K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2018

Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em 35 tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng.

Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.

Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

13 tháng 6 2018

Các bạn ơi! Trong chúng ta, ai cũng có bạn thân hết, phải không? Mình cũng có một bạn thân là tấm gương sáng của lớp sáu Văn – Toán trường Đoàn Thị Điểm. Đó là bạn Ngô Mai Hương, lớp trưởng thân thiết của chúng mình!

Bề ngoài nhìn Hương rất sáng sủa, dễ thương. Với khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt đen lanh lợi, Hương rất dễ gây cảm tình cho người khác ngay từ lần đầu gặp mặt. Đặc biệt, Hương còn là một người bạn tốt, có tính tương thân tương ái nữa đó!

Đầu năm học này, bạn Thảo là học sinh mới chuyển về học ở lớp mình. Thảo đã được các bạn trong lớp tín nhiệm, bầu làm lớp phó phong trào. Chưa quen công việc, Thảo rất bỡ ngỡ, lúng túng khi phải đứng lên nói chuyện, tổ chức hoạt động thi đua cho lớp. Từng chút một, Mai Hương vui vẻ hướng dẫn cho Thảo biết những việc cần làm. Những khi Thảo nản lòng, Mai Hương lại có mặt để an ủi, động viên bạn.

Không riêng gì Thảo, nhiều bạn đã được Mai Hương tận tình giúp đỡ như vậy. Có lần, bạn Tuyền gặp tai nạn giao thông phải nghỉ học. Mai Hương cặm cụi chép lại bài học trong lớp giúp Tuyền để Tuyền không bị mất bài, thua kém bạn bè trong lớp.

Cùng với tấm lòng dành cho bạn bè, Mai Hương còn luôn là học trò ngoan hiền, lễ phép với thầy cô. Cô nhờ việc gì, bạn cũng đều cố gắng hoàn thành. Ngoài ra, bạn ấy còn học rất giỏi, nhất là môn Văn. Cô giáo thường khen bài làm của bạn và đọc cho cả lớp nghe. Mình và các bạn trong lớp luôn yêu quý và cảm phục bạn ấy!

13 tháng 6 2018

\(-\) Biện pháp nghệ thuật là liệt kê

"Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm hội địa lý Hoàng Gia Anh gần đây,động Phong Nha có bảy cái nhất:hang động dài nhất,cửa hang cao và rộng nhất,bãi cát bãi đá rộng và đẹp nhất,có những hồ ngầm đẹp nhất,hang khô rộng và đẹp nhất,thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất,sông ngần dài nhất"

13 tháng 6 2018

biện pháp nghệ thuật (tu từ ) : liệt kê

13 tháng 6 2018

Mẹ của tôi sống rất giản dị, suốt đời mẹ lam lũ, chỉ lo cho bố con tôi. Hôm nay 8-3 là ngày đáng ghi nhớ- ngày quốc tế phụ nữ. Mẹ tôi đã rất rực rỡ trong chiếc áo dài màu xanh mà bố mua tặng mẹ. Trông mẹ trẻ hơn mọi ngày rất nhiều. Dáng mẹ thanh thanh, mỏng manh, xinh đẹp dịu dàng. Mẹ lên xe để đến cơ quan làm việc, tà áo dài bay tha thướt phía sau. Ngoài phố, ai ai cũng nhìn theo. Tôi rất tự hào về mẹ. Giá ngày nào mẹ cũng đẹp và thanh thản như thế. Tôi mong mẹ tôi đẹp mãi trong tà áo dài truyền thống, mỗi ngày một màu, xinh đẹp, dịu dàng, sống vui vẻ.

13 tháng 6 2018

Vậy là ngày 8/3 đã về trong niềm vui hân hoan của tất cả những người phụ nữ trên thế giới nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Là ngày của các bà, các mẹ các cô, các chị được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm nhất. Là ngày mà tất cả chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn, sự kính trọng của mình đến một nửa của thế giới. Hôm nay, ngày 8/3 thay mặt cho tất cả mọi người ở đây, em xin gửi đến các bà, các mẹ, các cô, các chị một lời chúc sức khỏe, chúc những người phụ nữ của chúng ta sẽ có một ngày thật vui vẻ, hạnh phúc, luôn tỏa sáng trong sự nghiệp và cuộc sống.

