"Vẫn có một vài người kiên trì giơ tay.Lúc này, vị diễn thuyết gia chậm rãi phát biểu: "Các bạn vừa mới được học một tiết học vô cùng ý nghĩa. Bất luận tôi có làm gì với tờ tiền này, các bạn vẫn muốn có nó, bởi nó không hề bị mất đi giá trị của mình, vẫn luôn là 20 USD. Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều rất nhiều lần bị quyết định của bản thân hoặc vì những hoàn cảnh khó khăn bên ngoài tác động mà gục ngã, mà tổn thương. Chúng ta cho rằng mình không xứng đáng thế nọ thế kia, nhưng cho dù có chuyện gì xảy ra, trong mắt Thượng đế, giá trị của chúng ta cũng không bao giờ thay đổi. Kỳ thực, bạn có sạch sẽ hay bẩn thỉu, ăn mặc lấm lem hay sang trọng thì cũng vẫn luôn là báu vật vô giá."

Bài học rút ra: Giá trị của cuộc sống không phụ thuộc vào những tài sản ta sở hữu, cũng chẳng hề bị tác động bởi những mối quan hệ mà ta có, mà nó được quyết định bởi chính bản thân ta. Mỗi người đều là độc nhất vô nhị trong cuộc đời này, hãy luôn luôn ghi nhớ điều đó!

4 tháng 10 2018

Từ Hoa
Từ hoa ở đây hiểu theo nghĩa gốc

28 tháng 5 2018

Trên dải đất hình chữ S – Việt Nam xinh đẹp này có bao tâm hồn tươi trẻ mà mẹ thiên nhiên đã bạn tặng cho mảnh đất ngàn hoa. Tâm hồn của con người Việt toát lên từ những bông lúa trải rộng trên cánh đồng bát ngát, là hương sắc ngọt ngào nhưng đơn sơ, mộc mạc như tình người Việt Nam.

Từ xa xưa, rất lâu rồi hình ảnh cây lúa nặng trĩu hạt vào mùa thu hoạch đã là biểu tượng của người nông dân, từ đồng bằng đến vùng núi, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu dâu cũng có bóng dáng của họ hàng nhà chị lúa. Một nhà thơ đã từng viết:

” Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Cây lúa đã gắn bó với người nông dân Việt Nam từ bao đời nay, thân thuộc như người thân không thể thiếu của gia đình. Thật tuyệt vời biết bao, thứ mà nuôi chúng ta khôn lớn không phải ai khác mà là chính chị lúa cần cù sớm trưa. Với thân hình mảnh mai, cao, gầy, chất đẹp của người con gái, chị đã làm bao họ hàng nhà cây khác phải ghen tị với một người sắc nước hương trời, giúp ích cho bao con người Việt Nam. Lá lúa dài, mảnh và sắc, khi còn thì con gái lá có màu xanh tươi trẻ, tràn trề nhựa sống, còn khi già rồi, lá lúa có mùa vàng bội thu, lúc lúa còn non, lá lúa có lòng nhỏ, gọi là đòng đòng. Có nhiều loại lúa: lúa nếp, lúa tẻ…thuyết minh về cây lúa Việt Nam.

Từ lúc lúa còn non bác nông dân đã thường xuyên chăm sóc, diệt sâu bọ, phân bón cho cây. Lúa lớn hơn một chút, họ thường tát nước để cây có đủ chất dinh dưỡng, họ thường phun các loại phân lân, phân kali, phân đạm…, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ mỗi năm có nhiệm vụ mùa nối tiếp nhau thay cho lúc trước chỉ có hai vụ, vụ chiêm và vụ thu. Người nông dân Việt Nam từ xa xưa đã sống dựa vào cây lúa, lúa là hạt ngọc của trời, tinh hoa của đất trời Việt. Cây lúa cho gạo nuôi sống con người Việt. Các cụ đời xưa đã nói ” Hàng trăm thứ ngon vật la vẫn không sánh bằng hạt gạo nhà ta đâu”, gạo nuôi sống con người và còn phục vụ bộ đôi cu Hồ trên chiến trường gian khổ, những cô gái thanh niên xung phong đã chở hàng tấn gạo bằng xe đạp thồ, vượt qua bao rừng sâu đẻ tiếp tế lương thực cho bộ đội.

Ngoài ra, gạo không những nuôi sống con người mà còn làm được nhiều thứ bánh ngon, bổ dưỡng. Gạo nếp là một thành phần vô cùng quan trọng trong bánh chưng, bánh dày, hai loại bánh truyền thống của người dân Việt Nam mỗi khi đến dịp Tết Nguyên Đán.

