K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2019

Hà Nội – thủ đô văn minh của nước ta không chỉ có những món ăn ngon, những phong cảnh đẹp, những con người thanh lịch mà còn có những danh lam thắng cảnh, những khu di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất, có nhiều du khách tham quan nhất chính là Hồ Gươm. Hồ Gươm mang nhiều nét đặc sắc và riêng biệt của riêng mình, không những thế, nó còn mang những ý nghĩa sâu sắc, giàu giá trị. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội. Nếu đã đến Hà Nội, bạn phải đến Hồ Gươm, là một công dân Việt Nam nói chung và là một người dân Hà Nội nói riêng, em rất tự hào và yêu thích hồ gươm.

Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết. tên hồ được gắn với truyền thuyết trả gươm của Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần Kim Quy đã giúp ta đánh đuổi và thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược, sự tích trả gươm cho rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên "Hồ Gươm" hay còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay mọi người thường gọi thay cho cái tên "Hồ Thủy Lục" ngày xưa. Trên hồ có hai đảo nhỏ: đảo Ngọc và đảo rùa. Đầu thế kỉ XIX, người ta dựng một ngôi đền trên đảo Ngọc và gọi là đền Ngọc Sơn thờ thánh Văn Sâm và Trần Hưng Đạo. Năm 1864, trên gò Ngọc Bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng.

Hồ Gươm nằm ở nơi trung tâm Hà Nội, với diện tích khoảng 12 héc-ta, chiều dài Nam – Bắc, chiều rộng Đông – Tây là 200 mét. Hồ là một nhánh của sông Hồng, là hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội. Hồ Gươm có vị trí kết nối giữa các khu phố cổ gồm các phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can,…với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ là Bảo Khánh, Tràng Thi, Nhà Thờ,…

Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm còn gắn liền với các công trình kiến trúc như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc. Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XIX, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa ( Quy Sơn ). Tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng dưới có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tần ba chỉ có một của hình vòm. Hồ có đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc, xưa có tên là Tượng Nhĩ, là mà tai voi. Sau này, được Lý Thái Tổ đổi tên thành Ngọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác, chính là cây cầu cong màu đỏ rực, đó là cầu Thê Húc.- nghĩa là nơi đậu ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Ngoài những công trình trên, hồ còn có Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu lí do hồ Hoàn Kiếm lại trở thành địa điểm du lịch ấn tượng, thu hút nhiều khách du lịch, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng của nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ, văn nghệ sĩ. Hơn thế nữa, hồ còn gắn liền với lịch sử một thời, là biếu tượng khát vọng hòa bình của toàn dân tộc.

Hồ Gươm là một quần thể di tích đáng trân trọng và bảo tồn nguyên vẹn. Ngày nay, cứ mỗi khi mặt trời lên tỏa ánh sáng lấp lánh xuống hồ, hồ Gươm trông thật là đẹp, từng làn sóng trôi dập dềnh được ánh nắng như được dát vàng. Còn khi hoàng hôn dần buông xuống, hồ lại có vẻ kiêu sa, cổ kính, hàng liễu bên hồ rũ xuống như những thiếu nữ đang soi gương, chải tóc. Vào mỗi buổi chiều, có rất nhiều người dân chạy và đi bộ quanh hồ để tìm sự yên tĩnh, hít thở không khí trong lành và cảm nhận được cái đẹp của hồ. Chúng ta có thể thấy rằng, sự ngự trị tinh thần của hồ Gươm vẫn không ngừng được khắc sâu vào lịch sử trong thành phố này. Nó vừa có ý nghĩa vật chất, vừa có ý nghĩa tinh thần, không ngừng tạo nguồn cảm hứng dồi dào và phát triển. Được xem là một trong những điểm tựa tinh thần hiếm hoi của người dân thành phố, hồ Gươm là nơi mà người ta vừa sống một cuộc sống hiện đại, vừa có thể nhìn về quá khứ và hướng tới tương lai.

