K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Câu hỏi trị giá 11GP) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:"Ngày Huế đổ máuChú Hà Nội vềTình cờ chú cháuGặp nhau Hàng Bè. Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh Ca-lô đội lệchMồm huýt sáo vangNhư con chim chíchNhảy trên đường vàng... - “Cháu đi liên lạcVui lắm chú àỞ đồn Mang CáThích hơn ở nhà!” Cháu cười híp mí,Má đỏ bồ quân:- “Thôi, chào đồng chí!”Cháu đi xa dần... Cháu đi...
Đọc tiếp

(Câu hỏi trị giá 11GP) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

 

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

 

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

 

Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.

 

Ra thế
Lượm ơi!

 

Một hôm nào đó
Như bao hôm nào
Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề “Thượng khẩn”
Sợ chi hiểm nghèo?

 

Đường quê vắng vẻ
Lúa trổ đòng đòng
Ca-lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng...

 

Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

 

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng...

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng..."

loading...

Câu 1: Hãy nêu tên bài thơ, tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

Câu 3: Theo em, tác giả muốn truyền đến người đọc điều gì qua hai câu thơ "Ra thế, lượm ơi!"? Cảm xúc của tác giả trong hai câu thơ này như thế nào?

Câu 4: Hãy nêu những biện pháp tu từ được sử dụng trong sáu câu thơ sau và tác dụng của chúng:

"Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại viết lặp lại hai đoạn thơ cuối trùng với đoạn thơ thứ 2 và 3 của bài thơ? Nêu ý nghĩa nhân đạo của hai đoạn thơ cuối.

Câu 6: Có ý kiến cho rằng: "thủ pháp đối lập đã được sử dụng trong hai đoạn thơ 2,3 và hai đoạn thơ cuối bài". Theo em, điều đó có đúng không? 

Câu 7: Gợi từ hai tiếng "đồng chí" được nhà thơ sử dụng, hãy liên hệ với hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nêu cao tinh thần chiến đấu và tình đồng chí của người lính Việt Nam.

Hãy phân tích từ "đồng chí" để thấy được sự thiêng liêng của từ này.

Câu 8: Gần đây, trên mạng xã hội TikTok có lan truyền một xu hướng: "lấy nhạc nền là bài hát chế dựa theo lời bài thơ này đi cùng với những nội dung mang tính giải trí lố bịch, phản cảm". Hãy viết một đoạn văn ngắn (9-10 câu) để phân tích những mặt trái của xu hướng này, và nêu lên suy nghĩ cá nhân của em.

(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 1,5GP; câu 5: 1,5GP; câu 6: 1,5GP; câu 7: 1,5GP; câu 8: 2GP)

13
28 tháng 4 2023

Câu 1:

- Tên bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, thời kì chống Pháp đang diễn ra ác liệt.

Câu 2: 

- Thể thơ: thơ 4 chữ

- PTBĐ chính: Tự sự

Câu 3: Đây là 1 câu thơ đặc biệt, khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

Câu 7: Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

"Đồng chí" có nghĩa là:

+ Đồng: cùng

+ chí: chí hướng, lí tưởng

"Đồng chí" là có cùng một chí hướng, lí tưởng.

(Em chỉ làm được 4 câu thôi ạ)

28 tháng 4 2023

Vâng, tại cũng muộn rồi, nên để mai em suy nghĩ thêm và thử sức tiếp ạ.

a. Đoạn thọ trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh "Bác sống như trời đất". 

b. Tác dụng: 

- Gây ấn tượng với người đọc

- Cho thấy tầm vóc của chủ tịch HCM đối với người dân Việt Nam. Bác luôn là sự tồn tại vĩ đại và bất tử trong trái tim mỗi chúng ta. 

27 tháng 4 2023

giúp mik với

27 tháng 4 2023

Tham khảo

Từ lâu, con người đã biết sách là một báu vật kì diệu do nhân loại tạo nên. Từ ngàn năm trước, khi con người chưa phát minh ra máy in, thì những cuốn sách đó đã được viết bằng tay. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức, ý tưởng, khái niệm mà ông cha ta đã dạy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy còn học sinh hiện nay nên có thái độ như thế nào về việc đọc sách?

Từ hàng ngàn năm xưa, việc đọc sách rất quan trọng, nhất là thời còn vua, còn trường học Quốc Tử Giám. Khi đó, việc đọc sách cực kì quan trọng. Còn hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển, đất nước đã và đang phát triển thì con người không chú tâm đến việc đọc sách. Có một thời, người Việt Nam rất chú trọng đến việc đọc sách, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, họ đều đem sách ra mà đọc, họ yêu thích đến nỗi đi đâu họ cũng mang sách theo mà đọc. khi đi chợ xếp hàng mua rau, khi đợi bạn bè,… Đọc sách giúp chúng ta tăng cưòng khả năng giao tiếp, giúp chúng ta tự tin hon khi giao tiếp mà không bị ấp a ấp úng đối với mọi người.

 

Vậy làm sao để học sinh thích đọc sách? Trước tiên chúng ta phải làm cho họ hiểu rõ hơn về việc đọc sách. Đọc để làm gì? Đọc như thế nào? Việc đọc sách phải xuất phát từ tâm trí, niềm đam mê, yêu thích từ học sinh. Nếu như thích đọc sách thì họ có thể đọc thầm những cuốn truyện mà họ yêu thích. Việc đọc sách cũng có thể là nguồn giải trí bổ ích.

Việc học sinh hiện nay không thích đọc sách có rất nhiều nguyên nhân. Ngày xưa chỉ có ai biết chữ thì mới tự mình đọc sách, còn nhũng người không biết chữ thì không. Sang thời hiện đại, sự phát triển của khoa học đã tạo ra một cách đọc khác khiến chúng ta lười biếng đi. Đó là cách đọc nhờ vào phương tiện nghe, nhìn. Chỉ cần một cái máy đọc chữ thôi thì toàn bộ không cần huy động, trí tưởng tưởng của cá nhân. Việc học đã mang tính chất giải trí thay cho tính chất suy ngẫm. Lâu ngày, tính chất đọc sách sẽ mất dần đi, thay vào đó là thú vui hưởng thụ việc “đọc” theo kiểu tập thể và dễ dãi hơn. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng học kém Văn và không thích học Văn.

 

Chừng nào học sinh chưa thấy sự hấp dẫn của việc đọc sách, chừng đó hãy đừng nói đến việc bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng quan trọng nhất là niềm đam mê, yêu thích của họ mới quyết định được thái độ với việc đọc sách. Như vậy, việc học sinh hiện nay không thích đọc sách là một hiện tượng xấu đối với giới trẻ, cần phải có giải pháp để khắc phục ngay.

 

Tóm lại những điều chúng ta nói ở trên, việc học sinh không thích đọc sách hiện nay cho ta thấy đã có những tác hại đáng kể và đã nêu ra tác hại của việc không đọc sách. Để khuyên họ cần hãy tự đọc sách và suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ biết được sách rất có nhiều thú vui trong đó.

27 tháng 4 2023

Cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã phải co giãn một chút khiến thể thủy tinh phồng lên hoặc dẹt lại và làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh, quá trình này được gọi là sự điều tiết của mắt. Sự điều tiết xảy ra hoàn toàn tự nhiên

27 tháng 4 2023

Phép liên kết:

- Phép lặp: Bọn tớ

- Phép nối: Họ đáp.

Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng đến rồi lặng lẽ rời đi. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng rung động xuyến xao cho ta những khoảng lặng sâu xa về cuộc sống. Qua hình ảnh ẩn dụ trên ta thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng.