K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2018

1. Mở bài

Từ thuở xa xưa, loài người đã từng có lúc trải qua những đại dịch khủng khiếp: một trận dịch hạch hay đậu mùa, một thời thổ tả từng tiêu diệt cả một thành phố hay nhiều làng mạc. Chưa có thứ bệnh dịch nào có thể sánh bằng thứ tai họa mà cả thế giới đang phải đối diện hôm nay: HIV/AIDS.

– Nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS (1-12-2003), từ diễn đàn của Tổ chức đại diện cho toàn thế giới, vị Tổng thư kí Liên hiệp quốc Cô-phi An-nan đã gửi toàn thể loài người một bức thông điệp với những lời kêu gọi thống thiết: “Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết… Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.

2. Thân bài

a) Giải thích

– AIDS là chữ đầu của các từ Acquired Immune Deficiency Syndrome (triệu chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). HIV là chữ đầu của các từ Human Immunodeficiency Virus (virus gây suy giảm miễn dịch ở người). Đó là một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người.

– AIDS là một căn bệnh khủng khiếp: nó tác động ngay nơi cội nguồn sức đề kháng của con người, nghĩa là nó làm suy giảm khả năng miễn dịch để con người có thể chống lại mọi thứ bệnh từ xưa đến nay. Căn nguyên của thứ bệnh ấy là một thứ siêu vi đã được Y học thế giới nhận dạng và đặt tên là HIV, nghĩa là siêu vi gây ra sự suy giảm miễn dịch ở người.

b) Bàn luận

(1) Hiện trạng: HIV/AIDS là một thảm họa cho loài người

– Bắt đầu từ hai thập niên cuối cùng của thế kỉ, nay đã gần hết mười năm đầu của thế kỉ hai mươi mốt, mặc dù tất cả các nhà y học trên thế giới đã vào cuộc, vẫn chưa có một thứ thuốc nào có thể chống lại thứ bệnh ấy, chưa có một thứ thuốc vắc-xin nào có thể phòng ngừa được thứ virus khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất chỉ mới giúp cho người bị bệnh có thể kéo dài sự sống, mọi biện pháp phòng ngừa cũng chỉ là nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh từ người này sang người khác, không để nó trở thành một đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.

– HIV/AIDS dù chưa là đại dịch, nhưng đang là tai họa. Chỉ cần xem những con số thống kê. Trong năm 2000, toàn thế giới đã có 36,1 triệu người phải sống cùng HIV/AIDS, trong đó có 5,3 triệu người mới nhiễm bệnh. Từ đầu cho đến năm 2000 (trong khoảng hơn mười năm), có 21,8 triệu người chết vì AIDS, mà riêng trong năm 2000 có 3 triệu người. Cho đến năm 2000, trên thế giới có 13,2 triệu trẻ mồ côi bởi cha mẹ chết vì AIDS. Nếu tính trung bình trong năm 2000 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới lại có thêm 16 ngàn người nhiễm HIV/AIDS, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có 750 người mắc vào thứ bệnh chỉ có chờ chết ấy! Tất nhiên, bước sang những năm của thế kỉ mới, những con số thống kê ấy còn tăng theo cấp số cộng.

– Từ những con số đó, có thể suy ra một con số khác: Những người hiện nay không sản xuất ra sản phẩm, chỉ lo chữa bệnh, và bao nhiêu con người phải tập trung để chăm lo những người bệnh ấy, bao nhiêu thuốc men, tiền bạc đổ vào việc chăm lo cho những người bệnh ấy. Đó là chưa kể bao nhiêu trại nuôi dạy trẻ mồ côi dành cho những đứa trẻ sinh ra đã mang sẵn HIV. Công việc chống đói nghèo của thế giới vốn đã đầy gian nan lại càng thêm gian nan.

(2) Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức những người đã bị nhiễm HIV hay đã bước vào thời kì AIDS

– Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của đồng loại.