Nếu như các đô thị hiện đại ở phương Tây, những điểm nút đô thị được hình thành nên từ những công trình trọc trời hay là nơi tụ hội của cách mạng trước xã hội, những yếu tố dễ dàng xác định thì ngược lại, ở Hà Nội những điểm nút đó lại được hình thành nên từ những nét ngang không thể cảm nhận, từ những cái hồ mang đầy yếu tố lịch sử, mang đậm nét duyên dáng cần được bảo vệ, tuy nó không bộc lộ phô trương mà rất tinh tế, kín đáo gần như không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận từ chính tâm hồn của mình. Đây chính là một lí do quan trọng nhất để biến hồ Gươm thành nơi tham quan nổi tiếng ở Việt Nam. Là tấm gương phản chiếu tinh tế, Hồ Gươm là một khu di tích mang đậm ý nghĩa lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ôn cha ta. Là một người dân của thủ đô Hà Nội, em vô cùng tự hào về những danh lam thắng cảnh của nơi mình ở, đặc biệt là Hồ Gươm.

Những người biết lắng nghe sẽ thấy hồ Gươm cũng như các hồ khác ở Hà Nội vẫn không ngừng thốt lên những thông điệp sâu thẳm: "Chúng tôi là bộ khung của thành phố này, chúng tôi là cơ thể của thành phố này, chúng tôi là những cánh của đến với những biểu tượng, chúng tôi là những tấm gương phản chiếu tinh thần Hà Nội mà mọi người đều cảm nhận được nhưng không phải bao giờ cũng phô trương mà tinh tế và văn minh".

Là một học sinh của Hà Nội, một người dân của Hà Nội, em không chỉ cảm thấy tự hào mà còn vô cùng yêu thích hồ Gươm. Chúng ta, những người dân văn minh của Hà Nội cần phải phát huy vẻ đẹp của hồ Gươm nói riêng và tất cả những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử ở Hà Nội nói chung, bên cạnh đó, ta còn phải giữ gìn, trân trọng và bảo tồn vẻ đẹp ấy vì một thủ đô văn minh – thanh lịch. Một đất nước phồn vinh, hưng thịnh. Mỗi con người chúng ta cần phải biết bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử mang đậm giá trị sâu sắc. Qua đó, em cũng có thể thấy rằng hò Gươm không chỉ đẹp, mang nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mà còn là di tích mang đậm ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, tinh thần của thủ đô Hà Nội.

25 tháng 1 2019

Bài bạn tự làm ?

21 tháng 1 2019

- Từ bài thơ Tiếng vọng, nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp về lòng nhân ái. Thói ích kỷ, tính cá nhân và ham muốn hưởng thụ của con người có thể đánh mất đi lòng nhân ái của chính chúng ta. Một con chim đập cửa, tiếng kêu cứu của một số phận trong lúc hoạn nạn, lẽ ra anh phải dời bỏ hạnh phúc của anh, dời bỏ những điều kiện thuận lợi để cứu vớt một sinh linh bé bỏng nhưng tôi lại bị “sự ấm áp gối chăn kìm giữ. Con chim là một biểu tượng để chỉ về những người xung quanh ta. Chính vì người ta ngại rét, ngại gió, ngại mưa, ngại khó khăn ... sự ích kỷ đã phủ ngập trong lòng khiến họ không quan tâm đến những bất hạnh của sinh linh bé nhỏ kia hay của chính những con người ở ngay bên cạnh mình.

- Với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đoạn thơ Tiêng vọng còn như một lời sám hối, một nỗi ân hận của của chính tác giả. Tiếng vọng ở đây là tiếng vọng của lòng nhân ái, nhắc nhở chúng ta vượt qua những ích kỉ cá nhân để yêu thương mọi người.

Nêu những dẫn chứng minh:

- Cuộc đời mỗi con người không khỏi có những phút giây ích kỉ, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của bản thân mình.

