K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đọan thơ và trả lời câu hỏi: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trong mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. Câu 1: Đọan thơ diễn tả tình cảm của ai với ai? Câu 2 : Từ "nguyệt" trong câu thơ "Tưởng người...
Đọc tiếp

Đọc đọan thơ và trả lời câu hỏi:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trong mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Câu 1: Đọan thơ diễn tả tình cảm của ai với ai?

Câu 2 : Từ "nguyệt" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" là từ Hán Việt hay Thuần Việt. Nêu ý nghĩa

Câu 3 : Đọan thơ thể hiện tâm trạng của nhân vật nào? Nhân vật đó đang ở hòan cảnh nào?

Câu 4 : Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ :

" Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai."

Câu 5: Viết đọan văn diễn dịch với câu chủ đề: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta khôngbnên chỉ biết sống cho riêng mình

2
18 tháng 6 2018

Câu 1:

- Đoạn thơ trên diễn tả tình cảm của nàng Thúy Kiều với chàng Kim Trọng.

Câu 2:

- Từ" nguyệt" là từ Hán Việt.

- Ý nghĩa : Thúy kiều nhớ về người yêulà chàng Kim Trọng, nàng nhớ về lời thề đôi lứa. ” chén đồng” là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc.

Câu 3:

- Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

- Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh bị lừa vào chốn lầu xanh, Tú Bà giả vờ hứa chờ nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thức hiện âm mưu mới.

25 tháng 10 2021

Câu 1: - Đoạn thơ trên diễn tả tình cảm của nàng Thúy Kiều với chàng Kim Trọng. Câu 2: - Từ" nguyệt" là từ Hán Việt. - Ý nghĩa : Thúy kiều nhớ về người yêulà chàng Kim Trọng, nàng nhớ về lời thề đôi lứa. ” chén đồng” là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc. Câu 3: - Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. - Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh bị lừa vào chốn lầu xanh, Tú Bà giả vờ hứa chờ nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thức hiện âm mưu mới.

12 tháng 6 2018

Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.

12 tháng 6 2018

Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.

13 tháng 6 2018

Dàn ý :

I / Mở bài : Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lý, phong phú về hình ảnh, với một cảm xúc tinh tế đi liền với một trí tuệ sắc sảo. “NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC” là một bài thơ hay, đặc sắc, thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Chế Lan Viên. Nhà thơ đã diễn tả tâm trạng nhớ thương quê hương, đất nước da diết, khôn nguôi của Bác Hồ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước và niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Người khi đã tìm được chân lý cách mạng “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây! Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê? Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, Những đất tự do, những trời nô lệ, Những con đường cách mạng đang tìm đi. Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?... Ơi, độc lập! Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông. Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... Không còn người bỏ xác bên đường ray. Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân Những keó quê mùa đã thành trí thức Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che. Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.”