– HIV/AIDS đang tác động xấu đến đời sống của nhân loại trên toàn thế giới. Một phần lớn tiền bạc và vật chất của thế giới đang phải dồn cho việc chữa trị bệnh AIDS, lẽ ra sẽ được dùng để sản xuất ra lương thực, phòng chống thiên tai…

– Có nhiều con đường lây nhiễm HIV mà bất kì ai cũng có thể không may gặp phải: truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, lây từ đời sống tình dục thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết. Nếu không có những biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ, bệnh có thể đến gõ cửa từng nhà…

(3) Giải pháp: Mỗi người phải làm gì?

– Trước hết, phải lên tiếng. Nói như Cô-phi An-nan: “im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Một hiện tượng rất đáng suy nghĩ: Riêng trong khu vực châu Phi cận Sahara, với dân số chiếm một phần mười dân số toàn cầu, thì số người dương tính với HIV chiếm đến 77,98% số lượng toàn cầu. Đó là do thiếu kiên quyết trong việc phòng ngừa. Ở nước ta hiện nay, có những vùng nông thôn xa xôi hoặc những vùng miền núi, có những người hoặc chưa biết hoặc hiểu biết không đúng về HIV/AIDS.

– Phải cảnh báo với tất cả mọi người xung quanh về các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS để tự mình tích cực phòng tránh.

– Phải có cái nhìn đúng và thái độ đối xử đúng đối với người bị HIV/AIDS:

+ Phải coi họ như những con người không may nhiễm phải một thứ bệnh mà đến nay nhân loại chưa có thuốc chữa. Phải yêu thương và chia sẻ nỗi đau.

+ Không được kì thị, coi những người ấy như người bỏ đi, phải giúp họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống và đóng góp. Trừ những con đường lây nhiễm đã được xác định, người ta có thể gần gũi với những người bị bệnh.

– Cần góp một phần công sức vào công việc chung, góp một phần tiền bạc vào công việc phòng ngừa nơi cộng đồng của mình.

c) Bài học nhận thức và hành động

16 tháng 6 2018

Trong cuộc chiến tranh giữ chiến trường đầy ác liệt, trước một kẻ thù cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện kẻ thù và lựa chọn vũ khí, sức lực phù hợp để đánh bại chúng, giành phần thắng về mình. Nhưng cũng có một cuộc chiến dù kẻ thù không hiện hữu ngay trước mắt, nó không giết con người bằng súng đạn nhưng nó có thể dễ dàng đánh bại con người bởi những ma lực không dễ gì ngăn cản được và sức hủy diệt của nó còn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với những cuộc chiến khác. Chiến trường ấy mới thực sự khốc liệt, kẻ thù ấy mới thực sự hiểm nguy… Đó là đại dịch HIV/AIDS – căn bệnh của thế kỉ, chướng ngoại vật cản trở sự phát triển của loài người. Hiện nay, số người bị nhiễm HIv/AIDS ngày càng tăng cao và hơn nữa rằng họ luôn bị cô lập, xa lánh, hắt hủi, những người xung quanh họ luôn đẩy họ ra khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống này!

Vậy HIV/AIDS là gì mà nó gây ra ma lực ghê gớm đến vậy?

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immuno – Deficiency Virus. Còn AIDS là giai đoạn cuối của HIV được viết tắt từ cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrone. Hai loại vius này đều phá hủy hồng cầu và giảm sự miễn dịch ở người. Chúng lợi dụng bạch cầu để dần dần phát triển phá hủy hồng cầu. HIV có trong hồng cầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, để rồi những căn bệnh tưởng chừng đơn giản như: Sốt phát ban, tiêu chảy, đường ruột,…phát sinh trong con bệnh không sức đề kháng, không hệ miễn dịch đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái chết của những người nhiễm H.