- Nhưng quan trọng hơn hết, chúng ta còn phải biết sống với trái tim yêu thương luôn đập trong lồng ngực vì:

+ Người với người sống để yêu nhau.

+ Luôn luôn có những người bất hạnh, cần được giúp đỡ.

+ Khi biết yêu thương người khác, chúng ta sẽ thấy trái tim mình rộng lớn thêm ra, biết cảm nhận được hạnh phúc.

- Tình yêu thương, lòng nhân ái được thể hiện từ những việc làm nhỏ nhất như nắm lấy bàn tay một cụ gia dẫn qua đường, một cái ôm ấm áp khi người khác đau buồn đến những hành động lớn hơn như hiển tặng, trao gửi một niềm tin yêu nào đó.

- Khi sống trong yêu thương, mỗi người sẽ tự cảm thấy ấm áp từ trong tim.

21 tháng 1 2019

Bn ơi sự việc được nói tới là sự vô cảm nên bn có thể viết một đoạn văn viết về sự vô cảm không? Làm nhanh giúp mk nhé

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ cậu chạy vào một khu rừng rộng lấy hết sức mình cậu hét lớn:' Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại; '' Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt chạy về nhà sà vào lòng mẹ khóc nức nở cậu không hiểu saođược từ trong rừng có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con quay lại khu ruwnfgfbaf nói;" Giờ thì con hãy hét thật to: " Tôi...
Đọc tiếp

Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ cậu chạy vào một khu rừng rộng lấy hết sức mình cậu hét lớn:' Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại; '' Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt chạy về nhà sà vào lòng mẹ khóc nức nở cậu không hiểu saođược từ trong rừng có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con quay lại khu ruwnfgfbaf nói;" Giờ thì con hãy hét thật to: " Tôi yêu người". Cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại" Tôi yêu người". Người mẹ mới nói lại cho con hiểu rằng:' con ơi đó chính là định luật trong cuộc sống chúng ta. Con cho điều gì sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu người thì người cũng yêu con. Câu chuyện đem đến cho em thông điệp gì. suy nghĩ của em về thông điệp đó.

1
21 tháng 1 2019

Có ai đã nói rằng :" Có điều kì diệu xảy đến với người thực sự biết yêu thương , họ càng cho nhiều , họ càng có nhiều " . Phải chăng bạn có biết những điều kì diệu đó là gì không ? Như cậu bé trong truyện , cậu đã vô tư hét lên rằng cậu không thích ai đó và rất đỗi ngạc nhiên khi được nghe tiếng vọng lại . Điều đó là quy luật tất yếu của cuộc sống , gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Những khái niệm yêu thương hay ghét bỏ tưởng chừng như rất đỗi đơn giản nhưng nó có thể làm cho bạn hạnh phúc hoặc như hòn đá đè nặng đến tâm hồn bạn , hãy suy nghĩ thận trọng trước hành động của mình . Người mẹ đã dạy cho cậu bé bài học làm người lớn lao , sống là phải biết yêu thương , biết trao tình yêu thương cho người khác mà không so đo tính toán và cũng có lẽ bạn sẽ nhận được một câu hồi đáp có thể không to lớn nhưng nó sẽ sưởi ấm tâm hồn và làm cho bạn ngập tràn sự sung sướng . Thông điệp và giá trị nhân văn cao cả tràn ngập khắp câu truyện , dường như nó đang truyền đi thông điệp rằng sống là để yêu thương , sống là để tận hưởng niềm yêu thương được trao đi và nhận lại, cuộc sống thật vô ích nếu chỉ có căm hờn và hận thù nó sẽ chỉ mang đến đau đớn như câu nói lạnh lùng" Tôi ghét người "của cậu bé vậy...

Bài làm

Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất.

Mùa xuân thường gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thucs vào tháng 3. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.

Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc, chở bao nhiêu dư vị và màu sắc của mùa xuân. Những cành cây cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà như những nét chấm phá nhẹ nhàng giữa bầu trời cao trong xanh.

Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ và những chú chim én đang từng đàn bay từ phương Nam trở về báo hiệu mùa xuân đã đến. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi.

Trong những khu vườn, những khóm rau mới trồng của mẹ xanh mướt, còn đọng lại một vài hạt sương nhỏ bé tí. Chờ khi ánh nắng mặt trời lên thì sẽ tan ra.

Lũ trẻ con trong xóm vui cười hớn hở khi mùa xuân về, lại sắp thêm một tuổi, lại được nhận những phong thư lì xì.

Mùa xuân thật đẹp, mùa xuân là mùa mà vạn vật thay áo mới.

20 tháng 1 2019

Thiên nhiên tạo hóa có bốn mùa, mỗi mùa là một bước chuyển của thời gian: xuân, hạ, thu, đông. Trong các mùa, em thích nhất là mùa xuân vì mùa xuân mang đến cho con người và vạn vật một sức sống tươi mới căng tràn.

Xuân đã về trên mảnh đất thân thương, đất trời chuyển mình, khoác lên người bộ áo mới ấm áp đến kì diệu. Trên trời xanh thoáng đãng, cánh én chao liệng từ phương Nam về như đang múa vũ điệu mùa xuân. Trong không gian vương chút mùi ẩm ướt của đất, giăng mắc khắp vạn vật làn mưa bụi đặc trưng của mùa. Mưa phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt như viên pha lê trên lộc non xanh biếc. 

Xuân sang muôn vàn bông hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông qua cây trút lá, mùa xuân về thiên nhiên khoác màu áo mới, những cành cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, mầm xuân hé mở chào đón một cuộc sống mới. Không chỉ có những tán cây phủ lộc xanh, mà sau những ngày đông lạnh giá, những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. 

Những nụ hồng xinh xắn chớm nở đua nhau khoe sắc với bông cúc vàng và nàng đào duyên dáng. Ngày xuân ấy, đi đâu cũng tràn ngập nhựa sống, tất cả như tô sắc điểm hương cho cuộc đời. Quả là nàng tiên mùa xuân đang ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian.

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân về, đêm giao thừa với một năm mới bình an bên gia đình của mình. Ấm áp sum vầy bên mâm cỗ cúng ông bà cha mẹ, ngắm pháo hoa trong không khí an lành. Xuân về là năm mới đối với mỗi con người. 

Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với những chiếc lì xì đỏ thắm. Đó là mùa đoàn viên, kéo mọi người lại gần nhau hơn, đâu đâu cũng đông vui náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết đủ sắc màu với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt sáng ngời. Người ta cùng nhau đi hội, đi lễ đầu năm để cầu nguyện cho mình và người thân một năm mới bình an, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.

Đâu đó vang lên tiếng nhạc: Xuân ơi xuân, xuân đã về. Lòng người tràn ngập niềm vui. Em rất yêu mùa xuân, yêu cảnh vật khi xuân về và không khí ấp áp của mùa. Khi ấy, vạn vật đắm chìm trong cảnh xuân, tình xuân.

21 tháng 1 2019

Phân tích thành phần cấu tạo của từng câu để nhận diện trạng ngữ (nếu có) và xác định vai trò của cụm từ mùa xuân trong câu.

a. Mùa xuân của tôi (chủ ngữ) - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội (phụ chú ngữ) / là mùa xuân có mưa riêu riêu,... có tiếng nhạn ... đêm xanh (vị ngữ)

b. Mùa xuân (trạng ngữ), cây gạo(chủ ngữ) / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít( vị ngữ).

c. Tự nhiên như thế: ai ( chủ ngữ) / cũng chuộng mùa xuân (vị ngữ).

d. Mùa xuân! (Câu đặc biệt, từ mùa xuân đóng vai trò thành phần chính trong câu

21 tháng 1 2019

1. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa rêu rêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh

Từ "mùa xuân" trong câu này đóng vai trò làm chủ ngữ

2. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít

Từ "mùa xuân" trong câu trên đóng vai trò làm trạng ngữ

3. Tự nhiên như thế : ai cx cuộng mùa xuân

Từ "mùa xuân" trong câu trên đóng vai trò làm vị ngữ

4. Mùa xuân ! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu

Từ "mùa xuân"ở câu này đóng vai trò làm trạng ngữ và là câu đặc biệt

20 tháng 1 2019

"Ôi!Sao lớp học lại bẩn và nhiều rác như thế này chứ".Chắc ai cũng có câu hỏi này khi ta không làm vệ sinh lớp.Một trong số những công việc dễ dàng mà ta có thể làm được như : giặt giẻ lau,lau bảng,quét lớp đều giúp lớp chúng ta trở nên sạch sẽ.Nhưng khi ta không dọn vệ sinh thì lớp học của ta sẽ trở nên bẩn , đất cát bám đầy theo dấu dép của học sinh,giấy rác lung tung thì khác nào chúng ta đang ngồi trên một bãi rác đâu chứ!Vì thế,đến trường,không những cần học tập vui chơi mà còn cần lao động,dọn vệ sinh để giúp cho lớp học,ngôi trường được sạch đẹp hơn.

Câu đặc biệt là : "Ôi"

Câu rút gọn là : "...không những cần học tập vui chơi mà còn cần lao động,dọn vệ sinh để giúp cho lớp học,ngôi trường thêm sạch đẹp hơn''

Trạng ngữ: "..đến trường.."

21 tháng 1 2019

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

21 tháng 1 2019

Trong truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chắc chắn người đọc chúng ta đều cảm thương cho nhân vật Vũ Nương - người phụ nữ xinh đẹp hiền lành nhưng có cuộc đời bất hạnh. Vũ Nương là hình ảnh đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa với nét đẹp hiền hậu thùy mị nết na, công, dung, ngôn hạnh. Thế nhưng một con người hiền hậu ấy lại chẳng thể có số phận cuộc đời tốt đẹp. Bi kịch từ cuộc hôn nhân không trọn vẹn đã đẩy nàng đến bước đường cùng gieo mình xuống sông để chứng minh cho tấm lòng son sắc thủy chung của mình. Bi kịch ấy đã vạch trần ra hiện thực xã hội phong kiến mà người đàn ông có quyền có tiếng nói còn người phụ nữ lúc nào cũng phải cam chịu, không được bênh vực che chở đối xử một cách bất công, vô lí. Đó chính là giá trị hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn vạch ra để từ đó xây dựng lên giá trị nhân đạo, cảm thương cho những người có số phận bất hạnh như nàng

To approve a single suggestion, mouse over it and click "✔" Click the bubble to approve all of its suggestions.
20 tháng 1 2019

 MB: Đưa ra vấn đề.
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
II/ TB:
-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

------------------------------------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------------------------------------------------

                                                                                           hơi dài thông cảm

20 tháng 1 2019

I/ MB: Đưa ra vấn đề.
Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.
II/ TB:
-Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
-Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
-Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
-Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
-Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
-Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
-Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
-Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
III/ KB: Thường là đưa ra suy nghĩ, nhận xét ngắn gọn, hoặc rút ra bài học.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

20 tháng 1 2019

*GIỐNG : cả hai đều thích hòa hợp vs thiên nhiên , cảnh vật, đều vui thú vs rừng núi, suối khe . Đều tìm thấy trong trốn lâm tuyền một cuộc sống thanh cao, hợp vs cách sống của mình.
*KHÁC : - " thú lâm tuyền " ở Nguyễn Trãi mang tư tưởng của một ẩn sĩ, muốn tìm đến chốn rừng núi để ẩn dật , quên đi những vinh nhục của đời người, xa lánh cõi đời nhơ bẩn và để ngâm thơ nhàn .
- Còn ở Bác mang tư tưởng của một chiến sĩ cách mạng.