K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2018

BPTT: Điệp ngữ"không" và liệt kê" Không kính", "Không đèn", "Không mui xe", "thùng xe có xước"

- Ba chữ "không" lại một lần nữa khẳng định mức độ ác liệt của cuộc chiến đấu in dấu trên những chiếc xe ra trận. Phép liệt kê " không kính","không đèn","không mui","thùng xe có xước" cho thấy bom đạn của giặc Mỹ đã làm cho chiếc xe bị méo mó, biến dạng hoàn toàn. Người lính xế lại chất chồng khó khăn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước

- Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

→ Khẳng định từ "không" được nhắc lại ba lần thể hiện mặc dù không có gì thế nhưng xe vẫn chạy, chạy vì một tương lai tốt đẹp hơn, chạy tiếp vì miền nam vẫn đang chờ ngày ta tiến đến để giải phóng và đặc biệt là chạy theo tiếng gọi con tim, chạy theo niềm anh dũng, quật cường của các chiến sĩ. Rất khó khăn, gian khổ nhưng các chiến sĩ vẫn tiến bước bảo vệ đất nước.

22 tháng 6 2018

Trần Thọ ĐạtThảo PhươngThảo PhươngHắc HườngTRINH MINH ANH

22 tháng 6 2018

"Cái bóng" bỏ trong ngoặc kép để làm rõ ý nha.

- Chi tiết nghệ thuật là yếu tố nhỏ tạo nên giá trị cho tác phẩm. Để làm nên một chi tiết nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng.

- Chi tiết nghệ thuật góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

- "Cái bóng" trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương".

*Nội dung:

- Thể hiện vẻ đẹp của Vũ Nương: Nhớ nhung, chung thủy.

- Số phận mong manh của người phụ nữ.

- Khắc họa được giá trị hiện thực, nhân đạo ở tác phẩm.

*Nghệ thuật:

- Tạo nên sự hoàn chỉnh cho tác phẩm, tạo nghệ thuật thắt nút, mở nút. Mâu thuẫn bất ngờ, hợp lí.

- Tạo nên sự kịch tính và tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

- Tạo vẻ đẹp cho tác phẩm, kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn cho tính bi kịch (Không thể trở về)

P/S: Mình chỉ lập ý, bạn tự triển khai thành bài.

22 tháng 6 2018

1. Mở bài: Hoa đào đã nở báo hiệu một mùa xuân mới, mùa xuân của đất trời. Hoa đào là loài hoa đẹp mang ý nghĩa rất lớn.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Nguồn gốc: Hoa đào có nguồn gốc không rõ ràng, có người nói ở Iran cũng có người nói hoa đào xuất xứ từ Trung Quốc.

Phân loại: Có nhiều loại hoa đào như đào bích, đào phai, đào bạch,… Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào nở ra thường có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc

Cây đào thường trồng ở miền Bắc nơi có nhiệt độ thấp, hoa chỉ nở vào mùa xuân, người trồng muốn hoa nở đúng cần nhiều kinh nghiệm. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3. Kết bài

Hoa đào tượng trưng xuân về, Tết đến. Ngày tết ở miền Bắc mà thiếu đi cành hoa đào không còn là ngày Tết cổ truyền, sắc đào mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhà.

22 tháng 6 2018

1. MỞ BÀI
Giới thiệu hoa đào vào ngày tết

2. THÂN BÀI
Miêu tả hoa đào(thân, lá, hoa, cành,...)

Công dụng của hoa đào
Làm hoa trưng trong nhà
Làm thuốc hoặc thực phẩm, có ích trong cuộc sống ngày thường.

Ý nghĩa hoa đào

Cách chọn một cây hoa đào đẹp để chơi ngày tết.

3. KẾT BÀI
Vẻ đẹp của hoa đào đã tác động đến lòng người.

22 tháng 6 2018

Cụm danh từ : Hùng Vương , nhà vua ,các ông lang , Lang Liêu , trời đất , tiên vương , bánh trưng , bánh giầy .

Cụm động từ : truyền ngôi , đua nhau làm cỗ , mách bảo , dạng vừa , chọn bánh , nhường ngôi , làm bánh .

