K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4
1. Phân tích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác dành cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng, là một vị chủ tịch nhưng Bác sống vô cùng giản dị. Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về những đức tính của Bác là một đề tài lớn trong văn học. Góp một bài viết nhỏ về đức tính tốt đẹp của Bác là văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Văn bản đã làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác trên nhiều phương diện.

Văn bản được trích từ bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đã tập trung làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.

Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc, “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”, đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra. Căn nhà nhỏ giản dị, đơn sơ mà lúc nào cũng lộng gió thời đại và chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao. Lối sống của Bác cũng hết sức dung dị, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai. Từ những việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước cho đến việc nhỏ như viết thư cho các cháu miền Nam Bác luôn làm bằng một trái tim yêu thương bao la vô bờ, đó là sự quan tâm chân thành, sâu sắc.

Trong phần mở đầu văn bản, tác giả đã nêu lên nhân xét: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tiếp theo là lời khẳng định thể hiện rõ tình cảm kính yêu và khâm phục của tác giả đối với Bác : Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cúng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự ngiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Đức tính giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày được tác giả ngợi ca bằng những mĩ từ : trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp... rất lạ lùng, rất kì diệu ... Tính từ thanh bạch thể hiện chính xác nhất đức tính giản dị đó. Nếp sống thanh bạch của Bác Hồ là nếp sống của một vị lãnh tụ cách mạng chân chính, suốt đời cống hiến, hi sinh cho đất nước và dân tộc.

Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác đang rời xa cuộc sống giống như các nhà Nho ẩn dật xưa, mà cuộc sống của Bác là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Đây chính là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau cùng noi theo học tập.

Không chỉ giản dị trong đời sống và trong quan hệ với mọi người, Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lí luôn được Bác truyền đạt bằng hình thức ngôn ngữ hết sức dễ hiểu, ngắn gọn, súc tính như: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay “Nước Việt Nam là một dân tộc, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi của thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả, do vậy mà xúc động lòng người.

Nói về sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể để minh họa : Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn : việc cứu nước, cứu dân đến việc nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm như khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và người phục vụ có thể đếm lên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí, chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Tự, Lực, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Trong đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ, người viết đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình luận, lựa chọn dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả có sự gần gũi, am hiểu về lối sống con người Bác nên có những dẫn chứng hết sức giản dị, giàu sức thuyết phục, tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc.

Bài văn với những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, thuyết phục đã cho người đọc, người nghe cái nhìn toàn diện về đức tính giản dị của Bác. Bài viết chính là sự tổng kết ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất những đức tính tiêu biểu làm nên cốt cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đức tính giản dị của Bác vẫn là tấm gương mẫu mực không chỉ cho người viết mà còn là cho toàn thể nhân dân Việt Nam học tập, noi theo.

2. Ý nghĩa tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1970).

Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi suốt mấy chục năm sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như : Hồ Chí Minh, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970) không chỉ nói về sự nghiệp và lí tưởng cách mạng cao cả mà còn phản ánh trung thực lối sống giản dị và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác Hồ.

Mở đầu bài nghị luận tác giả nhận định rằng: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Để chứng minh cho nhận định cho mình, tác giả đưa ra những minh chứng cụ thể trong đời sống của Bác Hồ. Trước hết Bác giản dị trong lối sống thường ngày. Trong việc ăn uống, Bác không ăn những món ngon của lạ mà ăn vài ba món đơn giản, khi ăn không để rơi một hạt cơm nào. Ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Bác ở trong một ngôi nhà sàn có vài ba phòng lúc nào cũng tràn đầy ánh sáng và phảng phất hương thơm. Bác làm suốt ngày và suốt đời từ việc nhỏ đến việc to. Bác quan niệm làm được việc nhỏ thì mới làm được việc lớn.

Bác Hồ sống giản dị vì suốt cuộc đời hoạt động cách mạng hơn sáu mươi năm, Người được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xích siềng nô lệ thực dân của nhân loại và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược đau thương, oanh liệt của dân tộc.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: Đó là lối sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.

Tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong tác phong sinh hoạt, sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống:

Bữa cơm chỉ vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

Lời bình luận này của tác giả đã đè cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Bác Hồ giản dị mà vĩ đại như chân lí.

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai khi được tiếp xúc với Người đều cảm nhận được, nhưng hiểu và đánh giá đúng được phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải dễ dàng. Hình ảnh bộ quần áo nâu, đôi dép lốp cao su... đã gắn với cuộc sống đời thường của Bác. 

3. Bình giảng văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều người kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu Hồ Chủ tịch nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam trong nhiều năm. Phạm Văn Đồng là người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Hồ Chí Minh. Suốt mấy chục năm liền, ông được sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Vì vậy, ông đã viết nhiều bài và sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết của mình. Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ là một trong số văn bản ấy. Văn bản trong sách giáo khoa là đoạn trích từ bài điếu văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm tám mươi năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 5 - 1970). Học văn bản này, chúng ta có thêm một phương diện nữa để nhớ và noi gương Bác Hồ vĩ đại.

Có thể coi đây là bài nghị luận chứng minh mà sức thuyết phục của nó toát lên từ tính cụ thể, chân thực và toàn diện của chứng cứ. Tác giả đã kết hợp giữa chứng minh với nhận xét, giải thích và bình luận để làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác.