Theo thống kê tính đến nay đã có hơn 70 triệu người nhiễm HIV, 30 triệu người chết do AIDS và 119 quốc gia có số người nhiễm HIV nhiều nhất thế giới,… Riêng Việt Nam Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, số ca mắc HIV mới được phát hiện trong 5 tháng đầu năm 2017 là hơn 3500 trường hợp.Theo ước tính cả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống. Đã có 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS tính từ đầu vụ dịch đến nay. Tuy nhiên, 20 tỉnh thành có số bệnh nhân HIV tăng so với cùng kỳ 2016, đặc biệt là Hà Nội, Tây Ninh, Yên Bái, Tiền Giang, Kiên Giang, TP.HCM và Phú Thọ. Thực tế này cảnh báo HIV ngày ngày lây lan và khó kiểm soát.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai ai khi nghe song số liệu cũng phải suy nghĩ và tự đặt ra câu hỏi: "Vì sao người nhiễm HIV/AIDS lại lớn đến vậy? Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh đó?" Để trả lời cho câu hỏi đó trước hết ta phải kể đến ba con đường dẫn đến HIV/AIDS: Đường tình dục, xác xuất lây truyền qua con đường tình dục với người nhiễm HIV là 1/1000 đến 1/100. khả năng lây nhiễm có thể tăng gấp nhiều lần nếu một trong hai người bị mắc các bệnh như lậu, giang mai, nấm,…Bên cạnh đó HIV có thể lây qua đường máu hoặc đồ dùng, chế phẩm bị nhiễm HIV. Dùng chung các vật dụng tiêm chích qua da không được khử trùng kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm hình,…Ngoài ra HIV còn lây từ mẹ sang con, người mẹ nhiễm HIV có khả năng lây truyền bệnh cho con trong thời kì mang thai, trong khi sinh hoặc cho con bú. Trong thời kì mang thai HIV có khả năng di chuyển từ máu mẹ qua rau thai rồi vào cơ thể bào thai.

Như thông tin, báo đài hiện nay số người bị nhiễm HIV chủ yếu trong độ tuổi 16-29, nó chiếm 62% trong tổng số 100% những người nhiễm HIV, những thanh niên 16-24 có nguy cơ cao. Vì sao vậy? Bởi lẽ đây là giai đoạn tâm lý có nhiều biến đổi,dễ tiếp thu những ảnh hưởng của xã hội, thích cái mới lạ và muốn khẳng định mình. Thực tế hiện nay có một số bạn bạn trẻ quen lối sống buông thả, hưởng thụ, ham chơi lại ít kinh nghiệm về cuộc sống nên họ dễ bị cuốn vào những tệ nạn xã hội, những văn hóa phẩm đồi trụy. Vì thế HIV càng có cơ hội cao hơn xâm nhập vào giới trẻ. Họ đi đến những hố sâu của bờ vực thẳm rơi vào những sai lầm, những cái bẫy mà không hề hay biết. Biết bao thanh niên đã bỏ người thân, bạn bè mà sa vào con đường nghiện ngập, tù tội không lối thoát và dần dần hủy hoại cuộc sống của mình. Gia đình của họ sẽ ra sao? Cuộc sống đâu còn tiếng cười, đâu còn niềm vui khi đứa con mà họ yêu quý đang sống sau bóng đen tàn bạo, nó đang từng bước hủy hoại sức khỏe, hủy hoại tương lai và rồi con đường phía trước là "mây mù che phủ". Đâu chỉ vậy HIV còn gây hại là mối thù của toàn xã hội bởi lẽ: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém. Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.