II / Thân bài : Khổ 1: Hình ảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước : “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” Cách ngắt nhịp thơ 5/5 và dấu chấm giữa câu làm cho dòng thơ mở đầu mười chữ bị ngắt làm hai đoạn nói lên tình cảnh bức bách và tâm trạng quyến luyến Đau xót trước cảnh quê hương, “đất nước đẹp vô cùng” đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ nên “Bác phải ra đi”. Trong bóng Người mang nặng nỗi đau mất nước, nhân dân đau khổ, tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nó thôi thúc Bác quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Với niềm xúc động chân thành, Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc cuộc hành trình trên đại dương bao la. Nhà thơ như muốn hóa thân thành con sóng đưa Bác vượt trùng khơi : “Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác” Câu thơ đến đột ngột thể hiện tâm trạng vội vàng, cuống quýt như muốn kịp theo chân Bác để cùng chia sẻ những nỗi vất vả, gian truân trong cuộc hành trình. Hình ảnh tưởng tượng làm sống lại giây phút lịch sử thiêng liêng. Nó thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của tác giả Con tàu đưa Bác xa dần, xa dần “Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bố phía nhìn không một bóng hàng tre” Hình ảnh “bờ bãi”, “làng xóm”, “hàng tre” có giá trị gợi cảm là biểu tượng cho quê hương xứ sở Từ “bốn phía” gợi không gian mênh mông, rộng lớn. Các từ “dần lui”, “khuất”, “không một bóng” diễn tả tâm trạng bồi hồi, nỗi cô đơn, bơ vơ của người ra đi Động từ “nhìn” biểu lộ tâm trạng nhớ nước nhớ quê nhà pha lẫn nỗi đau thương da diết, nỗi nhớ đầy đau thương như thấm sâu vào lòng người xa xứ Khổ hai: Tiếp tục khơi sâu tình cảm, tâm trạng buồn đau nhớ nước của Bác: “Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương” Trong “Đêm xa nước đầu tiên” ấy, lòng Bác trĩu nặng nỗi nhớ thương quê hương da diết khôn nguôi. Người trằn trọc, thao thức không sao chợp mắt bởi nỗi nhớ của người ra đi thật sâu sắc và thấm thía. Sóng nước nơi nào cũng là sóng nước. Nhưng trái tim có lý lẽ riêng: đã không phải nước trời quê hương thì tất cả đều xa lạ, ngỡ ngàng: “Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”. Và người ra đi chỉ nằm nghe sóng vỗ ở mạn tàu. Tiếng sóng càng trở nên xa lạ, nỗi đau như tăng dần lên Tâm trạng con người giữa trùng dương mênh mông đi tìm đường cứu nước đang mang nặng tình quê hương sâu nặng : “ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương “ Lòng lưu luyến khi từ biệt làm cho đất nước đẹp vô cùng, khi xa mảnh đất quê hương, xa đất nước thân yêu mới càng thấm thía đất nước đau thương. Hai câu thơ nhẹ nhàng, tha thiết như lời tâm sự sâu lắng của người con nhớ quê hương đất nước da diết, khôn nguôi. Tình yêu nước đó rất đỗi nồng nàn, thiết tha, sâu sắc. Khổ ba: “Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà” Với những câu thơ giàu hình ảnh, Chế Lan Viên đã thể hiện thực tinh tế tình cảm yêu nước sâu nặng và nỗi day dứt về vận mệnh đất nứơc, dân tộc của Bác . Đang sống giữa châu Âu tuyết trắng, giữa những hàng cây trơ trụi lá vàng xứ lạnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Bác, trong tiềm thức, làng quê nhiệt đới bốn mùa xanh tươi vẫn hiện về đêm đêm. Giấc chiêm bao “xanh sắcbiếc quê nhà” thể hiện khát khao cháy bỏng của người con xa đất nước. Bác luôn trăn trở, day dứt trước tình cảnh đất nước đang đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ: “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa” Hình ảnh đối lập, tương phản “Ăn miếng ngon” _ “đắng lòng vì Tổ quốc”, “chẳng yên lòng”_ “ngắm một nhành hoa” cùng với lời thơ chứa chan