Dựa trên vốn hiểu biết sâu sắc và tình cảm yêu mến, kính phục chân thành đối với lãnh tụ cách mạng tài ba, qua bài văn, tác giả khẳng định giản dị là đức tính nổi bật của Hồ Chủ tịch. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phú, với lí tưởng cách mạng kiên trung.

Ngay ở phần đầu trong luận đề, tác giả đã nêu một nét đặc trưng tiêu biểu trong nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Câu văn gồm hai vế đối lập, bổ sung cho nhau: "đời hoạt động lay trời chuyển đất" và "đời sống bình thường vô cùng giàn dị...". Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân, lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi, thân thương đối với mọi người. Điều đó xua tan quan điểm của một vài người muốn thần thánh hoá Bác, coi Bác là siêu nhân huyền thoại xa vời, chỉ để thờ phụng mà không chịu tìm hiểu, học tập. Nhấn mạnh thêm nét đặc trưng về "sự nhất quán" trong cuộc đời và phong cách sống của Bác, tác giả giải thích: "trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió..., Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch...". Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh phúc nhân dân. Sự trong sáng, thanh bạch của Bác vừa bắt nguồn từ nhân dân vừa bổ sung, góp phần nâng cao cuộc đời và phẩm giá làm người trong sáng, thanh bạch của nhân dân. Luận đề và cách lập luận của Phạm Văn Đồng ngắn gọn mà sâu sắc biết bao. Đức tính giản dị của Bác Hồ được toả sáng ở từng từ, từng câu văn trong cách lập luận ấy.

Có thể nói, ở văn bản này, nghệ thuật nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng giàu sức thuyết phục, vì: luận điểm rõ ràng, rành mạch, dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực, chen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta hiểu rằng: cùng với nhiều phẩm chất cao quý khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Ở Bác Hồ, đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Viết bài văn này, tác giả không chỉ trình bày những điều mình biết về Bác Hồ mà còn biểu hiện biết bao tình cảm kính yêu, trân trọng Bác, những bài học đạo đức cao đẹp mà mình đã tiếp nhận từ tấm gương sáng ngời Hồ Chí Minh. Do đó, đọc bài văn này, chúng ta được thêm một phương diện nữa để hiểu Bác, nhớ Bác và noi gương Bác Hồ vĩ đại.

5 tháng 4

khiếp

5 tháng 4

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ.

Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe.

Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện.

Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học.

Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường.

5 tháng 4

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ.

Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe.

Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện.

Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học.

Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường.

5 tháng 4

Trí tưởng tượng của con người là không giới hạn. Nó như một hình thức phản ánh những mong muốn, khát khao của con người. Như trong văn bản, tác giả đã tưởng tượng ra một quy trình sản xuất sô - cô - la tuyệt vời, hoàn hảo. Và cũng chẳng ai chắc rằng trong tương lai chúng ta sẽ không làm được. Nhiều phát minh sáng chế được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người. Vì vậy, trí tưởng tượng của con người không chỉ phản ánh ước muốn của con người mà nó còn là động lực để tạo ra những tiếng bộ về khoa học công nghệ, giúp con người ngày càng phát triển hơn nữa.

5 tháng 4

Bạn này học giỏi Tớ cho 1₫ ok

Có 2 nhân vật. Đó là: một cậu bé và mẹ của cậu bé đó

tick cho mik nhé 

Đọc Cô bé bán diêm", hình ảnh ngọn lửa diêm là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về no ấm, hạnh phúc, được ăn ngon và được vui chơi, mơ ước về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời ...để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng, An-đec-xen đã...
Đọc tiếp

Đọc Cô bé bán diêm", hình ảnh ngọn lửa diêm là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về no ấm, hạnh phúc, được ăn ngon và được vui chơi, mơ ước về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời ...để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện Cô bé bán diêm được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa. Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ... Giá trị nhân đạo của truyện "Cô bé bán diêm giúp ta thấy được, ông là nhà văn của mọi thời, mọi người và mọi nhà như V.Huygo -đại văn hào Pháp đã nói: hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một NGÀY MAI- một NGÀY MAI đẹp - cho tuổi thơ trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình. câu 1.V. Huygo -đại văn hào Pháp đã nói: hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một NGÀY MAI- một NGÀY MAI đẹp-cho tuổ thơ trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình. "Có tác dụng gì trong nghị luận văn học?

A. Để nội dung nghị luận thêm sâu sắc và thuyết phục.

B. Để cung cấp cho người đọc hiểu biết về V.Huygo.

C. Để gửi thông điệp mới tới người đọc, người nghe

D. Để gợi mở hướng nhận thức mới về tác phẩm được nghị luận

1
5 tháng 4

Lời cảm ơn là những hạt mưa nhỏ, rơi xuống tâm hồn ta, là nguồn động viên và sức mạnh. Cảm ơn mẹ vì những vòng tay ấm áp, vỗ về khi ta gặp khó khăn. Cảm ơn vì những lời dặn dò, những bữa cơm ấm áp. Lời cảm ơn không chỉ là một câu nói, mà là tấm lòng chân thành, gắn kết giữa ta và người thân yêu. Cảm ơn mẹ vì luôn bên con, dù trong lúc vui hay buồn, trong giông tố cuộc đời.

5 tháng 4

Tham khảo:

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.