K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2018

trẢ lời :

a, khác nhau :

Câu thứ 2 : chủ ngữ nằm ở vế sau 

câu thứ 4 : chủ ngữ nằm ở vế đầu :

b , 

theo định nghĩa : Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…

Vậy câu sử dụng đảo ngữ là câu 2 

nhấn mạnh : Bầy ong phải trải qua những ngày mưa to gió lớn để có thể và 

Dòng 2 đảo VN lên trước góp phần nhấn mạnh được ý nghĩa đẹp đẽ : Sự lao động thầm lặng, không mệt mỏi của bầy ong thật đáng cảm phục). 

hok tốt

27 tháng 6 2018

Từ bé, mỗi người luôn có ước mơ để theo đuổi. Đối với tôi, tôi muốn trở thành cô giáo khi lớn lên. Đầu tiên, cô giáo có kiến thức sâu rộng về nhiều ling vực và có thể cố gắng hết sức để dạy học sinh. Bởi vì kiến thức là sức mạnh dẫn đến thành công, không ai có thể thành công nếu thiếu nó. Thứ hai, một giáo viên có thể học từ họ, xã hội và những mối quan hệ khác. Gíao viên tốt là người biết cân bằng giữa học sinh và giáo viên. Kiến thức là không giới hạn, làm giáo viên mang đến cho chúng ta cơ hội việc làm nhiều hơn. Đặc biệt, con người đang sống một cuộc sống phát triển nhanh nên cần rất nhiều giáo viên cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, lợi luôn đi với hại. Giáo viên là một công việc tốt, nhưng họ phải trải qua rất nhiều căng thẳng như điểm số, phương pháo dạy, học sinh và phụ huynh. Vì thế kiên nhẫn, thông minh, được đào tạo tốt là 3 yếu tố cơ bản để trở thành nhà giáo. Trong tương lai tôi mong muốn trở thành giáo viên tiếng anh để có thể mang một thứ tiếng nước ngoài đến những vùng hẻo lánh. Bởi vì mọi người sinh ra đều bình đẳng, tất cả học sinh đều có quyền được đến trường học tập từ thầy cô, bạn bè. Bất chấp những thách thức nghề nghiệp, tôi luôn chọn theo đuổi ước mơ của mình.

28 tháng 6 2018

1.1: Trong cuộc sống, mỗi người cần có một nghề nghiệp để nuôi sống bản thân và cống hiến cho xã hội

1.2: Tầm quan trọng của việc chọn nghề nghiệp:

- Chọn nghề quyết định tương lai mỗi người

- Ít nhiều, việc chọn nghề còn thể hiện quan niệm sống, lý tưởng sống của mỗi con người.

1.3: Đối với thanh niên hiện nay thì vấn đề chọn nghề không đơn giản, vì tính quan trọng của việc chọn nghề, rất nhiều thanh niên vẫ không biết nên chọn nghề như thế nào để phù hợp với bản thân. Một số cho rằng nên chọn nghề làm ra nhiều tiền, còn một số lại nghĩ rằng nên chọn nghề mà bản thân mình yêu thích.

2. Quan điểm, suy nghĩ về vấn đề chọn nghề từ 2 ý kiến trên:

2.1: Bàn về ý kiến "Chọn nghề làm ra nhiều tiền"

- Đây là xu hướng chọn nghề phổ biến hiện nay. Bằng chứng là số lượng học sinh, sinh viên đăng kí đại học những năm gần đây thường chọn các ngành liên quan đến kinh tế - ngành nghề được chọn là làm ra nhiều tiền

- Đây không phải là ý kiến sai, vì:

+ Tiền bạc đem lại giá trị về vật chất, giúp ta cài thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân.

+ Góp phần tạo nên hạnh phúc, giàu mạnh cho xã hội, cho đất nước.

- Tuy nhiên, quan điểm, ý kiến này không phải đúng với tất cả mọi người, Vì:

+ Tiền bạc không phải là tất cả, bởi cuộc sống con người không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinh thần và nhiều điều khác mà tiền bạc không thể mua được.

+ Chọn nghề chỉ với mục đích làm ra tiền mà nghề ấy không phù hợp với khả năng, năng lực của mình, Hay mình không thích thì ngẫu nhiên nghề đó có thể lại trở thành gánh nặng cho bản thân.

2.2: Chọn nghề mình thích

- Ta tìm thấy được niềm vui, thỏa mãn nhu cầu về cảm xúc, có tình yêu công việc => dễ thu được hiệu quả công việc bởi động lực tinh thần.

- Tình yêu nghề rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Cuộc sống vốn phong phú, Xã hội và cá nhân có nhiều nhu cầu, chỉ chọn nghề mình thích mà không chú ý đến những điều khác sẽ không đáp ứng được những nhu cầu trên, do đó, không thể duy trì tình yêu nghề một cách lâu dài.

2.3: 2 ý kiến trên đều mang màu sắc chủ quan, thiếu sự suy xét đến điều kiện khách quan.

3. Quan điểm của bản thân:

3.1: Vừa phải quan tâm đến sở thích cá nhân, vừa phải chú ý đến nghề có vấn đề thu nhập để lựa chọn nghề phù hợp.

3.2: Phải căn cứ vào năng lực của mỗi cá nhân và yêu cầu của đất nước, của xã hội.

3.3: Có nhiều khi phải biết hi sinh sở thích và quyền lợi cá nhân vì yêu cầu, điều kiện của đất nước

12 tháng 6 2018

a:hội họa là tự mình sáng chế ra bức tranh

b:2 quân cùng chiếu vua của đối phương

c:Nhiều huyện lắm nên mình không kể hết được.Cờ vua nữ 9-10 ở  Diễn Châu có 1 người tên ''Dung''

d:lập ra bẫy cho đối phương ăn quân của mình để mình dễ tấn công quân khác có giá trị lớn hơn hoặc tấn công vua

e:đòn phối hợp là dùng nhiều quân của mình để tấn công quân có giá trị lớn hơn như:vua,hậu

12 tháng 6 2018

Hội họa là một phạm trù thuộc ngành mỹ thuật (bên cạnh đồ họa nghệ thuật và điêu khắc). Hiểu một cách đơn giản, hội họa là vẽ tranh. Đó là sự sắp xếp (bố cục) các hình khối, đường nét, màu sắc, kết cấu vv...trên bề mặt hai chiều (giấy hoặc vải) để tạo ra một hình ảnh mang tính thẩm mỹ sử dụng cọ bút và màu vẽ.

12 tháng 6 2018

Cũng giống như những con sông khác, con sông quê em cũng uốn lượn như một con rồng. Nó mang hương vị mặn mòi của vùng quê em, vùng quê có di tích lịch sử (đền thờTiên La), vùng quê địa linh nhân kiệt. Chính cài hương vị ấy đã gắn bó với em đến từng thớ thịt. Tuy con sông không rộng lắm nhưng nó rất dài. Buổi sáng khi ông mặt trời nhô lên thì dòng sông mặc chiếc áo lụa đào tha thướt, trưa về chiếc áo lụa đào ấy được thay bằng chiếc áo xanh biếc mới may, chiều về chiếc áo lại được dát vàng long lanh. đêm đến, sông mặc chiếc áo đen cài một vầng trăng vào giữa ngực và những ngôi sao được gắn vào dải áo như những dải kim cương.

Nước sông như dòng sữa ngọt tưới tiêu cho đồng ruộng, dòng nước mát luôn dang tay đón chúng em tắm mát, bơi lội nô đùa trong những ngày hè oi bức.