Cụm tính từ : về già

22 tháng 6 2018

Cụm danh từ : các ông lang ,bánh giầy ,Hùng Vương , Lang Liêu , trời đất , tiên vương , nhà vua ,bánh trưng .

Cụm động từ : truyền ngôi , làm bánh , mách bảo , dạng vừa , chọn bánh , đua nhau làm cổ , nhường ngôi

Cụm tính từ : về già

22 tháng 6 2018

Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "

Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.

Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.

Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.

Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.

Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"

Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.

Văn chương / gây... ta không có, luyện ... ta sẵn có.
C V
22 tháng 6 2018

bài này mấy dòng :D

22 tháng 6 2018

Văn chương không chỉ đơn thuần là thứ văn nghệ giải trí. Ngoài những giá trị mang tính nghệ thuật ra, nó còn là tác phẩm có tính giáo dục nhân bản cao và một trong những nét nhân bản đó là “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không cố, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”. Có thể nói lời nhận xét của Hoài Thanh về văn chương rất chính xác, bởi ông đã nói lên được nét tính chất cơ bản nhất của văn chương và điều này đã được minh chứng trong những tác văn chương mà em đã được học.

Trước hết về câu nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm đã sẵn có”, ta có thể hiểu tác giả muốn nói với chúng ta rằng: đọc những tác phẩm văn chương hay, mang tính nhân văn cao sẽ tạo cho bạn đọc cảm xúc, tình cảm như tình yêu thương sự cảm thông vốn là những tình cảm sẵn có trong lòng mỗi con người, đồng thời những tác phẩm đó còn gợi cho người đọc những nét nhân văn còn chưa được bộc lộ trong lòng độc giả như lòng vị tha, sự cao thượng… Chúng ta sẽ thấy rõ điều này thông qua các tác phẩm văn học tiêu biểu.

Chẳng hạn, như khi đọc xong văn bản Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, một nhà văn Ý, dường như chúng ta có thể cảm nhận rõ hơn tình cảm cao đẹp của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình và đặc biệt qua câu chuyện em càng cảm thấy kính yêu người mẹ của mình hơn bởi người mẹ của En-ri-cô cũng như người mẹ thân yêu của em, mẹ em cũng từng lo lắng suốt đêm khi em bị ốm và người mẹ của em cũng có thể hi sinh tất cả để cho em được hạnh phúc. Thế nhưng cũng giống như bạn En-ri-cô, em đã từng có những lần không nghe lời mẹ và chưa ngoan. Vô tình em đã làm cho mẹ buồn mà em không hề hay biết thế nên qua câu chuyện của En-ri-cô, em nghĩ rằng mình cần tự xem lại bản thân mình để không làm mẹ buồn và đó mới chính là cách thể hiện rõ nhất tình cảm của với mẹ. Như vậy có thể thấy tình yêu thương, kính trọng mẹ là những tình cảm vốn có trong em, trong mỗi con người thế nhưng khi đọc xong tác phẩm Mẹ tôi thì tình cảm đó dường như hiện lên sâu đậm hơn trong trái tim em, đồng thời tác phẩm cũng là lời nhắc nhở đối với em trong cách cư xử với mẹ làm sao cho mẹ vui lòng.

Hoặc khỉ học bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Những câu ca dao gợi cho em tình cảm biết ơn thành kính đối với mẹ cha, bởi vì cha mẹ là người có công lớn nhất đối với cuộc đời của mỗi con người. Tác giả dân gian xưa đã lấy hình ảnh núi cao đến ngất trời để so với công lao của người cha đối với đứa con của mình và còn hình nước ở biển Đông không bao giờ khô cạn đó chính là nghĩa tình mà mẹ đã dành cho chúng ta. Từ những hình ảnh so sánh đó, bài ca dao đã nhắc cho em thấy rằng công lao của cha mẹ là vô cùng rộng lớn, chính bởi vậy mỗi chúng ta phải hiếu thảo, ngoan ngoãn biết vâng lời cha mẹ để đền đáp phần nào công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời câu ca dao Cù lao chín chữ ghi lòng con, ơi giúp cho em hiểu sâu sắc hơn công lao của cha mẹ dành cho mình đó là sinh **, nâng đỡ, vuốt ve, cho bú mớm, nuôi khôn lớn, dạy dỗ, trông nom, theo dõi uốn nắn, giữ gìn. Qua bài ca dao em càng cảm thấy yêu quý cha mẹ mình hơn, đồng thời thấy rằng trách nhiệm của người con đối với cha mẹ cần phải tốt hơn nữa để cho cha mẹ được vui lòng.