Cũng như tất cả mọi người ở đây, tôi cũng có mẹ, được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương, chở che của người mẹ. Hình ảnh người mẹ có lẽ đã đi sâu vào trong tiềm thức của tôi lúc nào không hay, chỉ biết rằng khi mới biết cất tiếng "ê, a" cái từ "Mẹ" đầy thiêng liêng, cao quý ấy tôi đã bi bô từ thuở nào. Nếu có ai đó hỏi tôi rằng: " Người phụ nữ nào để lại trong bạn ấn tượng nhất?" Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: " Đó chính là người mẹ kính yêu của tôi" Các bạn có thể thắc mắc rằng: " Mẹ bạn đẹp lắm nhỉ? Mẹ bạn thành đạt lắm nhỉ" Nhưng không, mẹ tôi là một người phụ nữ hết sức bình thường, mẹ không đẹp vẻ bề ngoài nhưng lại thật hiền hậu, nết na, luôn hết mực yêu thương chồng con. Mẹ cũng không là người thành đạt, vì nhà nghèo, mẹ phải nghỉ học từ nhỏ, thấu hiểu nỗi vất vả của người thất học nên lúc nào mẹ cũng động viên tôi: "Ráng mà học cho có cái chữ nghe con! Mai này lớn lên làm người có ích cho xã hội". Lời nói đó, tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ.

Tôi được lớn lên qua những lời ru ngọt ngào của mẹ, lời dạy bảo ân cần của cha. Mẹ luôn là người hy sinh thầm lặng cho đàn con ăn học, mẹ làm việc quần quật để cho con có miếng cơm, manh áo. Bất chợt tôi lại nhớ đến câu thơ:

"Những mùa quả mẹ có hái được
Vẫn trông vào tay mẹ vun trồng".

Mẹ tôi là vậy đấy, người hết mực yêu thương tôi, chăm lo cho tôi, ân cần hỏi han khi tôi buồn, động viên khích lệ khi tôi làm được việc tốt. Chính vì vậy, tôi đã lớn lên trưởng thành như bây giờ, trở thành một người đội viên tốt. Đối với tôi, mẹ là người đẹp nhất và tôi muốn nói với mẹ rằng:

Trong ***** đẹp tuyệt vời
Đảm đang hiền hậu suốt đời thanh cao
Lung linh tựa những vì sao
Sáng ngời muôn thuở ngọt ngào thiên thu.

Vâng, mẹ chính là vì sao soi sáng cho cuộc đời con, chắp cánh cho những ước mơ của con được bay cao, bay xa. Có đôi lúc con tự hỏi rằng: "Nếu một ngày nào đó mẹ mãi rời xa thì con sẽ như thế nào?". Mẹ ơi, bây giờ con đã tìm ra câu trả lời bởi: "Thêm một người trái đất sẽ chật hơn, nhưng thiếu mẹ, thế giới đầy nước mắt". Vâng, con rất thương cảm cho các bạn mồ côi, thiếu vắng đi tình thương của mẹ, không được nghe những lời ru ngọt ngào, những cái hôn ấm áp. Và con cảm thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ!.

Có câu hát rằng: "Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương". Vâng, ngoài người mẹ ở nhà kính yêu thì con có người mẹ thứ hai đó là cô giáo, cô là người đã dạy cho con những bài học hay, giúp con trưởng thành hơn qua năm tháng.
Ngày 8/3 đã về, con xin kính chúc mẹ có một ngày thật vui vẻ và con muốn nói với mẹ rằng: "Con yêu mẹ nhiêu lắm!".