Con sông đã trở thành một phần máu thịt của quê hương em. Con sông đã chứng kiến bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Rồi mai ngày em sẽ lớn khôn, nhưng rồi có đi đâu xa chân trời góc biển em vẫn nhớ về quê em, những kỉ niệm với dòng sông sẽ vẫn còn mãi trong em

hok tốt

12 tháng 6 2018

Mỗi lần về quê, cảm giác khiến tôi thoải mái nhất là ra thăm đồng vào buổi sáng. Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát, trải đầy những ánh nắng vàng của mặt trời. Những bông lúa non nghiêng nghiêng theo chiều gió, những cánh lúa lấp lánh những ánh vàng. Mùi lúa non quyện với mùi đất, mùi nước tạo nên một thứ cảm giác thật tuyệt vời, khó diễn tả. Chỉ biết nó đem lại cho tôi một cảm giác rất sáng khoái. Xa xa, những đàn cò kêu eng éc, bay lên trời rồi lại đậu xuống, cứ dập dình dập dình như những chiếc bập bênh. Loáng thoáng, mấy người nông dân đang ra đồng thăm lúa, trên mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy năng lượng. Khung cảnh đồng lúa buổi sớm bình dị là thế, đến mãi sau này khi đã đi xa nơi này tôi vẫn mai không thể nào quên. Tôi yêu quê tôi!

12 tháng 6 2018

Tả cơn mưa:

                                                                                       Bài làm:

     Buổi trưa hôm nay thật nóng bức,mặt trời như muốn thiêu đốt mọi người.Bỗng mây đen từ đâu kéo đến ùn ùn,báo hiệu một cơn mưa sắp đến.

     Mặt trời như bị những đám mây đen kia nuốt chửng.Gió thổi ào ào,cành cậy nghiêng ngả cặn mình.Những dây quần áo kêu kẽo kẹt,kẽo kẹt.Những chiếc lá rơi ruỗng như hàng nghìn cung tên nhắm thẳng vào người đi đường.Bụi bốc lên mù mịt làm che tầm mắt người đi đường.Rồi gió nặng dần,được vài phát thì mưa bắt đầu rơi từng hạt trĩu nặng.Mưa ròi,mọi người cầm ô lấy quần áo đang phơi dở cho vào nhà.Mấy chến binh đánh trận  giả hô hào rút lui quân về nhà.Trên đường,mấy người đi bộ trú tạm ở những chỗ nhà nghỉ nhỏ,còn những người đi xe thì có người thì dừng lại ở những gốc cây để mặc áo mưa,có người thì phóng xe thật nhanh về nhà.Mưa ào ào đổ xuống như thác đổ,lộp độp vào mái nhà,rào rạt vào hàng cây,lách tách vào bàn ghế,bếp ga cứ phập phùng mãi như muốn tắt lửa.Mưa cứ kéo dài cho đến tận sáng thì tạnh.

     Mặt trời bắt đầu hé mở,những tia nắng mặt trời bắt đầu chiếu xuống trần gian.Hàng cây ven đường được uống nước mưa đã đời.Mọi thứ trở lại như bình thường.

12 tháng 6 2018

Đề tả một cơn mưa vào mùa hè

                                                                             Bài làm:

     Vào mùa hè, không khí thật oi bức và nóng nực. Mọi người ai cũng muốn có một cơn mưa rào để xua tan cái nóng. Thế là chiều nay nay lại  kêu cục có một cơn mưa kéo đến.

       Mây đen ở đâu kéo đến xám xịt cả bầu trời. Gios thổi cuồn cuộn, khói bụi mịt mù. Sấm chớp ầm ầm chói lóa cả bầu trời. Chú mèo mướp nhanh chân chạy vào nhà bếp. Đàn gà, đàn vịt nhanh chóng tìm chổ trú mưa. Mọi hoạt động của mọi người hầu như ngừng hẳn. Cây cối ngả nghiêng theo gió. Bổng tôi nghe thấy tiếng lộp bộp, lộp bộp. Rồi càng lúc những hạt mưa càng to dần rồi tiếng mưa càng lúc cang dữ dội hơn. Tiếng mưa rơi lộp bộp trên tán lá chuối, trên mái nhà tranh. Con đường chứa đầy nước mưa. Cây cối hả hê uống nước . Lát sau, những hạt mưa càng nhỏ dần, nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời hững sáng. Tia nắng dần sáng, chiếu xuyên qua kẽ lá. Mọi người lại trở về với công việc của mk lúc nãy. Chú mèo mướp chạy ra trước sân nằm sưởi ấm. Đàn gà, đàn vịt lại tiếp tục đi kiếm ăn. 

