các bạn ơi hãy tả một kỉ niệm với gia đình mà bạn thích nhất
giúp mk với help me
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. aggressive: hung hăng; xông xáo
2. ambitious: có nhiều tham vọng
3. cautious: thận trọng, cẩn thận
4. careful: cẩn thận
5. cheerful/amusing: vui vẻ
6. clever: khéo léo
7. tacful: khéo xử, lịch thiệp
8. competitive: cạnh tranh, đua tranh
9. confident: tự tin
10. creative: sáng tạo
11. dependable: đáng tin cậy
12. dumb: không có tiếng nói
13. enthusias: hăng hái, nhiệt tình
14. easy-going: dễ tính
15. extroverted: hướng ngoại
16. faithful: chung thuỷ
17. introverted: hướng nội
18. generous: rộng lượng
19. gentle: nhẹ nhàng
20. humorous: hài hước
21. honest: trung thực
22. imaginative: giàu trí tưởng tượng
23. intelligent, smart: thông minh
24. kind: tử tế
25. loyal: trung thành
26. observant: tinh ý
27. optimis: lạc quan
28. patient: kiên nhẫn
29. pessimis: bi quan
30. polite: lịch sự
31. outgoing: hướng ngoại
32. sociable, friendly: thân thiện
33. open-minded: khoáng đạt
34. quite: ít nói
35. rational: có lý trí, có chừng mực
36. reckless: hấp tấp
37. sincere: thành thật, chân thật
38. stubborn: bướng bỉnh
39. talkative: lắm mồm
40. understanding: hiểu biết
41. wise: thông thái, uyên bác
42. lazy: lười biếng
43. hot-temper: nóng tính
44. bad-temper: khó chơi
45. selfish: ích kỷ
46. mean: keo kiệt
47. cold: lạnh lùng
48. silly, stupid: ngu ngốc, ngốc nghếch
49. crazy: điên cuồng (mang tính tích cực)
50. mad: điên, khùng
51. aggressive: xấu bụng
52. unkind: xấu bụng, không tốt
53. unpleasant: khó chịu
54. cruel: độc ác
Mười Đức Tính Tốt :
1. Thông minh.
2. Cần cù, nhẫn nại.
3. Chịu đựng trong mọi hòan cảnh khó khăn.
4. Bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người.
5. Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau.
6. Thích làm chủ.
7. Không cực đoan hoặc bảo thủ, tính tình dung dị, dễ thích nghi với xã hội mới.
8. Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức.
9. Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước.
10. Biết giữ gìn bản sắc dân tộc, không bao giờ bị đồng hóa.
Mười Đức Tính Xấu:
1. Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc.
“Không ăn đậu, không phải là Mễ.
Không đi trễ, không phải Việt Nam”.
2. Hay nói dối, hoặc nói dối quanh.
3. Hay biện minh (tại, bị) thiếu tinh thần trách nhiệm.
4. Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi mách), ghen tị.
5. Không tôn trọng của công.
6. Thù dai.
7. Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng nhục, xỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh thần vô tư.
8. Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng.
9. Vô kỷ luật.
10. Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ là việc chung.
Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.
Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán
Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.
Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!
Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.
Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình.
Mái nhà mến yêu của em chứa đựng trong lòng nó tất cả vật chất và tinh thần của một gia đình. Mọi tiện nghi trong nhà đều rất gần gũi với em nhưng em yêu thích nhất là bộ sa-lông phòng khách.
Bộ sa-lông màu cà phê sữa, đặt ở góc trái phòng khách, gồm một ghế dài và hai ghế chiếc rời nhau. Mỗi ghế rời hình vuông dọc xem xem nhau độ sáu mươi xăng-ti-mét có nệm ngồi và gối tựa. Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc. Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét, bọc nệm simili màu cà phê sữa. Ghế dài của sa-lông rộng sáu mươi xăng-ti-mét, ngang một phẩy chín mét. Ghế dài có hai gối tựa màu sắc và chất liệu đều giống ghế rời. Bàn sa-lông bằng gỗ, đánh vec- ni bóng loáng, mặt bàn rộng năm tấc, dài tám tấc, làm bằng kính tám li màu nâu nhạt.Mẹ em trải khăn bàn màu kem và đặt lên đó một bình hoa hồng vàng làm bằng vải lộng lẫy. Mặt bàn sáng hẳn lên.
Mỗi khi ngồi vào sa-lông, em có cảm giác êm ái như sa -lông đang ôm em vào lòng. Gối tựa của sa-lông rất êm, vừa sang trọng, vừa tiện dụng.
