Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc những trường hợp nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Em thấy bạn K làm vậy là đúng.
b) Nếu em là bạn K, em sẽ khuyên các bạn cần phải tránh xa ma túy, giải thích với các bạn hành vi đó là không đúng và rất nguy hiểm, căn ngăn các bạn không nên làm như vậy.
Chăm chỉ học tập,rèn luyện,nâng cao nhận thức,bổ sung kĩ năng,xây dựng lối sống giản dị,lành mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng,chống tệ nạn xã hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng,chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.
Theo em, để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch tới bà con nơi đây, bà M có thể làm những việc làm sau:
- Nhắc nhở bà con về hậu quả của việc phun tưới số lượng nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Điều nay gây nguy hiểm tới sức khoẻ người dung, và uy tín của người trồng.
- Bà cần vận động người dân cam kết sử dụng đúng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Bà giới thiệu các hãng lớn thu mua các nông sản sạch tạo động lực cho bà con.
Tham khảo
Để truyền tải thông điệp về nông nghiệp sạch đến bà con nông dân, bà M có thể thực hiện một số hành động sau:
1. Bà M có thể tổ chức các buổi hội thảo ngắn hạn để giáo dục nông dân về tác hại của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức và lợi ích của nông nghiệp sạch.
2. Bà M có thể chia sẻ những kinh nghiệm và thành công từ việc áp dụng phương pháp nông nghiệp sạch trong Hợp tác xã của mình.
3. Bà M có thể hướng dẫn cách sử dụng các phương pháp thay thế an toàn hơn cho thuốc bảo vệ thực vật, như sử dụng phân bón hữu cơ và phương pháp trừ sâu bệnh tự nhiên.
4. Có thể phối hợp với chính quyền địa phương để tạo điểm thu gom rác thải, nhất là các vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật, giúp giảm ô nhiễm môi trường.
5. Bà M có thể vận động Hợp tác xã hoặc các tổ chức khác tài trợ hạt giống, cây trồng chất lượng cao cho bà con, khuyến khích họ chuyển đổi sang nông nghiệp sạch.
- Bác sĩ:
+ Vai trò và ý nghĩa: Bác sĩ là những người chăm sóc sức khỏe của người khác, chẩn đoán và điều trị các bệnh tật. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc cứu sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người.
+ Thái độ: Em rất tôn trọng và ngưỡng mộ bác sĩ vì công việc của họ là cứu sống và giúp đỡ người khác. Em tin tưởng vào kiến thức và kỹ năng của họ và luôn sẵn lòng hợp tác và tuân thủ các hướng dẫn và điều trị của bác sĩ.
- Giáo viên:
+ Vai trò và ý nghĩa: Giáo viên là những người truyền đạt kiến thức và giáo dục cho học sinh. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền tảng kiến thức và phẩm chất của các thế hệ tương lai.
+ Thái độ: Em rất biết ơn công lao của giáo viên trong việc truyền đạt kiến thức và dạy dỗ các thế hệ trẻ. Em luôn tôn trọng và đánh giá cao công việc của họ và sẵn lòng học hỏi và phát triển dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Nhà hàng:
+ Vai trò và ý nghĩa: Người làm việc trong ngành nhà hàng cung cấp dịch vụ ẩm thực và giải trí cho khách hàng. Họ tạo ra không gian thoải mái và thú vị để mọi người có thể thư giãn và tận hưởng bữa ăn.
+ Thái độ: Em đánh giá cao công việc của những người làm việc trong ngành nhà hàng vì họ tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Em luôn tôn trọng và đánh giá cao công sức và sự chuyên nghiệp của họ.
- Kỹ sư:
+ Vai trò và ý nghĩa: Kỹ sư thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ thiết kế, xây dựng đến bảo dưỡng và cải tiến công nghệ. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và cải thiện các hạng mục kỹ thuật và công nghệ.
+ Thái độ: Em rất kính trọng kỹ sư vì họ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội thông qua công việc của mình. Em luôn đánh giá cao sự sáng tạo và kiến thức chuyên môn của họ.