13 tháng 6 2018

Nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn của tác giả và mọi người khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã được diễn tả hết sức chân thực, cảm động trong bốn khổ thơ đầu :

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Những câu thơ đầu tiên là lời xót thương, tiếc nuối được bộc lộ trực tiếp, giống như tiếng nức nở tuôn trào trước sự ra đi của Bác. Tác giả đặt hai vế: “đời tuôn nước mắt” và “trời tuôn mưa” trong cùng một câu thơ đã làm nổi bật nỗi đau đớn của lòng người. Lấy mưa của đất trời, lấy nước của thiên nhiên để sánh đôi với nước mắt, nỗi đau của con người, câu thơ đã khái quát được những cảm xúc tiếc thương của con người và cuộc đời trước sự mất mát lớn lao này. Cách xưng hô “con – Bác” tạo nên một sự thân thương, gần gũi, càng làm câu thơ thêm lắng sâu, nghẹn ngào.

13 tháng 6 2018

Nỗi đau xót, tiếc thương vô hạn của tác giả và mọi người khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã được diễn tả hết sức chân thực, cảm động trong bốn khổ thơ đầu tiên:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Những câu thơ đầu tiên là lời xót thương, tiếc nuối được bộc lộ trực tiếp, giống như tiếng nức nở tuôn trào trước sự ra đi của Bác. Tác giả đặt hai vế: “đời tuôn nước mắt” và “trời tuôn mưa” trong cùng một câu thơ đã làm nổi bật nỗi đau đớn của lòng người. Lấy mưa của đất trời, lấy nước của thiên nhiên để sánh đôi với nước mắt, nỗi đau của con người, câu thơ đã khái quát được những cảm xúc tiếc thương của con người và cuộc đời trước sự mất mát lớn lao này. Cách xưng hô “con – Bác” tạo nên một sự thân thương, gần gũi, càng làm câu thơ thêm lắng sâu, nghẹn ngào.

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bèn thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Con người như không tin vào nỗi mất mát, sự xót đau này, lần theo những kí ức, kỉ vật, không gian quen thuộc để như hồi tưởng, để như kiếm tìm bóng dáng thân quen ấy. Cảnh sắc, đồ vật, không gian vẫn còn đây, nhưng đã không còn sự hiện hữu của Người. Bởi thế mà “lối sỏi quen, thang gác, chuông nhỏ, phòng, rèm, đèn” đều như trống rỗng, lặng câm, vô hồn. Những câu thơ không chỉ dừng nên những cảnh sắc, không gian, đồ vật quen thuộc của Người mà còn diễn tả được sự im lặng, nỗi trống trải của không gian, cảnh sắc ấy khi Bác ra đi.

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười

Con người khó có thể tin và chấp nhận sự thật này, nỗi mất mát này, nên lần theo sỏi quen, đến bên thang gác,… mà vẫn thảng thốt cất lên tiếng hỏi. Câu hỏi đưa ra mà không có câu trả lời, giống như một lời nghẹn đắng, một nỗi nức nở trào dâng trong xúc cảm của người nghệ sĩ: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” Những câu thơ tiếp theo mở ra một không gian tươi sáng của mùa thu, sự náo nức chiến thắng của miền Nam và ước vọng được “rước Bác vào thăm, thấy Bác cười” càng nhấn mạnh, khẳng định sự mất mát, nhói đau khi không còn Bác.

Trái bưởi kia vàng ngọt với cà
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

Tố Hữu gợi nhắc đến trái bưởi, đến hoa nhài, là những thứ cỏ cây, hoa trái gần gũi bên Bác trong những câu hỏi tu từ đầy xót xa. Sự vàng ngọt của trái bưởi, hương thơm, của hoa nhài, dường như đã trở thành vô nghĩa khi Bác ra đi. “Còn đâu” là một sự kiếm tìm đầy tiếc nuối hình ảnh đẹp đẽ, thân quen: “bóng Bác đi hôm sớm. Quanh mặt hồ in mây trắng bay”. Hình ảnh càng rõ nét, các sự vật càng thân thuộc thì nỗi xót xa, mất mát càng được đẩy cao. Những câu thơ là tiếng lòng nức nở, dâng trào, nỗi đau xót, ngẩn ngơ, tiếc nuối của Tố Hữu trước sự ra đi của Bác.