Hằng ngày, em quét dọn và lau sa-lông sạch sẽ bằng một mảnh vải mềm, cả nhà cũng giữ gìn, không đặt vật nhọn sắc lên để ghế được bền lâu. Thỉnh thoảng mẹ em tháo bao gối nệm đi giặt ủi rồi “mặc áo” sạch cho nó. Sa-lông lúc ấy trông mới và sạch, thoang thoảng mùi nước hoa. Bố mẹ em bàn bạc công việc bên ghế sa-lông. Đôi khi bố mẹ em đọc báo, đọc sách. Gia đình em quây quần bên sa-lông rất đầm ấm, hạnh phúc.
Sa-lông là đồ dùng nội thất tiện lợi và tân thời. Em rất yêu thích bộ sa-lông. Nhờ có nó, mỗi khi ngồi chơi hay tiếp khách, em thấy tự tin và chững chạc hẳn lên, thói quen cư xử lịch sự hình thành tự nhiên trong em, nói năng, thưa gửi với khách của ba mẹ em rất lễ phép. Phòng khách nhà em nhờ có bộ sa-lông trông gọn gàng và sáng hẳn ra.
Ai cũng có người cha , tôi cũng vậy và tôi luôn trân trọng điều đó . Qua bài NHững Cánh Buồm tôi đã cảm nhận được 1 điều rằng : "
Người cha là tất cả " . Và cái cảnh tôi bước theo cha thật đẹp với một màu của buổi sáng tuyệt vời .
“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:
“Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch”.
Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:
“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”
Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:
“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.
Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Trong một lần tôi và bố tôi ra biển chơi vào lúc còn sớm, ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.
Bố với tôi lang thang trên biển, bóng bố tôi thì dài và lênh khênh còn bóng của tôi thì tròn và chắc nịch.
Sau trận mưa đêm rả rích hôm qua tôi cảm thấy rằng cát càng mịn và biển thì lại càng trong hơn trước.
Một lúc sau, tôi nhìn ra ngoài biển xa, tôi bất chợt thấy rằng ở đó ko có cây, có cửa, có nhà và ko có nhà ai ở đó.
Tôi liền hỏi bố, thì bố bảo rồi sẽ có nhà, có cửa, có cửa và có người ở đó rồi bảo tôi ko phải lo.
Hai bố con tôi lại đi dạo trên biển tiếp, thì thấy bố cứ giương mắ nhìn mãi phía cuối chân trời,
Tôi liền nhìn ra chỗ mà bố tôi cứ ngắm mãi, thì thấy có một cánh buồm trắng.
Tôi lại bảo bố cho tôi mượn cánh buồm trắng để tôi có thể chu du khắp mọi nơi trên biển.
Hỏi xong tôi lại ngoái nhìn cánh buồm trắng với muôn ngàn ước mơ.
Ôi, buổi sáng ấy thật tuyệt.
Xong rồi bạn ko copy đâu nha, tk mình đi pls.
a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
TN CN VN
b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
TN CN VN
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
TN TN CN VN VN
d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
TN CN CN CN VN
Những em bé lớn trên lưng mẹ" là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ.
bài văn mik chưa nghĩ ra !
Gia đình tôi là một gia đình vô cùng hạnh phúc và ấm áp.Tuy nhà tôi không mấy khi sum họp nhưng trái tim của mỗi thành viên trong gia đình luôn luôn có chỗ của từng người đặc biệt là vào ngày 30-đêm giao thừa.
Gia đình tôi gồm có 6 người ba mẹ và 4 người con gái chúng tôi.Không khí, háo hức, ấm áp và vui tươi biết nhường nào!Ai ai cũng tất bật làm những việc mà chỉ có Tết mới có và không có chút mệt mỏi nào. Mẹ tôi đang cắm hoa cùng với chị cả tôi còn 2 người chị gái còn lại thì đang chuẩn bị bánh kẹo, hạt dưa, cheo những phong thư đỏ chói và những cành mai, cành đào sắc thắm đang nở rộ và hình như các cành mai, cành đào ấy cũng đang tươi cười do ngày mai là ngày mà chúng sẽ được người khác ngắm và khen chúng.Tôi thì chạy lăng xăng trong nhà ai nhờ việc gì thì làm việc ấy lúc thì cắm hoa với mẹ,lúc thì đi chuẩn bị kẹo,bánh với 2 chị còn lại, lúc thì ngồi xem ba gói giò,hay xem ba chuẩn bị pháo nhưng việc mà tôi thích nhất đó là ngắm mấy bộ quần áo mà tôi dự định là sẽ mặc vào ngày mai.Mùi hương thơm nhẹ lan tỏa kháp nhà, thơm thơm mùi chè, mùi xôi, mùi thịt gà luộc.Cảm xúc kì lạ, lâng lâng khó tả.Mọi người đã hoàn tất công việc và đợi đến 12h để ngắm pháo hoa nổ.11h58' đến 59' rồi cuối cùng cũng đến 60....một tiếng pháo nổ rồi đến 2 đến 3 rồi đến khi chẳng đếm nổi nữa nó nhiều vô kể và rất đẹp.Một lúc sau pháo hoa đã ngớt gia đình tôi vô nhà và ăn bữa tiệc tất niên,kết thúc năm cũ chào đón năm mới.Các món ăn mặn lẫn ngọt đã bày ra sẵn và không ai cưỡng nổi mùi thơm từ chè chuối,từ bánh cuốn, từ bánh chưng.Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp chuẩn bị đi ngủ.Tâm trạng náo nức khiến gia đình chúng tôi khó mà ngủ ai ai cũng rôm rả nói những chuyện của ngày mai.
