Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
- Chùm ca dao tha thiết và ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh
Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa!
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.
Bạn tham khảo ạ :
Truyện Sọ Dừa
Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em yêu thích nhất.
Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết sức ghen ghét.
Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước, hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được. Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ.
Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất. Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.
Em đã từng được đọc rất nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Nhưng câu chuyện khiến em ấn tượng nhất, vẫn là câu chuyện Cây tre trăm đốt.
Truyện kể về một anh chàng nông dân chăm chỉ lại thật thà. Vì đem lòng yêu mến con gái phú ông, mà anh làm việc quần quật hết lòng cho ông ta, không lấy tiền công. Thế mà đến lúc cô gái chuẩn bị lấy chồng, phú ông lại bắt anh phải tìm được một cây tre trăm đốt. Tuy biết khó khăn, anh vẫn phải đồng ý đi tìm. Suốt bao ngày vất vả, khó khăn lặn lội trong rừng tre, anh nông dân tội nghiệp vẫn chẳng tìm được cây tre nào có đủ trăm đốt cả. Bất lực, buồn đau, anh ngồi bệt xuống đất mà khóc.
Thấy vậy, bụt hiện lên và hỏi thăm anh. Biết rõ ngọn nguồn sự tình, bụt bảo anh đi chặt đủ một trăm khúc tre về đây, rồi sẽ dạy anh thần chú. Nghe vậy, anh mừng lắm, vội vàng đi chặt tre ngay. Đủ khúc tre, bụt dạy anh hai câu thần chú “khắc nhập khắc nhập” và “khắc xuất khắc xuất” để ghép các đốt tre lại với nhau. Mừng rỡ vô cùng, anh cảm ơn bụt và vội vàng trở về nhà. Ngờ đâu, ở nhà, tên phú ông lại đang làm đám cưới cho con gái mình và một tên phú ông khác. Tức giận quá, chàng liền đọc thần chú, dính tên địa chủ và tên nhà giàu vào khúc tre, không sao gỡ được. Phải đến lúc ông ta chịu thực hiện lời hứa, anh mới thả ra. Cuối cùng, sau bao nhiêu cực khổ, anh nông dân cũng cưới được người mình thương.
Câu chuyện Cây tre trăm đốt đã được các tác giả dân gian gửi gắm vào ước mơ về một xã hội công bằng. Những người hiền lành, chăm chỉ thì chắc chắn sẽ được hạnh phúc, còn kẻ tham lam thì sẽ bị trừng trị thích đáng.
câu 3
Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?
Phương pháp giải:
Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.
Trong rừng bao gồm những màu sắc gì: “lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng…”
Lời giải chi tiết:
Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
câu 4
Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.
Một buổi sáng đẹp trời nữa lại về trên quê hương em. Mang đến một vẻ đẹp thanh tân và rạng ngời trên khắp nẻo đường. Và nơi đẹp nhất, chính là cánh đồng lúa ở đầu làng.
Đó là một buổi sáng mùa hè, mới 6 giờ sáng mà trời đã rõ ràng. Bầu trời cao và trong xanh, khắp quãng đồng không một gợn mây. Màu thiên thanh nhàn nhạt ấy, rộng và bao dung như một dòng sông đang chảy ngược lên trời. Từ phương xa, ông mặt trời ngất ngưởng nhô lên, chiếu những mảng sáng dịu nhẹ xuống cánh đồng lúa mênh mông ở phía dưới. Lúa lúc này đương thì con gái, tươi tốt và xanh nõn nã. Cái màu xanh non trẻ và mơn mởn ấy như thêm ngọt ngào hơn dưới ánh sáng buổi mai hồng. Trên từng cành lúa, vẫn còn đọng lại những giọt sương đêm, long lanh như hạt ngọc quý. Nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một tấm thảm lớn. Bởi lối đi giữa các thửa đã bị lúa mọc lấn ra, nghiêng mình che đi hết. Và mỗi khi gió thổi qua, chúng lại chao đảo, lại va vào nhau như những cô bé, cậu bé tụm năm tụm bảy vui đùa. Thế là cả cảnh đồng như vùng biển xanh, sóng nước dập dềnh. Theo làn gió ấy, ta dễ dàng ngửi được mùi thơm bùi, nồng nàn của bông lúa còn vương mùi sữa, chưa già. Quyện trong đó, là mùi ngọt mát của sương đêm, mùi ngai ngái của lớp đất ẩm ướt dưới ruộng, mùi chan chát của lớp cỏ dại ven lối đi xuống ruộng. Tất cả hòa vào nhau, tạo nên một mùi hương đặc trưng khó tả của buổi sáng sớm. Cũng chính cơn gió ấy, làm cho người ta khoan khoái, dễ chịu bởi sự mát lạnh mà nó mang đến. Đó không phải cái mát lạnh tê buốt của mùa đông, mà là cái mát lạnh dễ chịu, khiến người ta run lên vì thích thú. Thỉnh thoảng, lại vang lên tiếng chim hót lảnh lót, vang lên từ những tán lá vòm cây, rồi nhanh chóng chìm khuất trong tiếng xì xào của ruộng lúa. Lác đác đằng xa, là những cô, những bác, những bà ra thăm lúa buổi sớm. Trên gương mặt ai cũng là sự vui tươi, hạnh phúc. Nhìn cánh đồng lúa tươi non, bừng bừng sức sống dưới ánh mai của ngày mới, họ tràn trề hi vọng về ngày mai đây, đồng lúa sẽ chín vàng và bội thu.
Những hình ảnh về cánh đồng lúa buổi sớm mai ấy, đến nay em vẫn còn nhớ rõ. Không phải vì nó tráng lệ, vì nó hùng vĩ, mà bởi vì đó là quê hương em. Là nơi mà dù có bao lâu nữa, cũng mãi là nơi tuyệt vời nhất để trở về.