cảm xúc đã gợi trong lòng người đọc niềm xúc động trước tâm trạng lo lắng, trăn trở nghĩ suy về vận mệnh đất nước của Bác. Người ăn không ngon, ngủ không yên mỗi khi nghĩ về Tổ quốc đang chịu nhiều thương đau. Trái tim giàu lòng yêu nước của Bác cùng đau với nỗi đau của dân tộc trong cảnh nước mất, nhà tan. Khổ bốn: Trải qua bao gian lao, thử thách trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Bác đã tìm được chân lý cách mạng: “Luận cương đến Bác hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin” Chuyển biến tâm lý của Bác đã được nhà thơ miêu tả thật tinh tế và xúc động. Qua giọt nước mắt sung sướng, cảm động Chế Lan Viên tài tình đặt ra mối quan hệ giữa hai nhân vật vĩ đại của cách mạng vô sản: Lê Nin và Bác Hồ. Thật sung sướng và hạnh phúc biết bao khi Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước chân chính. Chủ nghĩa Mác_Lê Nin đã soi sáng tâm hồn Bác. Người đón nhận chân lý cách mạng ấy với tất cả trái tim, khối óc của mình: “Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách Tưởng bên ngòai đất nước đợi mong tin” Hình ảnh nhân hóa sinh động, giàu sức biểu cảm “Bức tường im nghe Bác lật từng trang sách” và “đất nước đợi mong tin” đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc. Tất cả như cùng chia sẻ, hòa cùng niềm sung sướng, hạnh phúc của Bác. Tác giả đã tập trung tái hiện giờ phút Bác Hồ đọc Luận cương của Lê Nin, đây là một thời khắc có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Khổ năm: Bác đã tìm ra hình của Nước. Niềm vui mãnh liệt trào dâng trong lòng Bác: “Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi !” Dòng thơ “Cơm áolà đây ! Hạnh phúc đây rồi !” có hai câu cảm liên tiếp, ngắt nhịp 4/4 đã diễn tả niềm vui náo nức, nồng nhiệt. Nhịp thơ nhanh, lời thơ sảng khóai phù hợp với việc diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Bác trong giờ phút lịch sử thiêng liêng, trọng đại” “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” Hình ảnh “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước” thật đặc sắc, độc đáo, mới lạ mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Đó là biểu tượng cho vận mệnh đất nước gắn với vận mệnh của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là linh hồn của dân tộc. Ánh sáng cách mạng cảu Đảng sẽ soi sáng cho dân tộc vững bước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Nhà thơ đã bày tỏ niềm tin tưởng mãnh liệt, niềm tự hào về Đảng quang vinh. Cảm nhận sâu xa niềm vui sướng, hạnh phúc bất tận của Bác khi tìm ra con đường cứu nước chân chính, Chế Lan Viên đã viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. Hình ảnh đối lập, tương phản trong câu thơ đã tạo được ấn tượng sâu sắc và niềm xúc động trong lòng người đọc. Những giọt nước mắt hạnh phúc và nụ cười sung sướng của Bác còn đọng mãi trong trang sách và cuộc đời hôm nay và mai sau. III / Kết bài: “Người đi tìm hình của Nước” là một bài thơ hay, đặc sắc. Bài thơ là kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật mới lạ, độc đáo và cảm xúc tinh tế của Chế Lan Viên. Với các biện pháp tu từ đặc sắc phong phú đạt hiệu quả nghệ thuật cao và hình tượng thơ giàu tính thẩm mĩ, Chế Lan Viên đã tạo nên hình tượng Bác Hồ _ Người đi tìm hình của Nước, khơi dậy trong lòng người đọc niềm xúc động chân thành trước tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng và tinh thần phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng Cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đọc bài thơ, en càng thêm yêu kính, cảm phục, biết ơn Bác Hồ, nguyện sống xứng đáng là lớp tuổi trẻ của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu .

13 tháng 6 2018

Bài làm

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam , Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trải qua ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã trở về và mang theo ấm no, hạnh phúc của nhân dân . Trong hành trình vất vả, cuối cùng Bác đã bắt gặp luận cương của Lê - nin , đó chính là ánh sáng soi đường cho Người trên con đường cách mạng sau này:

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá, Bác đến tìm gặp Lê nin :

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...

Người thanh niên ấy đã khóc khi nghe tin Lê nin mất. Khi đó bầu trơì Maxcova lạnh giá, tuyết phủ đầy. Cái lạnh của nước Nga không thấm gì so vơí cái lạnh đang diễn ra trong tâm hồn Bác:

Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân

Tuyết rơi, hay chính nước mắt của Bác đang rơi, Người khóc cho Lê nin và khóc cho người thầy của mình. Thế nhưng hạnh phúc của dân tộc vẫn không ngừng thôi thúc Người . Mặc dù Lê nin đã ra đi, Nhưng luận cương của Lê nin vẫn như là ngọn lửa chân lý cho Người bước tiếp trên con đường cứu nưóc của mình.

( Tự mình làm đó nhé, ko cóp mạng đâu )

13 tháng 6 2018

Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (tháng 7/1920) đánh dấu bước ngoặt lịch sử trên hành trình tìm đường cứu nước của Người. Đó là cuộc gặp gỡ của một người dân Việt Nam đang bị thống trị và tước đoạt, nô lệ và tủi nhục với một lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Về giờ phút lịch sử được tiếp xúc với Luận cương, sau này, Bác Hồ đã kể lại: "Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba". Trong giây phút thiêng liêng ấy, "Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin" bởi Người hiểu "... Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc".

Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên (tháng 7/1920), giữa năm 1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt mọi vòng vây của đủ loại mật thám, từ Pari qua Đức và đến với nước Nga của Lê-nin, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, với lòng mong đợi thiết tha là được gặp Lê-nin vĩ đại, nhưng không thể thực hiện được vì Lê-nin ốm nặng. Ngày 21/1/1924, Lê-nin qua đời. Nghe tin Lê-nin từ trần, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sững sờ, lòng đau như thắt lại.

Trong Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật (Hà Nội) năm 1980, tập 2, trang 175, Người kể lại: Ngày 23/1/1924, "Anh Nguyễn đi trong dòng người vô tận chuyển động một cách chậm chạp về phía cửa tòa nhà trụ sở công đoàn để viếng Lê-nin kính mến. Trời khô và rét tới 30 độ âm. Đường phố ngập tuyết, gió lạnh từ phương bắc thổi giật từng cơn, đâm vào da thịt như muôn vạn mũi kim châm. Hai tay, hai tai anh Nguyễn tê cứng và tưởng như nứt ra… Cùng với dòng người gồm công nhân, nông dân, hồng quân, trí thức, thanh niên và các đại biểu quốc tế, anh Nguyễn dừng lại một phút bên cạnh Lê-nin, cố nhìn Lê-nin. Ôi, lần đầu tiên được nhìn thấy Người, anh cố nhìn lâu hơn một chút để vĩnh viễn ghi lại trong tâm óc nét mặt yêu quý của Người thầy và Người dẫn đường. Khi anh Nguyễn từ nơi viếng Lê-nin đi bộ về khách sạn Lux ở gần đó thì đã khuya. Chân tay anh còn tê cóng, đôi chỗ rớm máu, người rét run. Anh vội gõ cửa buồng một đồng chí ở gần xin một cốc nước chè nóng. Và đêm ấy, dù tay đau cứng, trong buồng số 311 của khách sạn, anh ngồi vào bàn viết bài tưởng nhớ Lê-nin". Nguyễn Ái Quốc muốn thể hiện ngay trên mặt giấy tình cảm đau xót tràn ngập tâm hồn mình, Người viết mà nước mắt cứ trào ra, chảy dài trên đôi má lạnh cóng.

Đúng ngày lễ tang Lê-nin, 27/1/1924, báo Sự thật của Đảng Cộng sản Bônsêvich Liên Xô ra số đặc biệt, đăng trang trọng bài viết của Nguyễn Ái Quốc, đại biểu nhân dân Đông Dương và là người nước ngoài duy nhất, người dân thuộc địa duy nhất có bài viết trong số báo vĩnh biệt Lê-nin này. Với lời văn trong sáng, giản dị, cô đọng, sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tình cảm chân thành, nồng cháy với Lê--nin: "... Lê-nin là người dũng cảm nhất trong những người dũng cảm ở nước Nga... Lê-nin là người giải phóng cho chúng ta... Khi còn sống, Người là cha, là thầy học, người đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội".