Tết đã tới rồi.Gia đình chúng tôi rất hạnh và tôi chúc cho mọi gia đình cũng đều hạnh phúc như gia đình chúng tôi.Chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,an lành và gặp thật nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống.HAPPY NEW YEAH
Trước Tết, gia đình em ai cũng tất bật. Anh phụ ba đánh bóng bộ lư đồng và lau chùi bàn thờ. Em phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa. Mỗi người một việc, tuy cực mà không khí rất vui và ấm cúng. Hai chậu mai đầy nụ được ba mang ngoài vườn vào nhà. Ngoài hành lang, vô số hoa hồng, hoa cúc, hoa lan cũng được anh hai sắp xếp hài hoà theo sắc màu. Sau khi cả nhà gói xong bánh chưng, mẹ và em chuẩn bị mâm ngũ quả cho bàn thờ tổ tiên. Ngày Tết, ai cũng mặc quần áo mới, cả nhà em đi chúc Tết ông bà, họ hàng. Tết là những ngày đoàn tụ gia đình thật ý nghĩa.
Bác Tùng là một nông dân cần cù, chất phác. Bác là người họ hàng của gia đình em. Em được biết đến bác là nhờ một lần về thăm quê ngoại. Gặp bác khi bác đang cày ruộng.
Hôm ấy, trên đường về quê em phải qua một cánh đồng rộng. Xa xa là dãy núi tím ngắt. Con mương nhỏ dẫn nước chạy men theo con đường trải đá răm. Đang vui vẻ nói chuyện cùng bố. Bố em dừng lại chào to: “Chào bác Hải, trưa rồi mà vãn không nghỉ tay à?”
Bác Tài đang cày ruộng. Bác ngừng trâu. Dừng lại, nở nụ cười thật tươi chào lại bố con em. Năm nay bác chừng ngoài bốn mươi tuổi rồi. Dáng người bác cao lớn, vạm vỡ. Trên khuôn mặt chữ điền là đôi mắt to và sáng. Da bác sám nắng, tay chân chắc nịch. Bác say sưa cày ruộng trong chiếc áo đen đã bạc màu, ướt đẫm mồ hôi. Chiếc quần vải màu xanh dày dặn được xắn cao để lộ màu da chân đỏ au, vồng lên những bắp thịt cuồn cuộn, rắn chắc. Đôi tay cứng cáp điều khiển cái cày khéo léo. Một tay bác cầm chuôi cày, còn tay kia thì cầm cái roi dài để phết vào mông trâu khi nào trâu lười biếng. Theo lưỡi cày, đất được lật lên ngọt xớt, phơi mình trên thửa ruộng chạy dài, thẳng tắp. Thỉnh thoảng bác lại quất nhẹ vào lưng trâu, miệng quát to: "Ngọ! Ngọ!". Hai con trâu đi chậm rãi dần vì phải kéo cả lưỡi cày, lật bao nhiêu lớp bùn đất. Trong ruộng có nước, khi lưỡi cày đi qua, nó để lại trong nước những hình xoắn tròn to, rồi nhỏ dần nhỏ dần. Khi cày đã thấm mệt, bác dừng lại nghỉ ngơi. Bác ngồi dưới một gốc cây to rồi lấy trong túi ra một gói thuốc rê đã được vê thành từng điếu rồi châm lửa hút. Lúc này, các động tác của bác chậm rãi. Hai con trâu khoan thai, vẫy đuôi găm cỏ. Mặt trời giờ đã lên cao, ánh nắng rải chan hoà khắp thửa ruộng. Mặt bác nhễ nhãi mồ hôi, nhưng bác vẫn cùng con trâu tiếp tục cày xong thửa ruộng. Trâu sau một lát nghỉ ngơi, lại ngoan ngoãn bì bõm kéo cày theo sự điều khiển của bác. Em thấy quý và cảm phục bác làm sao. Nhìn những hàng đất cày thành luồng trông rất đẹp dưới nắng trưa, em lại nhớ đến câu tục ngữ: "Ăn một bát cơm, nhớ người cày ruộng".