13 tháng 6 2018

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam (từ năm 1911 đến 1941), Người đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông “để về giúp đồng bào mình”, một việc mà không lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ XX. Năm nay tròn 100 năm kể từ ngày Người ra đi tìm đường cứu nước, đọc lại những vần thơ viết về hành trình tìm đường cứu nước của Người, mỗi người dân Việt Nam lại rưng rưng nước mắt vì nỗi kính phục, nhớ thương…

Hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ đã trở thành huyền thoại khắc sâu trong tâm trí của những người dân Việt Nam. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đề cập đến con đường lịch sử ấy, nhưng thành công hơn cả chính là bài thơ Người đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên.

Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi… Mỗi lần đọc những dòng thơ ấy, trước mắt ta như thấy giây phút thiêng liêng: người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành xuống con tàu Đô đốc Latouche-Trévil ra đi tìm đường cứu nước ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng (TP. Hồ Chí Minh). Với niềm xúc động chân thành, nhà thơ Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc nỗi lòng của Người trong những ngày lênh đênh trên đại dương bao la. Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ?/Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!/Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở/Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương. Người ra đi nhưng lòng vẫn mang nặng tình đất nước, vẫn canh cánh trong lòng vì vận mệnh dân tộc. Nỗi nhớ nước, nhớ quê nhà pha lẫn nỗi đau thương da diết vì mất nước đã thấm sâu vào lòng người xa xứ. Sóng nước nơi nào cũng là sóng nước. Nhưng trái tim có lý lẽ riêng: đã không phải nước trời quê hương thì tất cả đều xa lạ: Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương? Với những câu thơ giàu cảm xúc ấy, tưởng như có thể thấy hình ảnh của Người trằn trọc không ngủ với nỗi nhớ quê hương trong những đêm dài lênh đênh nơi xứ lạ. Tàu càng đi xa, tiếng sóng càng trở nên xa lạ, nỗi đau như tăng dần lên. Trong cuộc hành trình của mình, Người đã trải qua nhiều công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn… Vất vả là vậy nhưng Người chưa bao giờ thôi nghĩ đến vận mệnh của đất nước: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. Mỗi lần đọc câu thơ giàu hình ảnh ấy, người đọc lại rưng rưng nước mắt vì cảm phục tấm lòng yêu nước của Bác. Đang sống giữa châu Âu tuyết trắng, giữa những hàng cây trơ trụi lá vàng xứ lạnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Bác, trong tiềm thức của Bác, làng quê Việt Nam với bốn mùa xanh tươi vẫn hiện về đêm đêm. Người ăn không ngon, ngủ không yên mỗi khi nghĩ về Tổ quốc đang chịu nhiều thương đau. Trái tim giàu lòng yêu nước của Người cùng đau với nỗi đau của dân tộc trong cảnh nước mất, nhà tan.

Hành trình của Bác Hồ là hành trình của một con người lớn lao đang “tìm đường đi cho dân tộc theo đi”. Có lẽ không một nhà thơ nào có thể viết hay hơn Chế Lan Viên về vai trò, ý nghĩa quan trọng của hành trình “đi tìm hình của nước” của Người: Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất/Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai/Thế đi đứng của toàn dân tộc/Một cách vinh hoa cho hai mươi lăm triệu con người. Người đã trải qua “năm châu bốn bể” với nhiều nỗi gian truân vất vả. Người đã “đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi”, đi khắp “những trời tự do, những trời nô lệ”, “những con đường cách mạng đang tìm đi”… với mong ước tìm con đường cứu nước.

Sự thành bại của hành trình đi tìm đường cứu nước của Người liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc. Khi đọc được Luận cương của Lê-nin, ngồi trong căn nhà số 9 ngõ Compoint, quận 17, ngoại ô Paris, Người đã phát khóc và reo lên như đang nói với đồng bào của mình: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Nhà thơ Chế Lan Viên đã có những “thước phim cận cảnh” đặc tả niềm hạnh phúc vô bờ của Bác khi bắt gặp được chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cũng là tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi áp bức, nô lệ: Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc/Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin/Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin/Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc/“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”/Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. Với những câu thơ giàu hình ảnh, nhịp thơ gấp gáp, người đọc cảm nhận được niềm hạnh phúc của Người khi tiếp nhận Luận cương Lê-nin, một giờ phút trọng đại không chỉ đối với cá nhân Người mà còn với cả số phận một dân tộc. Giờ phút ấy thật thiêng liêng và chứa đựng trong đó cái huyền bí của sự hóa thân sinh nở của đất nước.

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, dường như trong câu thơ đầy tính gợi hình ấy không chỉ có tiếng khóc của Bác Hồ vì nỗi vui mừng đã tìm được đường cứu nước, mà còn có tiếng khóc chào đời của một đất nước mới. Chẳng phải ngay khi ấy, trong tâm trí của Người đã tượng hình một đất nước Việt Nam mới với những dáng nét đầu tiên: Bác thấy: Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt/Ruộng theo trâu về lại với người cày/Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc…/Không còn người bỏ xác bên đường ray/ Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát/Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân/Những kẻ quê mùa đã thành trí thức/Tăm tối cần lao nay hóa những anh hùng.

Tìm được đường cứu nước, nhưng con đường cách mạng của Người còn nhiều chông gai, gian khổ. Và phải đến năm 1941, tròn 30 năm từ ngày ra đi tìm đường cứu nước, Người mới được trở về Tổ quốc thân yêu. Luận cương của Lê-nin theo Người về quê Việt/Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi/Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất - Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai. Bước chân đầu tiên về đất mẹ cũng là giây phút Người lắng nghe sự sống của sinh thể đất nước đang phôi thai trong lòng mình. Người về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cả thiên nhiên đất trời như reo vui: Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt/Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/Bác về… im lặng. Con chim hót/Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ (trích Theo chân Bác của Tố Hữu). Và hơn 4 năm sau đó, nước Việt Nam độc lập đã ra đời với câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

13 tháng 6 2018

Vào tìm câu hỏi tương tự. NẾU CÓ THÌ TICK CHO MK CÒN KO THÌ BÌNH LUẬN ĐỂ MK LÀM CHO.

Chúc bạn học tốthihi

13 tháng 6 2018
Một bộ phim quá đẹp, quá đau buồn nhưng cũng thật ngọt ngào, thi vị.Nhưng mình thấy không được hay như phim avengers infinity war ý, mình cực thích cặp đôi jun và khả ngân.
13 tháng 6 2018

Jun -Khả ngân

Chúc bạn học tốthihi

15 tháng 6 2018

mk có đề thi thử thôi bn dùng tạm nhahihi

đây nek:

Ôn tập ngữ văn 9

Mk cop mạng đok

Chúc bạn học tốthihi

Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được.Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Con là một...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được.Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát co đã ngủ. Đêm nay, con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp một"

( Cổng trường mở ra - Lí Lan)

a, Xác định thành phần chính, thành phần phụ của các câu trong đoạn văn. Từ đó, phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

b, Hãy nêu công dụng của câu trần thuật đơn có từ 'là' và câu trần thuật đơn không có từ'là'

HELP ME!

1
28 tháng 6 2018

b) Có từ " là":

-Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ ( cụm tính từ) ,… cũng có thể làm vị ngữ.

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

+ Không có từ " là ":

-Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp nới các từ không, chưa.

13 tháng 6 2018

Chắc chẳn mỗi người sinh ra đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Chúng ta đọc được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn. Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?

Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.