       Cơn mưa rào lại mang lại không khí trong lành cho mọi người.

11 tháng 6 2018

  Với chiều cao và cân nặng giống nhau: cùng có số đo 129,3 (nặng 129,3 kg: cao 129,3 cm), trôngDoraemon khá ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
Hình ảnh hoàn hảo nhất củaDoraemon xuất hiện vào tập 11, với đầy đủ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chú mèo máy lại bị coi là một sản phẩm lỗi của nhà máy sản xuất rô-bốt chứ không được hoàn thiện như cô em Dorami. Chính vì thế, nhiều tình huống, ta bắt gặp chú mèo máy lúng túng với việc tìm bảo bối. 

Trước đây, Doraemon từng có nước da màu vàng và đôi tai mèo. Tuy nhiên, trong một buổi ngủ trưa, chú đã bị chuột gặm mất đôi tai. Điều đó dẫn đến nỗi sợ chuột và nước da xanh. (do nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương). Tuy nhiên, trong tập 2112: Đôrêmon ra đời, màu vàng của Doraemon là nước sơn, và chúng bị tróc hết ra khi cậu khóc nhiều, đồng thời, đôi tai cụt là do bị một chú chuột máy gặm. 
Bài nữa đây; 
Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy, 3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, khi nhảy cao ( gặp chuột ) 129,3 cm.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén,đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ. Hình thể của Doraemon ở những tập đầu hơi mập mạp một chút. Ở những tập sau, hình thể của Doraemon đã được sửa lại cho cân đối hơn.

11 tháng 6 2018

Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. 

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.

Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 

Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”. 

Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. 

Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.

2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. 

Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. 

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân. 

Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?

3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. 

Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra. 

Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. 

Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.

K MK NHA 

11 tháng 6 2018

mik nghĩ :

Cầu 1 : 

D. trắng trong 

vì nó ko tạo ra nghĩa 

Ở Hạ Long, vào mùa đông, vì sương mù,/ ngày/ như ngắn lại.

                          trạng ngữ                             CN       VN 

hok tốt

11 tháng 6 2018

B

TN: ở Hạ Long , vào mùa đông, vì suớng mù

CN: ngày

VN: như ngắn lại

11 tháng 6 2018

ukm ok bạn được thôi.

11 tháng 6 2018

Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.

Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái thu tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân… Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi… Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.

Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về làng. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.

Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối

hok tốt

11 tháng 6 2018

Chỉ còn vài phút nữa là hết giờ làm bài kiểm tra chất lượng giữa học kì. Đây là thời điểm chộn rộn nhất của tiết học. Mọi người vội vã nộp bài lên bàn cô giáo rồi trật tự trở về chỗ ngồi, mặt ngóng ra, sân trường, đợi chờ tiếng trống. Bỗng Tùng…! Tùng…! Tùng…! ba tiếng trống vang lên rộn rã làm bể vụn khối không gian tĩnh lặng, báo hiệu giờ giải lao đã đến.

