K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2018

Chọn chi tiết : gió, bầu trời, trăng mùa thu, dòng sông, cánh buồm,...

Chuyển 5 chi tiết :

- Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê

- Bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la

- Trăng thu sáng trong vằng vặc

- Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông.

- Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.

28 tháng 6 2018

Các chi tiết : Cánh đồng , cây cối , bầu trời , không khí , gió , ....

Chuyển 5 chi tiết :

Cánh đồng đang vào mùa thu hoạch nên chín vàng óng ả, khi có đợt gió thoảng qua thì những làn sóng lúa vàng óng lại nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời.
Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây.

Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời.

Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê.

Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.

28 tháng 6 2018

1) Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu vàng ruộm

2) Dòng sông xanh biếc .

3) Ông mặt trời thật rực rỡ

4) Cây bàng trường em rất xanh tốt.

5) Gió mùa thu mát rượi

28 tháng 6 2018

1) Cánh đồng lúa quê em rộng mênh mông , bát ngát .

2) Dòng sông trong xanh , thuyền buồm tấp nập , ghé rộn xuống sông.

3) Ông mặt trời như một quả cầu lửa tỏa ánh nắng lung linh xuống trần gian .

4) Cây bàng trường em mỗi khi hè đến đều nở hoa phượng rất đẹp .

5) Gió thu nhè nhẹ thổi , đưa theo hương chín từ các cánh đồng quê .

27 tháng 6 2018

Trường em mang tên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Trường em xây trên một khu đồi thoai thoải thuộc ngoại ô thành phố.

Đứng từ xa nhìn lại, trường nổi lên những mái ngói đỏ tươi, ẩn hiện dưới hai hàng cây xanh dẫn lối vào trường. Những phòng học quét vôi màu xanh nhạt san sát bên nhau, nhìn ra mặt đường. Trường có ba dãy lầu kết thành hình chữ u, xung quanh trường được bao bọc bởi hàng rào có màu vàng nhạt, làm cho khuôn viên trường như rộng hơn. Muốn vào trường phải đi qua cổng chính hoặc Cổng phụ. Tấm biển trường màu xanh, nổi bật lên là tên trường màu đỏ và tên địa phương, số điện thoại trông thật đẹp. Mỗi lớp học đều có bốn cửa sổ và một cửa ra vào. Nhìn vào tấm bảng lớp màu xanh thầm nổi bật trên nền vôi trắng, em rất thích. Khu vãn phòng nằm ngay phía sau. Cạnh đó là phòng Ban Giám hiệu, đi vài bước nữa là thư viện của trường, ở đó là kho tàng kiến thức vô cùng quý giá đối với chúng em. Những lúc ra chơi, em thường vào thư viện đọc sách. Sân trường em không rộng lắm nhưng cũng đủ cho học sinh các khối lớp vui chơi và tập thể dục. Trước sân trường trồng mấy bồn hoa, đủ các loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan ... Mùi hương toả ra thoang thoảng làm xao xuyến lòng người. Bên phải sân trường có trồng hai cây phượng vĩ. Mùa hè, em thường dứng dưới gốc phượng chơi trò chọi gà. Đầng sau các lớp học là vườn thuốc nam, ở đây trồng rất nhiều loại cây: sả, tía tô, rau má, ngải cứu, trinh nữ hoàng cung...

Uy nghi nhất và vươn lên cao nhất là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong nắng mai hồng. Các bạn đã đến trường đông rồi, phút yên tĩnh của buổi sáng bỗng mất đần đi. Cảnh trường trở nên nhộn nhịp. Trên cành cây, các chú chim đang hót líu lo. Bỗng: “Tùng! Tùng! Tùng!” Ba tiếng trống vang lên. Một buổi học mới bắt đầu, lúc này sân trường trở nên vắng lặng, đâu đó chỉ còn tiếng gió, tiếng chim ríu rít trong tán lá.

Những năm tháng tuổi học trò đã làm cho em yêu ngôi trường cùa em. Nơi ấy đã đế lại cho em nhiều kỉ niệm, về tình thầy cô, bạn bè. Mai đây dù có đi đâu em cũng nhớ mãi ngôi trường thương mến này.

27 tháng 6 2018

Sáng này là phiên trực nhật lớp em nên em phải đến sớm hơn mọi ngày. Đây là một dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trưởc nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra.

Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn ba năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một cảnh quang khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng “Trường tiểu học Ái Mộ", đến cái khẩu hiệu chữ lớn "Tiên học lễ, hậu học văn" ngày nào đi học em cũng nhìn thấy. Vậy mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. Em lần theo thang gác lên tầng có dãy lớp Bốn, Năm. Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi, bỗng toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp nấy.

Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em.

Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

27 tháng 6 2018

Chúng ta đã đều biết đến câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” ám chỉ những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình tài giỏi hơn người nên khoác lác, ba hoa và cuối cùng nhận lãnh một hậu quả.

Thành ngữ trên có nguồn gốc từ một ngụ ngôn dân gian: Có một con ếch, do một sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng. Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Vì vậy nó càng lấy làm oai.

Nhưng năm ấy có một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn qua bờ giếng, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Câu chuyện về con ếch đã đặt ra mấy vấn đề đáng suy ngẫm cho con người:

1. Về tác động của môi trường sống tự nhiên lên chủ thể: Ếch sống trong môi trường giếng, có thể do ngẫu nhiên mà cũng có thể là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa – “giếng đâu thì ếch đó”. Môi trường này có ảnh hưởng đến tính cách, nhận thức của đối tượng, như dân gian nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”

2. Về tác động của môi trường xã hội lên chủ thể: Sống cùng với ếch ở trong môi trường tự nhiên là cái giếng có một “cộng đồng xã hội” gồm: Nhái, cua, ốc nhỏ… Ếch thì to xác hơn các loài khác trong “xã hội” ấy nên ếch ta mặc nhiên trở thành kẻ mạnh. Do đó nó tỏ thái độ nhâng nháo, xấc xược tự coi mình là chúa tể và lấy đó làm oai. Như vậy ếch đã làm vẩn đục môi trường xã hội. Quan hệ ứng xử công bằng, văn minh, hiểu biết giữa “chúa tể” ếch với cư dân đã bị phá vỡ. Tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ hoảng sợ là kiểu ngôn ngữ “miệng nhà quan có gang có thép” hay nói cách khác là kẻ mạnh luôn luôn thắng. Những con vật bé nhỏ khác trong giếng phải sợ sệt nhún nhường ếch cũng là điều tất yếu.

3. Về nhận thức thế giới: Vì ếch sống trong môi trường như vậy nên nó nhìn thế giới bên ngoài qua hai lăng kính: Cái miệng giếng và quan hệ giữa ếch với các loài khác bên trong cái miệng giếng ấy:

- “Miệng giếng” khiến cho ếch hiểu biết hạn hẹp do nó ít có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài;

- Với vị thế chúa tể nên các con vật khác trong giếng sợ hãi ếch từ đó mặc nhiên thiết lập nên mối quan hệ : trên – dưới, mạnh – yếu rất rõ ràng.

Bi kịch của ếch là đã không nhận ra điều đó. Ếch chẳng giỏi giang gì nhưng qua hai lăng kính ấy, ếch tự cho mình tài giỏi hơn người – thật đúng là “thùng rỗng kêu to”.

4. Về tính cách: Ếch thể hiện rõ tính chủ quan trong suy nghĩ, huyênh hoang trong lời nói và hợm hĩnh trong hành động ứng xử với cộng đồng ếch huênh hoang, hợm hĩnh “coi trời bằng vung”, cho rằng mình là trung tâm là đỉnh cao…

Bốn yếu tố này có mối quan hệ điều kiện – kết quả hoặc nguyên nhân – hậu quả với nhau. Cái này là tiền đề dẫn đến cái kia. Một triết gia phương Tây đã nói: “Sự lặp lại lần thứ nhất là một bi kịch, lặp lại lần thứ hai là một hài kịch.” Cuộc đời của ếch phải chẳng đi từ bi kịch đến hài kịch.

Không nhận thức được tình trạng tri thức kém cỏi, tầm nhìn hạn hẹp của mình là một bi kịch; tình trạng đó dẫn đến một kết cục thê thảm. Cái kết cục của ếch chẳng ai xót thương mà nó lại mang tính hài hước để giúp chúng ta đi đến một bài học ngụ ngôn: số phận của những người thiếu hiểu biết do nhận thức kém mà lại huênh hoang, hợm hĩnh thì sẽ phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.

Chung quanh chúng ta có rất nhiều người mắc chứng bệnh “ếch ngồi đáy giếng” ở một mức độ nào đó. Nguyên nhân không chỉ do môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như chuyện của ếch. Ngoài ra còn do môi trường giáo dục, với người lớn thì do cả môi trường công tác bao gồm cả địa vị, chức vụ, quyền hạn, các mối quan hệ…

Vấn đề “ếch ngồi đáy giếng” chỉ có thể thay đổi bằng nhận thức. Điều quan trọng là chúng ta cần biết chúng ta còn hạn chế và cố gắng học hỏi. Phải có tính khiêm nhường, điều gì biết thì nói biết còn điều gì không biết thì bảo không biết, nói sai nhầm thì xin lỗi người nghe và chỉnh sửa lại … đó cũng là một cách để thoát khỏi tình trạng này. Thậm chí là nếu không thay đổi nhận thức thì dù được “ngồi trên ngọn cây” ếch ta vẫn coi trời bằng vung thôi. Vậy phải chăng bản chất của ếch là vậy. “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời!”

Hegel – triết gia Đức nói: “Cái gì hợp lý thì tồn tại, cái gì tồn tại thì hợp lý.” Ếch bị một con trâu đi qua dẫm bẹp là một kết thúc hợp lí bởi kiểu tư duy của ếch không thể tồn tại theo logic của nhận thức.

Khi bàn về sự hạn hẹp trong nhận thức, có người đã chia ra “năm mức độ dốt” (five orders of ignorance) có thể tóm tắt như sau:

- Dốt độ 0: Có nghĩa là không dốt - có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và có thể chứng minh được kiến thức của mình. Tri thức mênh mông, biển học vô bờ, vậy nên giỏi trong chuyên môn và luôn trau dồi học tập “học, học nữa học mãi” là điều đáng quý.
- Dốt độ 1: Là loại thiếu kiến thức nhưng phải biết là mình thiếu kiến thức. Thiếu kiến thức nhưng có nhận thức, vậy cũng chưa đến nỗi nào. Thiếu kiến thức thì khiêm tốn, cố gắng học hỏi để nâng cao chuyên môn và mở rộng hiểu biết.
- Dốt độ 2: Thiếu kiến thức và thiếu nhận thức - dốt mà còn không nhận thức được tình trạng dốt của mình. “Ếch ngồi đáy giếng” là kiểu dốt độ 2. Loại này khá phổ biến trong xã hội. Tai hại hơn là họ rất tự tin vào “hiểu biết sai” của mình, đôi khi trích dẫn cả nguồn tư liệu sai trái để bao biện cho mình do không đủ trình độ để thẩm định được độ tin cậy của tư liệu. Thậm chí có khi họ lấy cái sai của mình để “dạy bảo” người khác hoặc cố chấp bảo thủ.
- Dốt độ 3: Thiếu quá trình – có nghĩa là không chỉ không biết là mình dốt mà còn không có cách nào để cải thiện tình trạng đó (…). Nói cách khác là vừa thiếu kiến thức vừa thiếu nhận thức một cách trầm trọng.
- Dốt độ 4: dốt toàn diện – loại này xin miễn bàn. Dân gian có chuyện vui “Dốt có chuôi” để hài kịch hóa loại dốt này.
“Ếch ngồi đáy giếng” coi trời bằng vung suy cho cùng là câu chuyện phê phán cái dốt. Câu chuyện không chỉ là nhận xét khái quát về những người không biết rõ cái nhìn hạn hẹp của mình hay không biết sự hiểu biết bị giới hạn của mình trước cái bao la rộng lớn của tri thức nên đã có những suy đoán hồ đồ về sự vật.

Tuy nhiên cũng có thể coi như đây là một quy luật tâm lý học: Sự vật được tri giác như thế nào là do nơi vị trí đứng của chủ thể tri giác. Con ếch chưa ra khỏi cái giếng bao giờ, nó không biết rằng thế giới bên ngoài rộng lớn lắm khó khăn nhiều lắm, mọi thứ tuyệt vời lắm. Khoảng cách từ miệng giếng đến bầu trời là chặng đường nhận thức thế giới không dễ dàng gì nếu ta không gạt bỏ tự ngã, biết cầu thị, không cố chấp… Hegel nói:

“Ai nhìn nhận thế giới một cách hợp lý thì thế giới cũng nhìn nhận người đó một cách hợp lý.”

Đó là một chân lý. Đừng để cái sự dốt trở thành một thứ trầm tích đáng ghét trong xã hội và con người. Đừng để lời nói về sự dốt đưa mọi người xuống địa ngục – một địa ngục trần gian như cách nói của Jean Paul Sartre – Triết gia hiện sinh Pháp đầu thế kỉ XX:

“Người khác là địa ngục của ta.”

Nguồn: (Sưu tầm)

27 tháng 6 2018

Chúng ta đã đều biết đến câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” ám chỉ những người có hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn muốn chứng tỏ mình tài giỏi hơn người nên khoác lác, ba hoa và cuối cùng nhận lãnh một hậu quả.

27 tháng 6 2018

1) Giải thích câu nói:

– Thời gian là vàng nhằm nhấn mạnh sự quý giá của thời gian như vàng bạc, một vật vô cùng giá trị. – Vàng mua được, vàng có giá: Nhấn mạnh tính vật chất, cụ thể, hữu hình của vàng. Đó là dạng vật chất có thể mua được, trao đổi được trên thị trường, tính bằng sự cụ thể, mua bằng tiền.

– Thời gian không mua được, thời gian là vô giá: Sự đối lập thời gian và vàng. Thời gian là vô hình, khó nắm bắt, không thể mau được, mất đi không lấy lại được, không thể mua được bằng tiền.

=> Ý cả câu: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, sự quý báu của việc trân trọng thời gian, giá trị của thời gian là không có gì sánh bằng.

2. Phân tích, bình luận:

– Thời gian là vàng bởi thời gian được tính bằng giây, phút, giờ, tháng, năm… nó luôn trôi chảy theo dòng tuần hoàn của cuộc sống.

– Thời gian giúp con người ta không lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi việc cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người

– Thời gian là vô giá bởi nó có tính chất một đi không trở lại, như mũi tên đã bắt đi nên không lấy lại được.

– Thời gian là vô giá bởi nó sẽ đem lại con người biết trân trọng nó, sử dụng nó hợp lý đạt đến vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian là báu vật của cuộc sống.

– Lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người sẽ có cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua.

3 Bài học về nhận thức, liên hệ bản thân

– Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị của cuộc sống. Mỗi con người phải có ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày của hiện tại, trân trọng từng phút, giây.

– Quý trọng thời gian không có nghĩa là sống vội, sống gấp, sống chỉ biết tận hưởng mỗi ngày mà cần sống, học tập, lao động và cống hiến cho xã hội. Liên hệ bản thân em về việc sử dụng thời gian.

27 tháng 6 2018

Gợi ý:

Ngạn ngữ có câu thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được.Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem,người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời đ địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì,thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

27 tháng 6 2018

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

27 tháng 6 2018

Gợi ý:

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm thể hiện dụng ý nhất định về tư tưởng.

- Chi tiết kì ảo còn được gọi là chi tiết thần kì, hoang đường, hư cấu, lạ thường…

- Trọng truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết tưởng tượng kì ảo có vai trò:

+ Tô đậm tính chất kì lạ, cao quý của nhân vật sự kiện

+ Thần linh hóa, thiêng liêng hóa nguồn gốc dân tộc để người đời sau thêm tôn kính tổ tiên mình