Đường đến với Lê-nin của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong chặng đường đầu tiên gồm hai sự kiện: Gặp Lê-nin khi đọc tác phẩm của Người và gặp Lê-nin khi đến vĩnh biệt Lê-nin trong tang lễ của Người. Hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của một con người mang tên Ái Quốc, cũng là bước ngoặt của cả dân tộc Việt Nam. Từ lòng yêu nước mà tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-nin, "Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc", một Tổ quốc Việt Nam độc lập của dân tộc Việt Nam tự do.

Sự gặp gỡ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Lê-nin này phản ánh những nhu cầu đang đặt ra của lịch sử là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Ánh sáng của tư tưởng Lê-nin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giải phóng, không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc còn đang bị áp bức. Luận cương của Lênin chính là tia sáng đầu tiên của dòng ánh sáng đó.

Điều đó lý giải vì sao trong các bài giảng về đường cách mạng (1925 - 1927) thì mở đầu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nói về tư cách một người cách mạng và tiếp theo là lời khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin", "Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam".

Trong một bài viết của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ năm 1924 có đoạn: "Không phải chỉ thiên tài của Lê-nin mà chính là tính coi khinh xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao thượng của bậc thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi". Lý tưởng về con người kiểu Lê-nin đã trở thành ngôi sao dẫn đường cho Nguyễn Ái Quốc. Đó chính là tấm gương về đạo đức cách mạng của người cách mạng, xuyên suốt và nhất quán từ Lê-nin đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Cũng từ đó, ta càng thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

12 tháng 6 2018

Mở đầu bài thơ là một tình huống mà tác giả đưa ra đã gợi lên những cảm xúc thật mãnh liệt. Một đứa con mới 18 tháng tuổi chưa hiểu gì về chiến tranh, hòa bình. Anh đã bế đứa con ấy đến trước Lầu Ngũ Giác, nơi anh chuẩn bị thực hiện một hành động phi thường. Những câu nói của người cha cũng thật bình thản:

Ê-mi-li, con đi cùng cha

Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc...

Anh muốn đứa con chứng kiến những giây phút trọng đại, khi người cha hy sinh thân mình cho một khát vọng cao cả. Đứa con không hề biết gì về việc làm của anh và hỏi rất ngây thơ, hồn nhiên :

Đi đâu cha ?

Xem gì cha ?

Lời bé hỏi ngây thơ bao nhiêu thì nỗi xót xa lại càng lớn bấy nhiêu. Đọc đến đây, người đọc như cảm thấy một ngọn lửa vô hình đang thiêu đốt tâm can. Những vần thơ tiếp theo đã giải thích rõ hành động của anh :

Giôn – xơn

Tội ác bay chồng chất

Nhân danh ai

Bay mang những B52

Những na-pan, hơi độc

Đến Việt Nam

Để đốt cháy những nhà thương, trường học

Giết những con người chỉ biết yêu thương

Giết những trẻ em chỉ biết đến trường…

Lời thơ nghèn nghẹn, chúng ta không thể nào quên được nỗi đau mà đế quốc Mĩ đã gây ra cho đất nước ta. Chúng đã gieo rắc chất độc hủy hoại những nhà thương, trường học, cánh đồng và cả những trẻ em vô tội. Nhìn những trẻ em bị mang thương tật suốt đời, rồi những đứa trẻ sinh ra không mang hình hài một con người. Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn đó. Thật đau lòng hơn khi những trẻ em sinh ra trong thời bình mà phải chịu nỗi đau dai dẳng suốt đời – mang chất độc da cam. Đó chính là sự thật mà Mô-ri-xơn đã tố cáo và khiến nỗi căm giận trong anh dâng lên ngùn ngụt. Anh đã dùng chính thân thể của mình để nhân loại tiến bộ tin vào lời tố cáo của anh. Trước khi hành động dũng cảm, anh đã nói với con:

Ê-mi-li, con ôi!