13 tháng 6 2018

Khi đọc baì thơ của Tế Hành ai cũng không khỏi xúc động, bồi hồi, cảm xúc nhớ quê hương tha thiết dâng trào lên trong tim . Quê hương như một người mẹ hiền ôm ấp chúng ta vào lòng âu yếm và cho ta tất cả những gì tốt nhất. Từ khi mới chào đời tiếng khóc đầu tiên ta cất lên đã được quê hương ta tiếp nhận vỗ về, an ủi. những bước chân đầu đời, những lần vấp ngã, những kỉ niêm đẹp của ta được lưu mãi ở nơi chôn rau cắt rốn này. Những khuya nghe bà kể chuyện cổ tích:nào là cô công chúa nhỏ bé, rồi những chú chim sơn ca, bà tiên hiền hậu mang phép màu tới,...dạy cho ta những lẽ sống, cái hay, cái đẹp. Rồi những chiều thả diều ngoài đồng sao mà đẹp đến thế. Rồi khi ta lớn lên... ta lại xa quê hương của mình, xa người mẹ hiền ấy của ta. nhưng trong lòng vẫn ghi nhớ những hình ảnh ấy, những kỉ niệm đẹp đẽ ấy mãi mãi chẳng bao giờ phai nhòa đi trong tâm trí của ta. để rồi một ngày nào đó ta sẽ trở về với hương lúa, trở về với những câu chuyện cổ tích ngọt ngào ấm áp tình người, trở về với người bạn gắn bó suốt tuổi thơ của ta, nâng cánh ước mơ cho ta...
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.

13 tháng 6 2018

viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc:Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.
Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”
Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.
Đoạn trích trên là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh ---- cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Theo em, tác phẩm trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay, bởi vì nhiều nơi trên thế giới vẫn còn xảy ra chiến tranh. Nhân dân nhiều nước vẫn đang đổ máu để giành lại độc lập cho tổ quốc mình chứ nhất định không cúi đầu làm nô lệ, không chịu mất nước! Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!

viết bài văn thuyết minh giới thiệu về văn bản thuế máu:

13 tháng 6 2018

viết bài văn thuyết minh giới thiệu về tác giả nguyễn ái quốc và văn bản thuế máu:Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé(2) nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do". Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
Cuối cùng, ở hậu phương, những người làm kiệt sức trong các xưởng thuốc súng ghê tởm, tuy không phải hít hơi ngạt của bọn "bôsơ"(3), nhưng lại nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối của người Pháp; đằng nào cũng thế thôi, vì những kẻ khốn khổ ấy cũng đã khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì đã hít phải hơi ngạt vậy.
Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa!
http://entity.xalo.vn/ebook/vn/b/ban%20a...

THUẾ MÁU
Nguyễn Ái Quốc là một vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước, như chính cái tên của Người. Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” được Người viết trong thời gian hoạt động cách mạng tại Pháp là một đòn chí mạng giáng vào chủ nghĩa thực dân. Trong đó, phần I, “chiến tranh và người bản xứ” ở chương “thuế máu”, đã vạch rõ bộ mặt thật sự của quan cai trị Pháp với người bản xứ
“Thuế Máu” là chương đầu tiên của tác phẩm. Trong chương này, tác giả chủ yếu là nói lên sự tàn bạo bất nhân của các quan cai trị cầm quyền Pháp. Từ khi đặt ách cai trị lên đất nước ta, thực dân Pháp đã đưa ra hàng trăm thứ thuế ngặt nghèo để bóc lột dân Việt Nam. Nhưng thứ thuế mà độc ác nhất, bất cứ quốc gia bị đô hộ nào cũng lên án đó là “Thuế Máu”, là phải trả thuế bằng máu, hay có nghĩa là bắt buộc dân bản xứ phải đi lính, làm tiên phong trong các trận đánh của nước Mẹ, chịu chết thay cho các cấp chỉ huy, cho người Pháp. Vì thế, dùng từ “Thuế Máu” để đặt tên cho nhan đề của chương I, Nguyễn Ái Quốc đã nêu bật lên sự dã man của thực dân Pháp đối với đồng bào ta.