Em và bố tiếp tục lên xe vào nhà nội, mỗi lúc một xa, bóng bác Hải khuất dần. Để làm ra hạt gạo, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức. Em thầm cảm ơn các bác nông dân, những người đã cho ta bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự nhọc nhằn vất vả của mình.
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa thành mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”
Nghe cô giáo đọc những vần thơ này, lòng em rưng rưng nhớ đến người mẹ thân yêu của em cũng có những trưa tháng sáu cấy lúa trên đồng.
Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.
Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.
Em rót bát nước chè xanh cho mẹ. Em lấy khăn cho mẹ lau mồ hôi. Khuôn mặt mẹ rạng ngời có vẻ như cháy xạm vì nắng. Mẹ vẫn nở nụ cười mãn nguyện. Nụ cười của mẹ xua đi hết cái mệt mỏi của cái nắng hè.
Mẹ em là vậy. Em biết mai này có được hạt gạo trong ngần thì trong đó có vị mặn chát của mồ hôi mẹ những trưa tháng sáu trên đồng làng. Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời.
bạn thay hình rồi à.
bạn lấy đâu ra zậy cho mình xin cái link
1. Bà đi tàu ngầm.
2. Vì thang máy chỉ lên được tầng 35
3. Bắp ngô
4. Gà mái vs gà con.
5. Hôm qua, hôm nay, ngày mai.
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 2 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.
Trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn ai cũng đều có người để yêu thương và quý mến nhưng đã có ai từng nghĩ: “Ai là người mình yêu nhất và ai là người để lại cho mình những kỉ niệm không thế phai mờ?”. Đối với mọi người có thể người ấy là bạn thân, ông bà hay anh, chị, em nhưng riêng đối với tôi, người mà tôi luôn yêu mến và mãi sẽ yêu là Mẹ - người đã trao cho tôi cuộc sống. Mẹ tôi năm nay đã gần bốn mươi tuổi. Mọi người vẫn khen mẹ tôi trẻ và xinh nhưng đôi khi tôi gần mẹ, tâm sự với mẹ, tôi thấy mẹ như đã già đi nhiều. Đôi mắt mẹ ánh lên vẻ ấm áp, trìu mến, giờ đây đã xuất hiện nhĩíng vết chân chim. Vầng trán mẹ đã có nhiều nếp nhăn. Nổi bật nhất trên khuôn mặt mẹ là chiêc mũi cao dọc dừa và đôi môi đỏ. Tôi vẫn còn nhớ như in những nụ hôn ấm áp mẹ trao cho khi tôi còn bé. Làn da mẹ mềm mại, trắng hồng nhưng đã điểm những nốt tàn nhang của tuổi bốn mươi. Trước đây, khi tôi còn nhỏ, mẹ có mái tóc dài, mượt mà, mái tóc đen của mẹ như một đoạn của dải của Ngân Hà, đen mượt và óng ả. Khi tôi học lớp Năm, mẹ tôi đã thay đổi kiểu tóc, mẹ đã cắt mái tóc dài và thay vào đó là mái tóc xoăn. Mái tóc ngắn, xoăn, màu nâu đỏ thả bồng bềnh trên vai có lẽ hợp với khuôn mặt trái xoan của mẹ hơn, nhưng tôi vẫn thích mẹ để tóc dài như trước. Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên tôi đi học. Tối hôm đó, sau bữa tối, mẹ đã mang vào phòng tôi một bọc quà rất to. Tôi cứ nghĩ là được mẹ mua cho đồ chơi hay là một bộ lego mà tôi hằng mong muốn. Tôi háo hức mở bọc quà, thì ra đó toàn là sách, vở, đồ dùng học tập và có cả một chiếc cặp sách in hình siêu nhân mà tôi rất thích. Bộ đồng phục đã được mẹ là phẳng phiu. Mọi thứ đã sẵn sàng, tôi rất thích thú đợi đến ngày mai — ngày đầu tiên tôi gấp thành nêp và được xếp lại ngay ngắn bước vào lớp Một. Sáng hôm sau, mẹ âu yếm dắt tôi đến trường. Tôi vẫn nhớ cảm giác hồi hộp và lo sợ lúc đó, tôi không biết mình sẽ làm gì và mình sẽ như thế nào khi không có mẹ ở bên. Rời tay mẹ, tôi bước vào cổng trường, tôi thấy mình thật bơ vơ và lạc lõng. “Cố lên con, rồi con sẽ quen với cô giáo và các bạn, đừng lo!”