Đứng từ xa, nhìn vào cuộc sống của những người nhiễm HIV, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng phần nào hiểu được những cô cực, khó khăn,…mà họ đang phải đối diện. Có thể cuộc sống của họ chỉ mong manh như một chiếc lá đang dần úa tàn trong vô vàn những chiếc lá còn xanh hay một hạ cát trên sa mạc mà cơn gió có thể cuốn đi lúc nào không hay biết. Tuy vậy họ vẫn trân trọng cuộc sống của họ, trân trọng tất cả những gì họ có và tồn tại trên cuộc đời này. Vậy mà nhiều người lại tỏ ra xa lánh, hắt hủi, kì thị, cô lập…và dần đẩy họ ra khỏi quỹ đạo của cuộc sống, nhẫn tâm và vô tình dập tắt ngọn lửa cuối cùng còn sót lại le lói trong tim để họ tin vào cuộc đời – Đó là tình người. Phải chăng ta đã quên câu nói: "Là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi khổ của nhân loại, nỗi khổ của người khác". Chính những hành động, thái độ của sự kì thị đối với những người nhiễm H đã trở thành nguyên nhân gián tiếp dẫn tới sự suy sụp trong họ. Vậy tại sao chúng ta lại không thể mở lòng, không thể trao cho họ những tình cảm chân thật nhất. Biết đâu những điều tưởng chừng nhỏ bé ấy lại trở thành món quà vô giá đối với họ giúp họ đứng dậy và bước tiếp.

Hãy chia sẻ với những người không may nhiễm HIV bởi rằng:Khi ta chia nụ cười ta sẽ nhận về vô số niềm vui, khi ta chia vòng tay ta sẽ nhận được mênh mông ấm áp và khi ta chia niềm yêu thương ta sẽ nhận được rất nhiều niềm hạnh phúc. Và hơn thế nữa ta cần hiểu rõ về căn bệnh HIV/AIDS để từ đó hiểu được tác hại của nó mang lại, biết cách phòng trừ đẩy xa "con quái vật" ấy ra khỏi thế giới của loài người.

Hãy đừng chia ra hai thế giới "chúng ta và họ". Trong thế giới đó im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh bên nhau với bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay cùng nhau vượt qua mọi thử thách để loài người không phải sống trong sự đe dọa của căn bệnh HIV/AIDS…..Chỉ có tình yêu thương mới đủ sức xoa dịu nỗi đau và thắp lên niềm hy vọng.

16 tháng 6 2018

Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

16 tháng 6 2018

Văn bản được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình", vì vấn đề đặt ra muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân thì phải xác định một thái độ hành động tích cực, đấu tranh cho hoà bình vì sự sống của chính con người. Thông điệp này của Mác-két mang ý nghĩa thời đại, có tính nhân văn sâu sắc. Nhan đề ấy thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi, hướng nhân loại tới một thái độ đấu tranh tích cực.

=> Nên theo mình nên đặt nhan đề khác là: ''Vì 1 thế giới không vũ khí hạt nhân''

15 tháng 6 2018

+ Các từ có nghĩa khái quát là:
ăn chơi, ăn mặc, ăn nói, ăn diện, ăn học, ăn ở, ăn nằm.
+ Các từ có nghĩa cụ thể là:
ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn mày, ăn quỵt, ăn mòn

tik mik nha :)

16 tháng 6 2018

Trong các từ ghép trên:

+ Các từ có nghĩa khái quát là:
ăn chơi, ăn mặc, ăn nói, ăn diện, ăn học, ăn ở, ăn nằm.
+ Các từ có nghĩa cụ thể là:
ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn mày, ăn quỵt, ăn mòn

15 tháng 6 2018

mk ko hiểu đề cho lắmhaha

15 tháng 6 2018

tìm hai tiếng đặt sau đi ik

ns chung mk ko hiểu cả hai vế

15 tháng 6 2018

NÊU CẢM NHẬN

trời trong biếc không quan mây gợn trắng ,

gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng

Lũ bướm vàng lơ đãng luớt bay qua

Bài làm :Không khí của trưa hè nơi làng quê rất yên tĩnh , bình dị đến mức không có một gợn mây nào đang bồng bềnh trên trời . Những cánh diều của trẻ nhỏ bay theo hướng nam trên bầu trời không gợn mây trông cao vút . Ở trong vườn , hoa lựu đang nở làm đỏ nắng cả một góc vườn xanh tươi , thơm mát .. Những chú bướm bay la đà qua nhưng vườn lựu . Cảnh trưa hè thật đẹp làm sao !