Vậy qua hai bài văn trên ta có thể nhận thấy đó là một trong số những tác phẩm luyện cho con người tình cảm về gia đình đã sẵn có trong mỗi con người, đó là tình yêu thương kính trọng mẹ cha, những người đã hi sinh tất cả cho ta được hạnh phúc. Đồng thời tác phẩm còn giúp ta hiểu rằng chỉ yêu thương cha mẹ thôi thì chưa chắc đã đền đáp được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mà cần phải có trách nhiệm hơn với nữa đối với cha mẹ.

Hoặc khi học xong bài thơ Bạn đến chơi nhà, ta nhận thấy tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp vốn có trong mỗi con người, thế nhưng qua bài thơ ta còn hiểu rõ hơn về một tình bạn chân thành là không còn vướng chút vật chất nào mà chỉ đơn thuần là tình cảm giữa con người với nhau.

Bởi vậy mới có chuyện: chợ xa, không bắt được cá, gà cũng không bắt được tóm lại đã lâu lắm rồi Bác mới đến đây chơi mà ta không có gì để tiếp mà chỉ có Bác đến chơi đây ta với ta, đây mới là vấn đề cốt lõi, ta với ta chính là tấm lòng với tấm lòng, tình cảm với tình cảm. Vậy tình bạn chân thành đâu cần phải có vật chất mà chỉ cần tấm lòng là đủ.

Hay như học văn bản Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương, ta như được sống giữa Sài Gòn đô hội mà rất đỗi thân thương. Bài văn gợi cho ta tình yêu quê hương đất nước, tự hào về một vùng đất của Việt Nam, ở đó có những con người thật đôn hậu, có những ngày mưa nắng thất thường. Tất cả đều thể hiện tình yêu, sự gắn bó của tác giả với Sài Gòn đồng thời cũng gợi cho người đọc cảm giác thân thương đối với Sài Gòn nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Đó là thứ tình cảm vốn có của mỗi con người, bài văn khiến cho tình cảm được hun đúc mạnh mẽ hơn, tha thiết hơn.

Như vậy có thể thấy vân chương có sức mạnh riêng và rất độc đáo trong việc khơi gợi tình cảm của con người đối với thiên nhiên đất nước, con người. Hoài Thanh quả thật rất tinh tế khi nhận ra giá trị nhân vàn cao đẹp được ẩn chứa trong mỗi tác phẩm văn học.

- Các cụm danh từ:

+ ... những tình cảm ta không có;

+ .... nhửng tình cảm ta sẵn có;

- Phân tích cấu tạo của các cụm danh từ

+ ... những/ tình cảm/ ta không có;

ĐN DTTT PN

+ .... những/ tình cảm/ ta sẵn có;

ĐN DTTT PN

- Phân tích cấu tạo của các phụ ngữ trong cụm danh từ

+ Ta // không có

CN VN

+ Ta // sẵn có

VN VN

22 tháng 6 2018

- Gợi ý nhé!

- Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là biết quan sát và lắng nghe để thưởng thức, để chiêm nghiệm và để rút ra những bài học quý giá. Sống là một quá trình quan sát và cảm nhận. Trong những quan sát và cảm nhận, sự cảm nhận về những thay đổi của bản thân là những cảm nhận gần gũi, thiết thực và thú vị. Điều thú vị nhất là cảm nhận được mình hôm nay trưởng thành hơn ngày hôm qua.

Con người là một động vật cao quý vì con người biết tu thân, biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp. “Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Tất cả mọi người đều thay đổi từng ngày. Sự thay đổi có thể theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi.

- Với ý thức sống có trách nhiệm, chúng ta sẽ vô cùng hạnh phúc khi cảm nhận được sự thay đổi của bản thân theo hướng tốt đẹp hơn. Một trong những điều tốt đẹp là vững vàng hơn trong công việc học tập và rèn luyện để thành người tốt và có ích cho xã hội, vững vàng hơn trước những cám dỗ xấu xa của cuộc sống.