12 tháng 6 2018

bạn tự làm hả ?

12 tháng 6 2018

viết có dấu đi bn

13 tháng 6 2018

bạn viết có dấu đc k mk k hỉu @@

12 tháng 6 2018

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Từ xa xưa, cây lúa đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt. Lúa không chỉ là nguồn thức dưỡng nuôi sống con người mà còn trở thành biểu tượng của làng quê yên bình, là nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

Nhiều nhà khoa học cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, từ thời Hùng Vương, nhân dân ta đã biết cấy lúa. Nghề trồng lúa nước đã truyền từ đời này sang đời khác, là ngành nông nghiệp chính của đất nước ta.

Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu u lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng thành dàng đặc.

Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu. Cám là một sản phẩm sau khi người ta xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học- kĩ thuật, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Ngày nay, nhiều tòa cao ốc mọc lên thay thế đồng ruộng nhưng cây lúa vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thay thế trong đời sống của người dân Việt Nam. Cây lúa sẽ mãi là người bạn thân thiết của người nông dân, là nét đẹp bình dị của quê hương yêu dấu.

22 tháng 6 2018

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau. Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm”,”hạt gạo”.Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đối với người Việt nói riêng hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, .... Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng “ngồi” được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó. Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã “xanh đầu”. Mạ cũng có “gan”. “Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập “gan” thì dảnh mạ sẽ “chết”. Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay “đứng chân”. Cũng như chữ “ngồi” ở trên, chữ “đứng chân” rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã “đứng chân” được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất. Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách “đẻ nhánh”. Nhánh “con” nhánh “cái” thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa “đang thì con gái”, thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh. Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn “tròn mình”, “đứng cái” rồi “ôm đòng”. Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”. Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị “nghẹn”. “Nghẹn” là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng… Ngoài ra cũng có thể bị “ngã”, bị “nằm” lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị “ngã” non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa “nằm” dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi “nhe răng cười” ông ạ! Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước, nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

12 tháng 6 2018

''Hiền ơi , hiền ơi '' , tiếng mẹ gọi dục dã vang lên .

''Chết , hôm nay là ngày đi khai giảng lên lớp 6 '' , em vội vàng tỉnh dậy và chạy vèo vèo vèo vào nhà tắm thay đồ , VSCN rồi ăn cơm . Hôm nay là một ngày mùa thu quang đãng , không khi mát mẻ . Khi mẹ lai đến trường , trời ơi ! bao nhiêu là bạn mới đang đông kẹt sân trường . Mẹ đưa em đến cổng trường rồi vào quán ngồi đợi , còn em thì chạy vào trường tìm bạn . ''Kia rồi , Thủy b kia rồi '' , em nghĩ thầm và chạy lại khoác tay lên bạn chào rồi nói chuyện vui vẻ .Em kể cho bạn nghe những vụ việc khóc nhè của em khi nghỉ hè . Những vụ việc bị cháu gái dọa ma cho rồi khiếp chạy mất dép vào phòng trốn . Chúng em cười rất lớn và rất lâu . Chợt em nhận ra giọng cười này không phải của Thủy b thì quay mặt sang , trời ơi ! hóa ra là một bạn khác , em tái mặt đi rồi sau đó bỗng cả hai cùng cười , nói chuyện vui vẻ . Và sau này bạn ấy học cùng với em và tên là Hà , một trong những người bạn thân nhất của em . Thật là một kỉ niệm đáng nhớ đúng không nào ?

12 tháng 6 2018

Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.

12 tháng 6 2018
  • "Hiện thực tàn khốc" là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng khắc nghiệt, gây hậu quả nghiêm trọng, đau xót. Ý kiến thứ nhất coi việc tái hiện không khí bi thảm trong nạn đói mùa xuân 1945 là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Kim Lân khi viết "Vợ nhặt".
  • "Vẻ đẹp tiềm ẩn" là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của đạo lí, tình nghĩa,... còn ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài tầm thường, xấu xí. Ý kiến thứ hai coi việc phát hiện, ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm "Vợ nhặt".