. Đi được mấy bước tôi vẫn nghe thấy tiếng mẹ ở đằng sau. Tôi vội quay lại ôm mẹ rồi khóc thật to. Mẹ ôm tôi vào lòng âu yếm: “Con lớn rồi mà, từ hôm nay con đã là học sinh lớp Một rồi. Hãy tự tin lên nào!”. Tôi nghe lời mẹ, vào lớp học. Ngày hôm đó đối với tôi thật dài, tôi rất nhớ mẹ, chưa bao giờ tôi lại thấy yêu mẹ và cần mẹ hơn lúc này. Đã tám năm trôi qua kể từ ngày đầu tiên đi học nhưng tôi không thể nào quên được hình ảnh thân thương của mẹ và những cảm xúc của mình trong cái ngày đáng nhớ ấy. Mẹ đã giúp tôi tự tin, vững vàng bước những bước đi đầu tiên trên con đường tri thức. Đã có lần, tôi vô lễ với mẹ và tôi nhớ mãi để không bao giờ tái phạm nữa. Tôi còn nhớ như in, đó là một ngày mưa, khi tôi còn là một cậu học sinh lớp Sáu. Tôi đi học về với một vẻ mặt buồn bã. Mẹ rất quan tâm, mẹ hỏi han rất nhiều. Nhưng vi quá bực bội nên tôi đã gắt lên với mẹ: “Con ghét mẹ lắm, mẹ đừng nói nữa!”. Nói rồi tôi bật khóc và chạy lên phòng, đóng sập cửa lại. Tôi khóc rất to, mắt đã đỏ hoe. Chỉ vì thằng bạn thân hiểu nhầm tôi mà chúng tôi cãi nhau to. Cả ngày hôm nay, tôi không có tâm trí nào mà tập trung vào việc học được nữa và hậu quả là tôi đã không làm được bài kiểm tra môn Toán. Nghĩ đến những việc đó, đầu óc tôi lại như phát điên. Tôi nằm bẹp suốt một giờ đồng hồ. Cảm giác cô đơn và lạnh lẽo khiến tôi tỉnh táo hẳn. Tôi nghĩ đến mẹ, nghĩ đến câu mình vừa nói với mẹ. Trời ơi, tôi đã mắc phải một sai lầm lớn! Tại sao mình lại có thể nói vô lễ với người luôn yêu thương, chăm sóc mình được chứ? Tôi ân hận lắm! Chỉ vì bị bạn hiểu lầm mà tôi đã trút giận lên mẹ. Tôi bật dậy, định chạy ra ngoài xin lỗi mẹ thì mẹ tôi đã mở cửa phòng bước vào. Như đoán được suy nghĩ của tôi, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến và ngồi xuống bên tôi. “Mẹ ơi, con xin lỗi, con sai rồi!”. Tôi nói trong tiếng nấc nghẹn ngào. Mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc tôi rồi nói thật nhẹ nhàng: “Mẹ cũng có lỗi vì đã không thông cảm và hỏi han con”. Tôi rất ân hận vì đã làm mẹ — người tôi luôn yêu thương bấy lâu nay, phải buồn. Chính những lời nói nhẹ nhàng, cử chỉ âu yếm của mẹ làm tôi thêm day dứt vì lỗi lầm của mình hơn. Tôi đã kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Mẹ đã an ủi và động viên khiến tôi phấn chấn hơn nhiều. Từ lần đó, tôi luôn tự hứa phải suy nghĩ kĩ trước khi nói và không được làm mẹ buồn nữa. Có những lần tôi bị ốm, mẹ đã chăm sóc tôi tận tình và dành cho tôi tình yêu thương nồng ấm để tôi mau khỏi bệnh. Những đêm tôi ôn thi, mẹ đã thức cùng tôi, ở bên động viên và giúp tôi học. Với tôi, mẹ như một làn mây che cho tôi mưa nắng, mẹ là ngọn lửa thôi thúc con tim tôi để vững bước trên đường đời. Dù mai đây nếu mẹ có mất đi thì trong tôi, mẹ luôn sống và theo tôi suốt cuộc đời.