- Một người tốt là người có ý thức rằng bản thân phải sống có mục đích cao đẹp, có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội.

- Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, chúng ta không thể tránh khỏi những lỗi lầm. Nhưng cái chính là chúng ta phải có ý thức sửa chữa những lỗi lầm và có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình.

- Sự trưởng thành nào cũng là một quá trình gian nan và cay đắng. “Cây rụng lá để nảy mầm, rắn thay da để lớn và con người đau khổ để trưởng thành”. Do đó, quá trình của việc trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn, học tập và rèn luyện hằng ngày. “Thắng không kiêu, bại không nản”. Quá trình để trở nên vững vàng, sống có ý thức, có trách nhiệm là một quá trình đầy gian khổ và hạnh phúc mà chúng ta phải bền bỉ thực hiện suốt cả đời.

- Tục ngữ Ấn Độ có câu : “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, có trách nhiệm và trưởng thành hơn là một phương châm tốt đẹp, một bài học cần thiết mà chúng ta phải thực hiện từng giờ.

22 tháng 6 2018

Nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ Winllam ArThu Ward đã từng phát biểu, “chuyến phiêu lưu của cuộc đời là học hỏi. Mục đích của cuộc đời là trưởng thành”. Đúng như vậy! Cuộc sống là một chuyến phiêu lưu, một chặng đường dài mà ở đó mỗi người lính học hỏi làm gốc và trưởng thành làm đích. Sự trưởng thành luôn là điều quý giá của mỗi người, bởi đó chính là yếu tố cần thiết để sống đẹp sống tốt với người với đời và với mình hơn. Bàn về vấn đề này, trong cuốn “nếu biết trăm năm là hữu hạn”, tác giả Phạm Lữ Ân viết “Tôi nghĩ trưởng thành là khi ta trở thành một chỗ dựa cho bất cứ ai, kể cả bản thân mình. Trở thành chỗ dựa cho bản thân là điều tối quan trọng”.
Cuộc sống của mỗi người là một chặng đường dài, nếu không có sự trưởng thành thì chúng ta sẽ mãi thất bại trên chặng đường đó. Trưởng thành, tức là sự che chắn lớn khôn của mỗi người trong việc nhìn nhận tiếp thu và xử lý cuộc sống. Theo tác giả Phạm Lữ Ân thì, “trưởng thành” tức là khi ta trở thành chỗ dựa nguồn động viên an ủi chắc chắn cho người khác và cho chính mình. “Chỗ dựa” cho bất cứ ai, tức là niềm động lực vững chắc cho mọi người và chỗ dựa cho “kể cả bản thân mình” tức là nguồn động lực, an ủi cho chính mình đều là biểu hiện của sự trưởng thành. Tác giả đặc biệt chú trọng “chỗ dựa cho bản thân”, là điều rất quan trọng mà ai cũng cần phải có đó là điều tối yêu “tối quan trọng”. Như vậy quan niệm của Phạm Lữ Ân muốn khẳng định, trưởng thành trước hết chính là trở thành nguồn sống, nguồn động viên khuyến khích người khác và quan trọng hơn là chính mình.
Trưởng thành là khi ta đã chín chắn, đã cứng cáp trước sóng gió cuộc đời hiểu và ứng xử trước những sóng gió đó lại càng chứng tỏ ta đã trưởng thành hơn. Vì vậy, nếu đã trưởng thành thì lúc đó là khi “ta có thể làm chỗ dựa cho bất cứ ai”. Cuộc sống không phải cũng lúc nào đều theo ý mình muốn. Những con người yếu đuối hay chí kém bền gặp những trắc trở đó dường như họ lại càng yếu đuối, thậm chí còn có cái nhìn bi quan. Nếu chúng ta có thể trở thành chỗ dựa trở thành nguồn sống, nguồn động viên cho họ, chứng tỏ là ta đã trưởng thành đã cứng cáp và chín chắn. Bởi chỉ khi ta hiểu cuộc sống biết chia sẻ biết, hướng họ tới một điều tốt đẹp thì đó chính là đã trưởng thành. Hơn nữa, mỗi khi trở thành chỗ dựa cho ai đó giường như ta có thể hiểu biết thêm có kinh nghiệm cuộc sống thêm. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, giúp người tức là cùng giúp mình khi đó ta không chỉ trưởng thành về ý chí, về kinh nghiệm mà đó còn là sự trưởng thành về tình cảm.
Khi đã trở thành chỗ dựa cho người khác, thì khi đó ta trưởng thành. Vậy khi làm chỗ dựa cho chính bản thân thì sao? Theo tác giả khi làm chỗ dựa cho chính bản thân, tức là ta đã trưởng thành mà thậm chí nó còn là “sự tối trọng”. Bản thân mỗi người sinh ra chính là một cá thể riêng biệt. Đối mặt với cuộc đời với sóng gió dường như chỉ có mỗi chúng ta tự ý thức vươn lên, và vượt qua đó. Nếu như ta làm “chỗ dựa”, cho chính mình tức là ta đã hiểu mình hiểu cuộc sống. Mà một khi đã hiểu mình thì đó chính là trưởng thành. Hơn nữa nếu như sự am hiểu về chính bản thân đó, giúp cho chúng ta vượt qua mọi chông gai cuộc đời, thì ta lại càng trưởng thành hơn nữa. Làm chỗ dựa chỗ bản thân chính là “điều tối quan trọng”, bởi khi ta làm được chỗ dựa cho bản thân thì ta mới đủ khả năng làm chỗ dựa cho người khác. Hơn nữa làm chỗ dựa cho bản thân thì ta mới có sức mạnh vượt qua chông gai, thử thách sẽ làm cho con người ta chín chắn và cứng cỏi hơn nhiều. Cuộc sống tức là ta làm chủ bản thân, vì vậy một khi ta đã đến được với cái mốc thành chỗ dựa cho chính mình, thì lúc đó ta đã trưởng thành.
Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều tấm gương bộc lộ sự trưởng thành về ý thức, nhận thức tình cảm… công việc mình làm chỗ dựa cho người khác, hay chính bản thân mình, tiêu biểu trong số đó chính là nhà lãnh đạo vĩ đại bậc thầy thành trì chủ nghĩa xã hội Lê Nin. Người chính là chỗ dựa vững chắc cho toàn thể dân tộc Nga, là niềm tin nguồn động viên cổ vũ lớn lao của người dân. Chính vì “chỗ dựa” vững chắc ấy, từ một nước nghèo bị tàn phá từ chiến tranh bước ra nhưng Liên Xô đã trở thành cường quốc mạnh nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Điều đó đã cho thấy Lênin, chính đã trưởng thành trong chiến lược, trong suy nghĩ và tình cảm thì mới có thể làm được những việc như vậy. Hai người thầy giáo đáng quý của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ngọc Ký cũng chính là một tấm gương sáng về việc trưởng thành trong cuộc sống. Từ nhỏ thầy đã bị liệt hai tay, tưởng chừng việc đi học là điều không thể nhưng với ý chí quyết tâm, đặc biệt là sự tự tin về mình luôn khuyến khích động viên, “làm chỗ dựa” cho chính mình, thầy đã tập và viết được bằng hai chân. Thử hỏi nếu không có chỗ dựa vững chắc từ bản thân, thầy làm sao có thể vượt qua được những cơn ruột rát đau tê tái, những trắc trở của cuộc đời…
Trưởng thành trong cuộc sống là một điều dĩ nhiên và bắt buộc mà ai cũng cần phải có. Sự trưởng thành giúp mỗi người mở mang thêm trí thức thêm kinh nghiệm. Nhưng trước hết muốn trưởng thành, đều cần có và bắt buộc, hay nói Như Phạm Lữ Ân biểu hiện cần có chính là ta làm chỗ dựa cho người khác, cho chính mình, đặc biệt là cho chính mình. Nếu như vậy không chỉ có thêm sự lớn lên về mọi thứ, mọi điều mà còn là sự bồi đắp tình cảm cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhưng nhiều khi chỗ dựa đó cũng cần phải xem xét lại, khi đó là sự ỷ lại, lười biếng của bất cứ ai đó. Hai chỗ dựa đó cần cứng cáp hơn khi chính mình đang gặp những khó khăn, thử thách tưởng như khó có thể vượt qua được, những điều không mong muốn…Sự trưởng thành có thể rất linh động, không hẳn lúc nào nó cũng là “chỗ dựa”, bởi “chỗ dựa” có đặt đúng lúc, đúng nơi thì sự trưởng thành mới có ý nghĩa.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những người mong muốn trưởng thành mong muốn thành chỗ dựa vững chắc cho người khác và cho chính mình. Họ thật lòng để thực hiện điều đó, thì vẫn còn một số người ỷ lại vào người khác, sống yếu đuối vô cảm trước người khác, thậm chí càng không nhận thức được chính mình, không thể làm niềm tin chỗ dựa cho mình, để cuộc đời trôi qua một cách vô nghĩa. Đó là một lối sống đáng phê phán lên án.
Cuộc sống bao giờ cũng đầy sóng gió, giông tố, thậm chí là nhục nhã, thất bại, thế nhưng ta hãy làm “chỗ dựa” cho chính mình thì sẽ thấy điều đó thật sự thú vị. Nó chỉ như một chướng ngại vật để mỗi chúng ta vượt qua và trưởng thành. Và đôi lúc mỗi người cần làm “chỗ dựa”, cho người khác để trưởng thành hơn trong cuộc sống, thêm vào đó mỗi chúng ta sẽ được bồi đắp lớn lên trong tình cảm, lớn lên trong sự chia sẻ và đồng cảm. Sự trưởng thành trong cuộc sống luôn luôn cần thiết, bởi có trưởng thành cuộc sống nhìn qua lăng kính của ta mới đầy đủ toàn diện. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta hãy là niềm tin của người khác mỗi khi họ cần và cũng là niềm tin của chính mình. Đó chính là một yếu tố để trở thành một người trưởng thành trong cuộc sống, học tập, rèn luyện những phẩm chất tốt khác như tự lập, kiên trì, dũng cảm…
Quả thật như William Arthu Ward đã khẳng, “định mục đích cuối cùng là trưởng thành”. Con người sinh ra là quỹ hữu hạn của khoảng thời gian vô hạn, vì vậy mỗi người cần phải biết trưởng thành từng ngày để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Muốn vậy, mỗi người phải là “chỗ dựa” vững chắc cho người khác, mà cho chính họ một điều cần thiết để con người lớn lên biết cảm, biết nghĩ và trân trọng cuộc đời hơn.

22 tháng 6 2018

Chiến tranh và hoà bình luôn là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại bởi nó liên quan đến cuộc sống, sinh mệnh của hàng triệu con người và sự còn mất của môi quốc gia. Lịch sử loài người gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc khiến nhân loại bao phen rơi vào cảnh máu chảy đầu rơi, nồi da nấu thịt. Nguy cơ chiến tranh luôn đe doạ sự sống trên khắp hành tinh. Đặc biệt, ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hạt nhân đã trở thành mối hiểm hoạ khủng khiếp nhất đe doạ toàn bộ sự sống, loài người trên Trái Đất.

Trong thế kỉ XX, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt và nhiều cuộc chiến tranh dân tộc, sắc tộc khác, làm thiệt mạng hàng trăm triệu người, làm bánh xe lịch sử quay chậm lại hàng trăm năm. Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc cách đây sáu mươi năm, nhưng nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tiềm ẩn. Đặc biệt, đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân mà sự tiến bộ ghê gớm của nó đã có tầm quan trọng quyêt định đối với vận mệnh thế giới sau này. Năm 1945 cũng là năm Mĩ đã ném xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm hơn 40 vạn người chết, biên hai thành phố đông dân Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki thành đống đổ nát, gây kinh hoàng cho toàn thế giới.

Kể từ đó, cuộc chạy đua vũ trang, cuộc chiến tranh hạt nhân chính thức bắt đầu, loài người hằng ngày bị đặt trước nguy cơ tuyệt diệt.