Lúa nếp non còn làm nên bánh cốm – loại bánh thể hiện sự thanh lịch của người Tràng An xưa, trong những ngày lễ gia tiên, ngày rằm, người ta thường lấy gạo nếp đồ xôi để cúng ông bà tổ tiên, gạo còn làm được nhiều bánh như bánh giò, bánh khúc, bánh đa,..

Nói chung gạo là thực phẩm không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nếu không có gạo thì văn hóa Việt nam khó có thể phong phú và giàu bản sắc dân tộc.

Cây lúa là một biểu tượng đặc trưng của người dân Việt nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay và cũng gắn bó với tuổi thơ của chúng tôi qua những bài văn về cây lúa. Có lẽ tôi và bao nhiêu người Việt nam khác sẽ không bao giờ quên được hương vị của hạt gạo đã nuôi sống chúng tôi từng ngày.

28 tháng 5 2018

Từ xa xưa, rất lâu rồi hình ảnh cây lúa nặng trĩu hạt vào mùa thu hoạch đã là biểu tượng của người nông dân, từ đồng bằng đến vùng núi, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu dâu cũng có bóng dáng của họ hàng nhà chị lúa. Một nhà thơ đã từng viết:

” Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Cây lúa đã gắn bó với người nông dân Việt Nam từ bao đời nay, thân thuộc như người thân không thể thiếu của gia đình. Thật tuyệt vời biết bao, thứ mà nuôi chúng ta khôn lớn không phải ai khác mà là chính chị lúa cần cù sớm trưa. Với thân hình mảnh mai, cao, gầy, chất đẹp của người con gái, chị đã làm bao họ hàng nhà cây khác phải ghen tị với một người sắc nước hương trời, giúp ích cho bao con người Việt Nam. Lá lúa dài, mảnh và sắc, khi còn thì con gái lá có màu xanh tươi trẻ, tràn trề nhựa sống, còn khi già rồi, lá lúa có mùa vàng bội thu, lúc lúa còn non, lá lúa có lòng nhỏ, gọi là đòng đòng. Có nhiều loại lúa: lúa nếp, lúa tẻ…thuyết minh về cây lúa Việt Nam.

Từ lúc lúa còn non bác nông dân đã thường xuyên chăm sóc, diệt sâu bọ, phân bón cho cây. Lúa lớn hơn một chút, họ thường tát nước để cây có đủ chất dinh dưỡng, họ thường phun các loại phân lân, phân kali, phân đạm…, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ mỗi năm có nhiệm vụ mùa nối tiếp nhau thay cho lúc trước chỉ có hai vụ, vụ chiêm và vụ thu. Người nông dân Việt Nam từ xa xưa đã sống dựa vào cây lúa, lúa là hạt ngọc của trời, tinh hoa của đất trời Việt. Cây lúa cho gạo nuôi sống con người Việt. Các cụ đời xưa đã nói ” Hàng trăm thứ ngon vật la vẫn không sánh bằng hạt gạo nhà ta đâu”, gạo nuôi sống con người và còn phục vụ bộ đôi cu Hồ trên chiến trường gian khổ, những cô gái thanh niên xung phong đã chở hàng tấn gạo bằng xe đạp thồ, vượt qua bao rừng sâu đẻ tiếp tế lương thực cho bộ đội.

Ngoài ra, gạo không những nuôi sống con người mà còn làm được nhiều thứ bánh ngon, bổ dưỡng. Gạo nếp là một thành phần vô cùng quan trọng trong bánh chưng, bánh dày, hai loại bánh truyền thống của người dân Việt Nam mỗi khi đến dịp Tết Nguyên Đán.

Lúa nếp non còn làm nên bánh cốm – loại bánh thể hiện sự thanh lịch của người Tràng An xưa, trong những ngày lễ gia tiên, ngày rằm, người ta thường lấy gạo nếp đồ xôi để cúng ông bà tổ tiên, gạo còn làm được nhiều bánh như bánh giò, bánh khúc, bánh đa,..

Nói chung gạo là thực phẩm không thể thiếu đối với người dân Việt Nam, nếukhông có gạo thì văn hóa Việt nam khó có thể phong phú và giàu bản sắc dân tộc.

Cây lúa là một biểu tượng đặc trưng của người dân Việt nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân từ bao đời nay và cũng gắn bó với tuổi thơ của chúng tôi qua những bài văn về cây lúa. Có lẽ tôi và bao nhiêu người Việt nam khác sẽ không bao giờ quên được hương vị của hạt gạo đã nuôi sống chúng tôi từng ngày.