3. Cảm nhận về tác phẩm "Vợ nhặt"

  • Trong "Vợ nhặt", Kim Lân chú tâm miêu tả hiện thực tàn khốc khi nạn đói thê thảm mùa xuân 1945 diễn ra:
    • Hiện thực đói khát tàn khốc khiến ranh giới của sự sống và cái chết trở nên hết sức mong manh.
    • Hiện thực đói khát tàn khốc hiện diện qua cả hình ảnh, âm thanh, mùi vị.
    • Hiện thực tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng.
    • Hiện thực tàn khốc khiến con người sống cuộc sống không ra người.
  • Ở "Vợ nhặt", Kim Lân càng chú tâm thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
    • Vẻ đẹp của đạo lí, của tình người.
    • Vẻ đẹp ở ý thức, trách nhiệm đối với gia đình.
    • Vẻ đẹp ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai, tin vào sự sống.

4. Bình luận về ý kiến

  • Trong "Vợ nhặt", quả thực Kim Lân có miêu tả hiện thực tàn khốc trong nạn đói 1945, nhưng nhà văn vẫn chủ yếu hướng vào thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của người lao động. Chính nhiệt tình ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân phẩm và đạo lí của người dân xóm ngụ cư mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn và từ đó tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.
  • Hai nhận định trên về truyện ngắn "Vợ nhặt" tuy có điểm khác nhau nhưng không hề đối lập. Trái lại, hai ý kiến cùng làm nổi bật giá trị của tác phẩm cũng như tư tưởng của Kim Lân qua truyện ngắn này.

12 tháng 6 2018

Hướng dẫn:
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Vài nét về tác giả Kim Lân
- Vài nét về tác phẩm “Vợ nhặt”
- Giới thiệu hai ý kiến
2 Giải thích ý kiến
- “Hiện thực tàn khốc” là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng khắc nghiệt, gây hậu quả nghiêm trọng, đau xót. Ý kiến thứ nhất coi việc tái hiện không khí bi thảm trong nạn đói mùa xuân 1945 là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”.
- “Vẻ đẹp tiềm ẩn” là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của đạo lí, tình nghĩa,…còn ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài tầm thường, xấu xí. Ý kiến thứ hai coi việc phát hiện, ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
3 Cảm nhận về tác phẩm “Vợ nhặt”
- Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân chú tâm miêu tả hiện thực tàn khốc khi nạn đói thê thảm mùa xuân 1945 diễn ra:
+ Hiện thực đói khát tàn khốc khiến ranh giới của sự sống và cái chết trở nên hết sức mong manh.
+ Hiện thực đói khát tàn khốc hiện diện qua cả hình ảnh, âm thanh, mùi vị.
+ Hiện thực tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng.
+ Hiện thực tàn khốc khiến con người sống cuộc sống không ra người.
- Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân càng chú tâm thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
+ Vẻ đẹp của đạo lí, của tình người.
+ Vẻ đẹp ở ý thức, trách nhiệm đối với gia đình.
+ Vẻ đẹp ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai, tin vào sự sống.
4 Bình luận về ý kiến
- Trong “Vợ nhặt”, quả thực Kim Lân có miêu tả hiện thực tàn khốc trong nạn đói 1945, nhưng nhà văn vẫn chủ yếu hướng vào thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của người lao động. Chính nhiệt tình ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân phẩm và đạo lí của người dân xóm ngụ cư mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn và từ đó tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.
- Hai nhận định trên về truyện ngắn “Vợ nhặt” tuy có điểm khác nhau nhưng không hề đối lập. Trái lại, hai ý kiến cùng làm nổi bật giá trị của tác phẩm cũng như tư tưởng của Kim Lân qua truyện ngắn này.