Trong phòng học, tiếng cười nói lao xao rộ lên. Ai cũng muốn nộp bài nhanh để ra chơi. Vài phút sau, từ các cửa phòng học túa ra không . biết bao nhiêu mà kể những cánh áo đồng phục màu mây, rập rờn giữa sân trường như những cánh bướm vào những ngày cuối xuân đầu hạ, Sân trường vốn rết rộng vậy mà giờ đây có cảm giác như bị thu hẹp lại. Nó không đủ chứa những bước chân bay nhảy của tụi trẻ chúng con. Khắp sân trường và cả trên hành lang của những dãy phòng học, đâu đâu cũng rộ lên tiếng cười nói ríu rít y như một bầy chim hót vào buổi sáng mai vậy. Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho một pha chơi đẹp mắt của một “cầu thủ” nào đó. Sôi nổi nhất có lẽ là chỗ quang nắng ở góc phải sân trường nơi các “cầu thủ” bóng đá của hai đội lớp 5A và 5B đang tranh thủ thời gian tập dượt, chuẩn bị cho ngày “Hội khỏe Phù Đổng” sắp tới. Dường như toàn bộ tụi con trai lớp 5A và rải rác một số bạn gái trong lớp đều tụ tập đây động viên cổ vũ cho lớp mình. Xuất sắc nhất trong đội 5A là bạn Thành, đội 5B là bạn Thịnh. Hai cầu thủ ấy là “linh hồn” của mỗi đội. Ở vị trí nào cũng thấy bóng dáng của hai bạn. Cả hai đều khỏe và đá hay chẳng kém nhau. Mới năm phút đầu, được đồng đội đưa bóng tới, Thịnh nhanh nhẹn như một con sóc lừa bóng qua hàng hậu vệ, kẻ một đường bóng căng như sợi dây đàn, ghi bàn thắng đầu tiên cho đội mình. Tiếng hoan hô như làm vỡ tung cả sân trường. Lúc này đội 5A như hăng hái hẳn lên, mồ hôi bạn nào bạn nấy đổ ra như tắm. Thành đón bóng từ chân “đồng đội” của mình đưa đến, lừa bóng qua được hai cầu thủ đội bạn, chỉ còn hàng hầu vệ nữa. Tiếng hoan hô cổ vũ dẫy lên:
“Chọc thủng hậu vệ! Chọc thủng hậu vệ!”

Như được truyền thêm sức mạnh và bằng sự tài trí lanh lợi của mình, Thành hất nhẹ bóng vào đối phương, bóng dội lại vào chân Thành. Bằng một động tác luồn lách rất đẹp, Thành đưa bóng qua hàng hậu , vệ. Và bất ngờ Thành tung một cú sút chân trái lắt léo. Quả bóng như một chiếc lá vàng bay vào khung thành đội bạn, gỡ hòa cho đội mình. Một lần nữa, tiếng reo hò như làm rung chuyển cả sân trường: “Hoan hô Đức Thành! Hoan hô Đức Thành!”

Ở giữa sân trường, dưới những gốc phượng tán lá xum xuê, những bạn gái tụm năm tụm bảy chơi trò banh đũa, nhảy dây… Nhìn những sợi dây tung lên lượn xuống nhịp nhàng theo những đôi chân thoăn thoắt của các bạn, mới thấy hết vẻ điệu nghệ của những “cây nhảy 1 lành nghề”. Thật là một trò chơi bổ ích và hấp dẫn. Trên hành lang của lớp học, các thầy cô giáo trong những bộ trang phục chỉnh tề với màu sắc trang nhã, đi lại ngắm nhìn những học trò thân yêu của mình đang nô đùa bay nhảy giữa sân trường mà lòng rộn lên bao niềm vui cùng tuổi thơ… Hai nhịp trống bỗng vang lên. Không gian như ngưng đọng lại trong giây lát, rồi lại rộn rã bởi muôn ngàn bước chân vội vẩ đi về hướng của lớp mình. Hai mươi phút giải lao giữa giờ kết, thúc.

Chao ôi vui quá! Ước gì suốt cả năm học, tiết trời lúc nào cũng sáng đẹp bồi chỉ có những buổi sáng như thế, chúng em mới cổ được những giờ phút giải lao vui nhộn và thật sự sảng khoái.ta gio ra choi o truong em

11 tháng 6 2018

không có cái gì

11 tháng 6 2018

Đó là chữ "n"  Ninh có 2 chữ "n" còn Linh có 1 chữ "n"