+ Làm tăng thêm sự hấp dẫn của tác phẩm

27 tháng 6 2018

Dàn ý bạn nhé:
*Mở bài:
Tình cảm gia đình là 1 đề tài thiêng liêng bởi ai sinh ra cũng từ 1 mái ấm gia đình. Có những tình cảm nhẹ nhàng âu yếm đầy ngọt ngào như tình mẹ nhưng cũng loé lên sự nghiêm khắc giàu lòng thương con của tình cha. Điển hình lớn trong văn học hiện đại Việt Nam là truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Nói với con của Y Phương.
*Thân bài:
Dẫn dắt đánh giá về tình phụ tử nói chung: không được nhiều tác giả viết như tình mẫu tử nhưng những tác phẩm để đời lại rất hay và sáng tạo vì nó đã chạm đến mối đây tình cảm ràng buộc thứ 2 giữa cha mẹ và con.
- Tình cảm sâu nặng giữa ông Sáu-bé Thu:
+ Tình cha con của ông Sáu : khi ở chiến khu, 3 ngày nghỉ phép.
+ Phân tích tình cảm của bé Thu qua 2 thời điểm: Lúc bé Thu cương quyết chưa gọi ông Sáu là "ba" và sau khi nghe bà ngoại giải thích em đã cất tiếng "ba" xé tan bầu không khí của buổi chia tay ông Sáu trở về chiến khu.
+ ngoài ra còn chú ý tới chiếc lược ngà - kỉ vật duy nhất ông Sáu tặng con, tuy nó đơn sơ, giản dị thôi song trong ấy là tất cả tình thương ông dành cho Thu.
- Bài thơ Nói với con:
+ Được bộc lộ qua lời 1 người cha đang tận tình dạy dỗ con chững bước vào đời
+ Cha nhắc nhở con hãy biết thông cảm những khó khăn của người đồng mình, đừng bao giờ quên cội nguồn - nơi co sinh ra và trưởng thành.
+ Nhắc nhở con biết tự hào, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
+ Trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, thách thức đầy cám dỗ con đừng bao giờ đánh mất mình mà hãy thuỷ chung vẹn nguyên với dân tộc, giữ cho mình những bản chất và bản sắc văn hoá nơi miền núi.
- Tóm lại tình cha con được thể hiện vô cùng sâu sắc, cha yêu thương con tha thiết và luôn mong con lớn khôn.
- Sự mới lạ :
+ Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống le của cuộc chiến tranh
+ Tác giả Y Phương thì mượn lời nói với con từ tình cảm gia đình, quê hương mà nâng lên thành lẽ sống.
*Kết bài:
Khẳng định, liên hệ

27 tháng 6 2018

Giải thích nghĩa của từ nhà và xác định nghĩa gốc,nghĩa chuyển?
a.Nhà em rất rộng.
- Nhà ở đây chỉ ngôi nhà
- Nghĩa gốc
b.Nhà sạch thì mát
- ko biết
- ko biết
c.Nhà có sáu miệng ăn.
- Nhà ở đây có nghĩa là gia đình
- Nghĩa chuyển
d.Nhà Lê,nhà Nguyễn cuộc sống rất phồn thịnh.
- Nhà ở đây chỉ đất nước
- Nghĩa chuyển
e.Nhà tôi đi vắng rồi anh ạ.
- Nhà ở đây chỉ người chồng
- Nghĩa chuyển

Mk chỉ biết vậy thôi, thông cảm

27 tháng 6 2018

a.Nhà em rất rộng.
-Nghĩa: chỉ ngôi nhà
-Xác định:Nghĩa gốc
b.Nhà sạch thì mát
-Nghĩa:Chỉ nhà cửa nói chung.
-Xác định:Nghĩa gốc
c.Nhà có sáu miệng ăn.
-Nghĩa:Chỉ gia đình.
-Xcá định:Nghĩa chuyển
d.Nhà Lê,nhà Nguyễn cuộc sống rất phồn thịnh.
-Nghĩa:Chỉ triều đại.
-Xác định:Nghĩa chuyển
e.Nhà tôi đi vắng rồi anh ạ.
-Nghĩa: Chỉ người chồng ( hoặc vợ ) trong gia đình .
-Xác định:Nghĩa chuyển

27 tháng 6 2018

+Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn,lí thú hơn

+làm cho người đọc người nghe có thiện cảm,thấm đc nội dung và hiểu đc câu chuyện toát lên ý nghĩa gì

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng. Ngoài ra, nói còn tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện đẩy lên sự cao trào. Yếu tố kì ảo là một nghệ thuật đặc biệt tạo cho không chỉ nhân vật mà cả cốt truyện cũng trở nên li kỳ, hấp dẫn.

27 tháng 6 2018

ôi hay ghê tớ nạp từ giây phút này may ghê ~.~

27 tháng 6 2018

may quá