Chỉ cần một vài ví dụ và làm một phép tính đơn giản như nhà văn Cô-lôm-bi-a, Gác-xi-a Mác-két, chúng ta đã có thể hình dung loài người đang ở trên bờ vực thẳm như thế nào. Theo Mác-két, tính đến ngày 8/8/1986, hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bốtrí khắp hành tinh. Nói một cách nôm na, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người trên Trái Đất, không trừ người già, trẻ con, mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ. Chỉ cần bấm một cái nút, tất cả khối thuốc nổ độ nỗ tung lên, làm tiêu biến hết thảy không phải một lần mà là mười hai lần mọi dấu vết của sự sống trên Trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời và bốn hành tinh khác nữa, phá huỷ thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

Sự sống được nhen nhóm và tồn tại trên Trái đất này không hề dễ dàng. Cũng theo G. Mác-két, chưa nói những gì to lớn, chỉ lấy những sự vật, sự việc nhỏ bé làm bằng chứng, chúng ta đã thấy rất rõ. Từ khi có sự sống trên Trái Đất, phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, 180 năm nữa hoa hồng mới nờ chỉ đểlàm đẹp cho đời. Theo nhà văn Nguyễn Tuân, một giọt mật mà con ong làm ra là kết quả của 2.700.000 chuyến bay đi tìm hoa hút mật, một nửa lít mật ong là kết quả của dặm đường lao động miệt mài 8.000.000 cây số mới có được... Huống hồnhững toà nhà chọc trời, những cánh đồng xanh mát, những cây câu vững chãi là mồ hôi công sức của hàng triệu người... Vậy mà, chỉ trong tích tắc, tất cả những thành tựu khó khăn và nhọc nhằn đó có thể biến thành tro bụi.

Đã có nhiều thảm hoạ hạt nhân như các vụ nổ nhà máy hạt nhân ở Nga (Tréc-nô-bưn), Ấn Độ... làm hàng nghìn người chết, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng tiếc là sau những thảm hoạ ấy, cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân vẫn không ngừng mọc lên trên thế giới; các loại vũ khí hạt nhân như tàu ngầm, tên lửa, máy bay tối tân hiện đại vẫn không ngừng được bổ sung... Nhân loại vẫn từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nguy cơ bị huỷ diệt bởi vũ khí hạt nhân.

Thế giới cũng đã có những cố gắng để giảm bớt mối đe doạ này, chẳng hạn các hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô (trước đây) với Mĩ. Nhưng chiến tranh và hiểm hoạ hạt nhân vẫn luôn là mối đe doạ to lớn và thường xuyên đối với các dân tộc, các quốc gia và toàn thể loài người. Xung đột và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới, gần đây nhất là cuộc chiến của Mĩ, Anh ở I-rắc, cuộc xung đột đẫm máu kéo dài giữa I-xa-en và Pa-le-xtin, chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nhiều nơi. Các nhà máy hạt nhân ở ấn Độ, Pa-ki-xtan, I-ran, Triều Tiên, Trung Quốc... luôn là nguyên nhân của những cuộc tranh cãi, đàm phán gay gắt, không kết quả. Vì vậy, nhận thức đúng về nguy cơ chiến tranh và tham gia vào cuộc đấu tranh cho hoà bình là yêu cầu đặt ra cho mỗi công dân trên hành tinh.

Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của khoa học kĩ thuật và công nghệ. Song, chúng ta cũng đang phải từng giây, từng phút đối mặt với chiến tranh hạt nhân có nguy cơ bùng nổ bất cứ lúc nào. Bởi vậy, con người không thể thờ ơ trước vận mệnh của chính mình và toàn thể nhân loại. Điều chúng ta có thể làm được là, mỗi người cần phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tiềm ẩn đó, cùng nhau đoàn kết đấu tranh ngăn chặn nó, vì một thế giới hoà bình và hạnh phúc.