28 tháng 5 2018

I). Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.

II). Thân bài:
1. Khái quát:

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam

III). Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

28 tháng 5 2018

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.

Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.

Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.

28 tháng 5 2018

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Khí thế của những người đánh cá giữa biển đêm mới thật kiêu hùng: Thuyền ta lái gió với buồm trăngTrí tưởng tượng của tác giả thật đẹp, sự liên tưởng bay bổng đã bao trùm lên những đoàn thuyền đánh cá bằng những hình ảnh đẹp, đầy cảm xúc. Con thuyền lái gió đi giữa biển trời, cánh buồm làm bạn với gió trăng. Những hình ảnh liên tưởng hùng vĩ mà nên thơ. Con người ở giữa thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên.

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Người lao động ra đi với quyết tâm chinh phục thiên nhiên và tô đắp cho thiên nhiên ngày càng tươi đẹp.Câu thơ với biện pháp nhân hóa đã biến con thuyền biết “đậu” “dò” biển cả. Bởi người trên thuyền luôn tìm kiếm tài nguyên của biển phục vụ cho đời sống.

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá có kỹ thuật đan như một thế trận, để thu bắt những gì biển đã hào phóng trao tặng cho ta.Đoạn thơ miêu tả không gian và thời gian mở đầu của một cuộc đánh cá đã tạo nên cho cả bài thơ một cái nền vừa đẹp, vừa hừng vĩ, vừa nên thơ. Đoạn thơ bao trùm bởi bút pháp liên tưởng lãng mạn nhưng giàu chất thơ và cảm xúc. Đọc thơ ta có tâm trạng hào hứng của con người ra khơi, tâm trạng xúc động và tự hào trước thiên nhiên mà ta cố tâm chinh phục với mục đích làm giàu thêm cho quê hương đất nước.

29 tháng 5 2018

Đó là một khung cảnh đánh cá giữa biển đêm và được khắc họa bằng nhiều vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của con người được miêu tả ở nhiều góc độ: khỏe khoắn, đầy hứng khởi được thể hiện qua không khí lao động - hoạt động đánh bắt cá - khẩn trương sôi nổi:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Một tư thế, tầm vóc lớn lao, thậm chí sánh ngang cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng / Lướt giữa mây cao với biển bằng).Không chỉ vậy đó còn là vẻ đẹp của thiên nhiên. Một không gian bao la, rộng mở, vừa kỳ vĩ vừa nên thơ với biển, trăng, sao, mây, gió. Việc ra khơi qua ngòi bút miêu tả của nhà thơ trở nên đầy khí thế, đoàn thuyền hung dũng như một đoàn quân ra trận. Với bút pháp lãng mạn và cảm hứng say sưa, bay bổng, với các thủ pháp khoa trương, phóng đại về hình ảnh con người, vũ trụ... đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của đoạn thơ cũng như bài thơ này.

28 tháng 5 2018

Trong tác phẩm "Trong lòng mẹ", từ rất kịch ở đây có nghĩa là dối trá, không đúng với sự thật.

=> Tâm địa độc ác, không có tình thương, mất tính làm người.

28 tháng 5 2018

Từ bài Người mẹ em hãy nêu cảm nghĩ của em . Em hãy kể và tả lại người mẹ lúc đó .

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

Bài làm văn tả mẹ hay nhất lớp 6 – Phần 2:

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Bài làm văn tả mẹ hay nhất lớp 6 – Phần 3:

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

29 tháng 5 2018

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

27 tháng 5 2018

Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc VN (nhất là trong thời kỳ hội nhập):

- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.

- Trách nhiệm thế hệ trẻ:

+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào vễ những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; Uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…

+ Tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.

- Đánh giá: đây là vấn đề quan trọng đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng long, chung tay góp sức.

27 tháng 5 2018

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

27 tháng 5 2018

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bản sắc đó thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, được bao thế hệ vun đắp, hun đúc tạo nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tồn tại, không ngừng lớn mạnh và phát triển bền vững. Nó là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, là nguồn sức mạnh vô địch bảo đảm cho dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển trong mọi thời đại. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, thanh niên chúng ta đã kế thừa, phát huy cao độ bản sắc văn hóa dân tộc, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thấm nhuần lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu và chiến đấu thắng lợi mọi kẻ thù.

Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa diễn ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với những biến động phức tạp khó lường đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên chúng ta không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn phải tinh thông về văn hóa, tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm gần đây, phần lớn thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò xung kích trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, họ cũng bộc lộ nhiều hạn chế về nhận thức, về hiệu quả trong thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Một bộ phận thanh niên có những biểu hiện sai lệch chuẩn mực giá trị về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Thực trạng đó nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm phai nhạt, xói mòn hệ giá trị chuẩn mực trong bản sắc văn hóa dân tộc, ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất, truyền thống của dân tộc. Tình hình đó cũng đặt ra những yêu cầu mới hết sức cấp thiết về lý luận, thực tiễn phải nghiên cứu, luận giải, đề ra những giải pháp mang tính khả thi, bảo đảm cho thanh niên phát huy hơn nữa vai trò người “chiến sỹ văn hóa”.

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì sự ảnh hưởng của nó đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là tất yếu khách quan và sự tác động đó tạo điều kiện cho nước ta trong việc mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa, sáng tạo ra giá trị mới, trực tiếp bổ sung, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, thông qua sự hội nhập đó cũng kiểm chứng tính bền vững của giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, hiện đại hóa các phương tiện văn hóa thông tin trong toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Một là,tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên: đây là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và hiệu quả hoạt động của thanh niên trong việc tham gia giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay. Việc thực hiện giải pháp này giúp cho thanh niên nhận thức sâu sắc và đầy đủ quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Năng lực và hiệu quả giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phụ thuộc rất lớn vào nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống và giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc. Chính trong quá trình giáo dục mà thanh niên chúng ta lĩnh hội được hệ thống các tri thức khoa học trên mọi lĩnh vực, cùng các giá trị và chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội, bảo đảm cho sự hình thành, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng với những yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ và sự phát triển xã hội. Trên cơ sở đó, xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của tuổi trẻ đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó ra sức tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tinh thần yêu nước, tự tôn, tự hào dân tộc, không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, giữ vững bản chất truyền thống của ông cha đã dày công vun đắp, tạo dựng nên, huy động nguồn trí tuệ tài năng của sức trẻ, cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Hai là,phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên thông qua các phong trào của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Với thế mạnh thích tìm tòi, khám phá, để khẳng định mình, cho nên muốn thanh niên trưởng thành phải tích cực đưa họ vào hoạt động thực tiễn để tôi luyện, thử thách bản lĩnh, nâng cao phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Khi được trang bị đầy đủ tri thức và bản lĩnh, họ phát huy hết vai trò của mình đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, góp phần quyết định việc giữ vững, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để đoàn viên thanh niên phát huy vai trò của mình trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tổ chức đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ đoàn là luôn đổi mới về nội dung, phương pháp, gắn hoạt động với các cuộc vận động lớn trên phạm vi cả nước, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của phong trào đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên thanh niên.

Ba là,thực hiện tốt hoạt động kết nghĩa với đoàn thanh niên địa phương, tích cực nâng cao hiệu quả giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động kết nghĩa với thanh niên địa phương là một việc làm rất quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn góp phần quyết định làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc. Thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi giữa các ban chấp hành đoàn nhằm tìm hiểu tình hình, nhiệm vụ và những vấn đề mới nảy sinh ở địa phương, xây dựng kế hoạch phối hợp mặt công tác trong từng giai đoạn, bảo đảm kế hoạch thống nhất, nhịp nhàng và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ đoàn trong quá trình phối hợp tổ chức các hoạt động kết nghĩa phải làm sao cho mỗi người thanh niên nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của họ đối với việc phát triển mọi mặt của địa phương, phải ghi dấu ấn thật sự rõ nét của thế hệ thanh niên thời kỳ hội nhập quốc tế, hoàn thành sứ mệnh và nhiệm vụ lịch sử được nêu trong Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X: Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển.

Bốn là,xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đấu tranh phòng, chống và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Môi trường văn hóa có vai trò quan trọng to lớn, trực tiếp nuôi dưỡng, phát triển những giá trị của thanh niên chúng ta trong thời kỳ mới, nó góp phần nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tình cảm cách mạng, xây dựng nhân cách con người mới vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, vừa phát huy bản chất truyền thống, góp phần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế. Môi trường văn hóa phải được coi như là “phên dậu”, như “rào chắn” có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn và “miễn dịch” trước những tác động, ảnh hưởng, xâm nhập và phá hoại của các hiện tượng phản văn hóa của âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình.

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

27 tháng 5 2018

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.