Các bạn hãy ủng hộ Blackpink bằng cách xem Mv ''Ddu Du Ddu Du ;'' của Blackpink nhé , xem ở link này nè : https://www.youtube.com/watch?v=IHNzOHi8sJs . Và các bạn hãy tố cáo youtube gian lận lượt xem của Blackpink khi lượt thích đã lên đến 1 triệu mà lượt xem có mỗi 479.280 . các bạn hãy kiểm tra xem có đúng như vậy ko nhé và đòi công bằng cho Blackpink.

15 tháng 6 2018

DÀN Ý :

Mở bài :

- Giới thiệu về bức tranh buổi trưa hè : ở đâu ? có điểm gì đặc sắc ? - Ấn tượng ban đầu của em về bức tranh : đó là một bức tranh đẹp , thanh bình ... Thân bài : Miêu tả theo trình tự sau : * Tả khái quát : Bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè, bầu trời xanh , dải mây trắng, ánh nắng vàng, hoa lựu đỏ, vài chú bướm bay lượn....... * Tả chi tiết : (Có thể miêu tả theo trình tự không gian : Từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể) - Bầu trời cao vời vợi, trong xanh, một màu xanh biếc ánh lên vẻ tươi sáng trong trẻo. - Những dải mây trắng đang nhẹ lướt trên nền trời xanh cao bao la - Ánh nắng trưa hè chói chang gay gắt, nắng như đổ lửa rải khắp không gian . - Trong cái nắng đổ lửa ấy, từng cơn gió nồm nam xuất hiện mang theo cái mát mơn man của gió biển làm dịu đi cái nắng trưa hè. - Từng rặng tre đầu làng đu đưa theo gió vài cánh diều bay cao , tiếng sáo diều vi vu, khoan nhặt, phá vỡ cái yên tĩnh của buổi trưa hè nhìn cánh diều chao nghiêng trong nắng thấy vui mắt. - Trong vườn, hoa trái bước vào độ chín, mùi thơm thoang thoảng bay khắp không gian ( tả một vài loài cây tiêu biểu) - Đẹp nhất vẫn là chùm hoa lựu màu hoa đỏ như những đốm lửa hồng cháy rực cả một góc vườn. - Tô điểm cho khu vườn thêm sống động là lũ bướm vàng đang mải mê bay đi tìm hoa hút mật. Tất cả làm cho khu vườn bừng lên sức sống. -> Cảnh làng quê vào buổi trưa hè thật đẹp độc đáo với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, gắn bó với mỗi người dân, tạo nên cái hồn riêng của quê hương. Kết bài : Tình cảm, suy nghĩ của em về cảnh làng quê vào buổi trưa hè :Yêu quý, gắn bó, để lại bao cảm xúc khó quên...
15 tháng 6 2018

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.



15 tháng 6 2018

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.
dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi lòng xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

mk coppy trên mạng đó leuleu

Chúc bạn học tốthihi

15 tháng 6 2018

Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.

Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người, con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.

Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.

Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.

Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.

Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vũ Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.

Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

"Phận đàn bà" trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.

Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.

15 tháng 6 2018

* Trả lời:

Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.

Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc ***** mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :

Đau đớn thay phậh đàn bà,

Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.

Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :

Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.

Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.

15 tháng 6 2018

Các từ mượn là:
Đầu, não, tủy, xã, ấp,lễ, nghĩa,đức, tài, xô, lốp,phanh, sút,gôn, giang sơn, tập quán, cai quản, ghi đông, pê đan

15 tháng 6 2018

Xác định từ mượn trong các từ sau: đầu, não, tủy, dân, ông, bà, cô, cậu, hổ, báo, xã, ấp, tỉnh, huyện, phố, thành, quần, sách, áo, lê, tùng , bách , đức, tài, xô, lốp, phanh, sút, gôn, giang sơn, tổ quốc, khôi ngô, tập quán, thủy cung, cai quản, gi đông, pê đan , may ơ.