22 tháng 6 2018

Hiện nay, đất nước chúng ta đang sống trong hòa bình, ấm nó, hạnh phúc. Những trên trái đất còn có rất nhiều nơi đang chịu ảnh hưởng về chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh hạt nhân không đơn thuần chỉ là một cuộc chiến tranh bình thường, nó còn ảnh hưởn đến trẻ em, người già, đất nước và toàn xã hội. Chiến tranh hạt nhân khiến các gia đình bị li tán, con cái mất cha, mất mẹ, bị bỏ rơi, phụ nữ bị mất chồng..... Không những thế nó còn gây ra những thảm họa cho đất nước. Tại sao lại có chiến tranh, nhất là chiến tranh hạt nhân? Nguyên do là vì có những nước không có sự dồng thuận với nhau, tức giận sẽ xảy ra xung đột, và chiến tranh bùng nổ. Chiến tranh hạt nhân khiến cho bao nhiêu người dân vô tội phải chết, phải sống trong bất hạnh, đau khổ. Chiến tranh hạt nhân khiến trái đất bị diệt vong, xã hội và nền văn minh toàn cầu bị hủy hoại, mỗi ngày chúng ta phải sống trong đâu khổ, mỗi ngày phải nhìn thấy bao nhiêu người dân vô tội phải chết, bao nhiêu trẻ em bị mồ côi, lang thang mỗi ngày để sống, nhìn thấy hành tinh xanh của chúng ta đang đi đến đà bị hủy diệt, sự sống trên trái đất sẽ không còn. Vào năm 1945, Mỹ đã trút xuống Nhật Bản hai quả bom nguyên tử làm cho hàng vạn người bị chết, bị thương. Nhìn lại cuộc chiến thương tâm đó, ai ai trong chúng ta cũng phải chạnh lòng. Tại sao lại phải có chiến tranh? Chiến tranh không giúp được gì cho chúng ta, không giúp chúng ta giải quyết vấn đề, lại còn làm cho hàng ngàn người bị chết và bị thương. Thế giới chúng ta đang trong đà phát triển, trong thời đại hoàng kim, chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ cho Trái Đất, con người động vật và toàn xã hội này. Hãy vì một Trái Đất không có chiến tranh, chỉ có hòa bình, tình yêu, tiếng cười và hạnh phúc. Để cho hòa bình, tiếng cười, tinh yêu, hạnh phúc đi khắp muôn nơi, tránh xa khổi mịt mù tăm tối. Hãy vì một thế giới không có chiến tranh.

22 tháng 6 2018

1. Mở bài:

• Người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

• Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

2. Thân bài:

a) Vũ Nương, người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

• Có tư tưởng tốt đẹp.

• Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

• Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

b) Nỗi đau, oan khuất của nàng:

• Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

• Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

• Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ.

• Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

• Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

• Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

3. Kết luận:

• Vũ Nương tiêu biểu cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội cũ.

• Nhân vật Vũ Nương để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc.

22 tháng 6 2018

Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái, họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương tâm.

Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra cảnh bất hoà.

Hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. “Nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu xin chồng trở về bình yên vô sự”. Nguyện vọng của nàng thật giản dị mà sâu sắc.

Mấy năm chồng đi xa, ở nhà một tay nàng lo toan mọi công việc gia đình, nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo rất mực, khi mẹ chồng đau ốm nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu toàn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình vậy.

Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra. Trương Sinh - một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, không dò hỏi ngọn ngành, nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí còn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện minh cho nàng nhưng cũng không thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Không còn cách nào để minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ, trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:

Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng

("Lại bài Viếng Vũ Thị”của Lê Thánh Tông)

Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: “Thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa”. Nhưng có lúc nàng lại băn khoăn: “Không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa”. Nàng mong muốn thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng “chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ đức hạnh, hiền thục như Vũ Nương đều chịu chung số phận bi đát. Câu chuyện về cái chết thương tâm của Vũ Nương càng làm cho ta thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi, gia đình.

Trong một xã hội mà quyền sống con người được tôn trọng như xã hội ta ngày nay, những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm hạnh như nàng Vũ Thị Thiết chắc chắn sẽ sống cuộc đời hạnh phúc.

Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng “Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ

22 tháng 6 2018

Tại vì tình yêu của bé Hồng đối với mẹ rất lớn, chú bé biết rằng mẹ mình không phải là người mẹ vô tâm. Mẹ chú vẫn rất thương chú nhưng vì hoàn cảnh đã bắt buộc mẹ chú phải rời bỏ chú. Chú hiểu được nỗi lòng của người mẹ nên dù người cô có dùng những lời lẽ không đúng về mẹ chú, làm cho chú bé Hồng ghét mẹ thì tình yêu ấy vẫn rất to lớn.

25 tháng 6 2018

Hỏi đáp Ngữ văn