Viết đoạn văn từ 7-10 dòng về cuộc sống người nông dân trước cánh mạng tháng 8 khổ, nhưng ở họ vẫn chứa chan tình yêu thươn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đầy đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
HT
. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người miệng, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”
a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản : Trong lòng mẹ . Tác giả là Nguyên Hồng
Nội dung của đoạn văn: Miêu tả hình hài của mẹ bé Hồng . Cảm xúc trào dâng , vỡ oà khi gặp lại người mẹ yêu dấu , ước mong được mẹ âm yếm vỗ về như thuở còn thơ bé . Những cảm giác ấm áp , yên vui tràn về , càng tô đậm tình yêu trong sáng của bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh của mình.
b. Văn bản có đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ nhất
Tác dụng của ngôi kể : Làm rõ nét hơn những cảm xúc ấm áp , hạnh phúc của bé Hồng , miêu tả chân thực thái độ , tình cảm của nhân vật . Làm cho văn bản trở nên gần gũi , rõ nét những sự việc xảy ra với nhân vật ( chính bản thân ) . Để văn bản trở nên hấp dẫn , thu hút người đọc .
c. Những yếu tố miêu tả có trong đoạn văn :
Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.
Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
Tác dụng : Làm cho đoạn văn trở nên sinh động , hấp dẫn
Câu 1:
- Các nguyên tố tạo ra chất: Ca, O, P.
- Một phân tử Ca3(PO4)2 gồm: 3 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử P, 8 nguyên tử O.
- Phân tử khối: 3.40 + 2.31 + 8.16 = 310
Câu 2: Al2(SO4)3
Miêu tả tiếng khóc : sụt sùi ; thút thít ;nghẹn ngào ,nức nở ,nỉ non ,tỉ tê ..
a ) chạy , ngồi , uống , nhảy , ăn ,...
b) rào rạc , xào xạc , ầm ầm , ríu rít , ầm ĩ ,....
c) thúc thíc , oa oa , híc híc , hu hu , oe oe ,....
Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học hiện đại. Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại Vụ Bản, Nam Định. Năm 12 tuổi, Nguyên Hồng mồ côi cha mẹ đi bước nữa trong sự ruồng bỏ, hắt hủi và nhất là chịu cảnh “cấm vận” của gia đình nhà chồng, không được gần gũi, chăm sóc con mình. Thiếu tình yêu thương, Nguyên Hồng sống nhờ vào người cô và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của bà.
Nguyên Hồng ham đọc sách từ nhỏ. Ông thường dành tiền thuê sách để đọc và dường như đọc hết những quyển sách mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Loại sách Nguyên Hồng thích thuở nhỏ là truyện lịch sử Trung Hoa, trong đó những nhân vật có khí phách ngang tàng, trung dũng, những hảo hán chiếm cảm tình của ông nhiều nhất.
Năm 16 tuổi khi mới học hết bậc tiểu học, ông cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo; sau đó ông về Thủ đô Hà Nội công tác và đến gần cuối đời Nguyên Hồng “dứt áo” khỏi chốn thị thành thực hiện cuộc “xê dịch” cuối cùng về Bắc Giang.
~GOOD STUDY~
Xài HĐT a3 + b3 = ( a + b )3 - 3ab( a + b )
Ta có : a3 + b3 = 3ab - 1
⇔ a3 + b3 - 3ab + 1 = 0
⇔ ( a + b )3 - 3ab( a + b ) - 3ab + 1 = 0
⇔ [ ( a + b )3 + 1 ] - [ 3ab( a + b ) + 3ab ) ] = 0
⇔ ( a + b + 1 )[ ( a + b )2 - ( a + b ) + 12 ] - 3ab( a + b + 1 ) = 0
⇔ ( a + b + 1 )( a2 + 2ab + b2 - a - b + 1 - 3ab ) = 0
⇔ ( a + b + 1 )( a2 + b2 - ab - a - b + 1 ) = 0
Vì a, b dương => a + b + 1 > 0
=> a2 + b2 - ab - a - b + 1 = 0
⇔ 2( a2 + b2 - ab - a - b + 1 ) = 2.0
⇔ 2a2 + 2b2 - 2ab - 2a - 2b + 2 = 0
⇔ ( a2 - 2ab + b2 ) + ( a2 - 2a + 1 ) + ( b2 - 2b + 1 ) = 0
⇔ ( a - b )2 + ( a - 1 )2 + ( b - 1 )2 = 0
VT luôn ≥ 0 . Dấu "=" xảy ra khi \(\hept{\begin{cases}a-b=0\\a-1=0\\b-1=0\end{cases}}\Rightarrow a=b=1\)
=> a + b = 1 + 1 = 2 ( đpcm )
Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .
Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.
Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.
Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...
Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!
Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.
* Nhiều vậy ? ~~~
1) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : " Mẹ tôi lấy vạt áo nâu ... đến thơm tho lạ thường '' ( bài Trong Lòng Mẹ / sgk 18 )
Câu Hỏi:
a. Cho biết nội dung đoạn trích:
- Cảm xúc trào dâng của Bé Hồng khi được gặp lại mẹ . Ước mong , khao khát được yêu thương , vỗ về .
- Miêu tả hình hài của mẹ Bé Hồng :))
b. Nêu tên tác giả và chỉ ra phương thức biểu đạt
Tác giả : Nguyên Hồng .
PTBĐ : Tự sự , Miêu tả , Biểu cảm
PTBĐ chính : Tự sự
c. Viết đoạn văn bày tỏ tình yêu thương của mình đối với mẹ ( khoảng 10 dòng có kết hợp miêu tả , biểu cảm )
- TỰ làm
d. Chỉ ra trường từ vựng về bộ phận cơ thể cơ người :
mặt, mắt, đầu, gò má, đùi, đầu, cánh, tay
2) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : ''Lão cố làm ra vẻ vui vẻ .... đến ái ngại cho lão hạc'' ( Bài Lão Hạc / sgk 41)
Câu Hỏi:
a. Cho biết nội dung đoạn trích?
- Diễn biến Tâm trạng ,cảm xúc của lão Hạc sau khi bán chó .
- Cảnh lão Hạc kể lại chuyện baán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ .
b. chỉ ra các trường từ vưng trong đoạn trích và gọi tên trường tự vựng đó
Trường từ vựng chỉ cảm xúc : vui vẻ , cười , mếu,ầng ậng nước , khóc , xót xa , ái ngại .
3) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : '' Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn ... đến không chịu bán đi một sào...'' ( bài Lão Hạc / sgk 45 )
Câu Hỏi:
a. Cho biết nội dung đoạn trích?
- Hiểu lầm của Ông giáo đối với lão Hạc -> dần dần hiểu ra mọi chuyện
b.Xác định phương thức biểu đạt và tìm các từ tượng thanh , từ tượng hình
PTBĐ : Tự sự kết hợp Miêu tả và biểu cảm
Từ tượng hình : vật vã , rũ rượi , sòng sọc , xộc xệch
c. Kể tên 1 số tác phẩm văn học trong chương trình văn lớp 8 cùng giai đoạn sáng tác với truyện ngắn Lão Hạc ( 1930 - 1945 )
- Tôi đi học (Thanh Tịnh)
; - Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
; - Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)