*Trả lời : Các từ mượn đó là : đầu , não , tủy , xã , ấp , lễ , nghĩa , đức , tài , xô , lốp , phanh , sút , gôn , giang sơn , tập quán , cai quản . ghi đông , pê đan .

15 tháng 6 2018

I/Cấu tạo từ.
Bài 1: Trong đoạn trích sau đây: “ Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. kẻ miền núi người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”
(Con rồng cháu tiên)

*Trả lời :

a) Các từ phức có trong đoạn văn trên là : nòi rồng ; miền nước thẳm ,

dòng tiên , chốn non cao , tính tình , tập quán , khác nhau , ăn ở ,

cùng nhau , năm mươi , xuống biển , năm mươi , lên núi ,

chia nhau , cai quản , các phương , kẻ miền núi , người miền biển ,

giúp đỡ , lời hẹn (Mk ko biết đúng hay sai đâu nha)

b)Các từ phức trong đọa văn trên có từ : tính tình là từ láy . Vì từ láy là từ

được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần .Trong các tiếng đó , sẽ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa . (mk ko biết đúng hay sai đâu)

c)Những từ phức trong đoạn văn trên có ý nghĩa khái quát là ;

nòi rồng ,dòng tiên ,, tập quán , khác nhau , ăn ở , cùng nhau , , xuống biển , , lên núi ,chia nhau , cai quản , , giúp đỡ , lời hẹn

Những từ phức trong đoạn văn trên không có nghĩa khái quát là :

miền nước thẳm ,chốn non cao , tính tình , năm mươi , năm mươi , các phương , kẻ miền núi , người miền biển ,

Phần này mk không rành lắm nên chắc cũng nửa đúng nửa sai đó .hehe

15 tháng 6 2018

a) Các từ phức có trong đoạn văn trên là : nòi rồng ; miền nước thẳm ,

dòng tiên , chốn non cao , tính tình , tập quán , khác nhau , ăn ở ,

cùng nhau , năm mươi , xuống biển , năm mươi , lên núi ,

chia nhau , cai quản , các phương , kẻ miền núi , người miền biển ,

giúp đỡ , lời hẹn (Mk ko biết đúng hay sai đâu nha)

b)Các từ phức trong đọa văn trên có từ : tính tình là từ láy . Vì từ láy là từ

được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần .Trong các tiếng đó , sẽ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa . (mk ko biết đúng hay sai đâu)

c)Những từ phức trong đoạn văn trên có ý nghĩa khái quát là ;

nòi rồng ,dòng tiên ,, tập quán , khác nhau , ăn ở , cùng nhau , , xuống biển , , lên núi ,chia nhau , cai quản , , giúp đỡ , lời hẹn

Những từ phức trong đoạn văn trên không có nghĩa khái quát là :

miền nước thẳm ,chốn non cao , tính tình , năm mươi , năm mươi , các phương , kẻ miền núi , người miền biển ,

15 tháng 6 2018

xin lỗi nha mk ms lp 7 thôi nhưng bạn vào tìm câu hỏi tương tự đi biết đâu nó có đấyhehe.

Chúc bạn học tốthihi

15 tháng 6 2018

a, Quyển sách này// bìa rất đẹp

CN//VN

Trong đó: +Bìa/ rất đẹp

(CN/VN)

=> Câu cảm thán

b, Mẹ //về khiến cả nhà đều vui

CN//VN

=> Câu trần thuật(kể)

b Lan// chăm chỉ học tập nên bạn ấy đạt điểm cao.( In đậm: quan hệ từ)

CN//VN

=> Câu trần thuật

d, Mặc dù Lan// bị ốm nhưng vẫn cố gắng đi học( In đậm: quan hệ từ)

CN//VN

=> Câu trần thuật

d, Vâng! Ông giáo //dạy phải

CN//VN

=> Câu trần thuật( chức năng khẳng định)

h, Đói// cho sạch, rách// cho thơm

C1//V1; C2//V2

=> Câu trần thuật

Có 2 câu (d) à bạn?

Tớ cũng không chắc chắn là đúng đâu nhé!