- Nông dân:
+ Vai trò và ý nghĩa: Nông dân là những người làm việc trên ruộng đất, sản xuất và cung cấp thực phẩm cho cộng đồng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm.
+ Thái độ: Em rất biết ơn công lao của những người nông dân vì họ cung cấp thực phẩm thiết yếu cho cộng đồng. En luôn tôn trọng và ủng hộ nghề nghiệp của họ và sẵn lòng ủng hộ và mua các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
a) Khéo ăn thì nó, khéo co thì ấm
- Nghĩa đen: Người biết cách ăn uống điều độ thì sẽ no đủ, người biết cách mặc ấm thì sẽ không bị lạnh.
- Nghĩa bóng: Quản lý chi tiêu hợp lý, biết tiết kiệm thì sẽ có cuộc sống đủ đầy, ấm no.
b) Ăn phải đanh, có phải kiệm
- Nghĩa đen: Ăn phải thức ăn cứng, khó nhai.
- Nghĩa bóng: Chi tiêu phải cân nhắc kỹ lưỡng, không nên phung phí. Tiết kiệm là đức tính tốt, giúp tích lũy tài sản và đảm bảo cuộc sống ổn định.
A) Câu tục ngữ “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” => Ý nghĩa: nhắc nhở chúng ta về cách sống, cách ứng xử sao cho phù hợp, khôn khéo với hoàn cảnh của chính mình. Để ăn no, mặc ấm mà không phải lo nghĩ rằng ngày mai mình sẽ trở nên thiếu thốn, thì ngay từ hôm nay, chúng ta nên tập lối sống tiết kiệm.
b) Câu tục ngữ “Ăn phải dành, có phải kiệm” => Ý nghĩa: nhắc nhở chúng ta về cách sống tiết kiệm (Dành có nghĩa là giữ lại, để lại sau này dùng. Kiệm là viết tắt của tiết kiệm, hiểu theo nghĩa phổ thông, là hành vi giảm thiểu các lãng phí).
- Nguyên nhân của tệ nạn xã hội:
+ Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống;
+ Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ,
+ Do ảnh hưởng của môi trường gia đình,môi trường xã hội tiêu cực ...
- Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khoẻ, tâm lí, tính mạng; kinh tế của bản thân và gia đình; gây rối loạn trật tự xã hội; cản trở sự phát triển của đất nước....
Nguyên nhân.
- Nguyên nhân khách quan: Do mặt trái của nền kinh tế thị trường, môi trường sống không lành mạnh, do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ,…
- Nguyên nhân chủ quan: Do tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ,…
3. Hậu quả của tệ nạn xã hội.
- Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật,…
- Đối với gia đình: cạn kiệt tài nguyên, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,…
- Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,…
a ) - Em không đồng tình với bạn Nam .
- Vì đây là trách nghiệm của mọi lứa tuổi cần phải thực hiện .
b ) Em sẽ khuyên nhủ bạn để bạn hiểu ra trách nghiệm của mình trong phòng chống .
a. Em không đồng tính với ý kiến của Nam. Vì tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng gây ra những hậu quả nguy hiểm cho con người. Bởi vậy, việc đẩy lùi, phòng ngừa, tuyên truyền mọi người phòng chống là việc làm trách nhiệm của mọi người và cộng đồng.
b. Nếu là bạn của Nam em sẽ:
- Nêu các hậu quả của tệ nạn ma tuý.
- Ảnh hưởng của tệ nạn ma tuý với học sinh và với mọi người xung quanh.
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý do nhiều người thiếu hiểu biết.
- Cách phòng tránh là cần hiểu rõ về nó nên cần phải tuyên truyền.
TK:
- Để ứng phó với bạo lực học đường:
+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.
+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.
+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.
- Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:
+ Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
+ Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
+ Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
+ Gọi số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em 111.
+ Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
+ Khi chứng kiến bạo lực học đường, không thờ ơ vô cảm, lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
+ Không tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.
- Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày 01/7/2009 và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
(Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, khoản 1 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014)
2. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt NamNgười được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
- Do sinh ra trong các trường hợp sau:
+ Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam;
+ Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
+ Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
+ Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
+ Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
- Được nhập quốc tịch Việt Nam;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008;
- Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008)