Tả bà của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến bác nông dân, em nhớ đến bác Sáu ở gần nhà Ngoại. Bác là một nông dân cần cù, chất phác. Chuyên đi cày thuê kiếm cơm, nên bác là người sử dụng cày rất thành thạo. Em biết được bác là nhờ hôm Trung thu về thăm Ngoại.
Hôm ấy, trên đường về, em đi qua một cánh đồng rộng mênh mông. Em đang ngồi trên xe mà lòng nôn nao mong chóng về gặp Ngoại. Nhưng oái ăm thay, giữa đường xe bị hỏng nên em phải đi bộ qua con đường khá dài. Chính trên đoạn đường này, em được làm quen với bác Sáu. Bác trạc năm mươi tuổi, thân hình cường tráng, vạm vỡ, rắn chắc. Gương mặt bác nông dân hơi khắc khổ, nước da sạm nắng, tay chân chắc nịch, quần xắn tận đầu gối, đôi tay đang nhanh nhẹn điều khiển cặp trâu. Một tay bác nắm sợi dây thừng và chuôi cày, còn tay kia nắm cái roi mây dài đánh vào mông trâu. Trời nắng to, mồ hôi ra đầm đìa. Miệng bác kêu “Ví thá, ví thá…” làm em thấy lạ tai quá. Hai con trâu đi chầm chậm vì phải kéo cả lưỡi cày lật bao nhiêu lớp bùn đất. Những đường cày thẳng tắp như kẻ sẵn, chạy dài từ bờ này sang bờ kia trông thật đẹp mắt.
Khi cày được gần một nửa đám ruộng, bác nghỉ giải lao bước đến dưới cây phi lao nằm gác chân lên tảng đá nhỏ, lim dim đôi mắt nhìn trời. Hai con trâu được bác cởi ách ra đang tự do gặm cỏ ở góc ruộng. Nhìn bác nằm nghĩ thoải mái dưới bóng râm, lòng em dấy lên một niềm cảm phục. Một nắng hai sương bác và bao nhiêu những người nông dân như bác quanh năm phơi mình trên đồng ruộng để làm ra hạt gạo nuôi sông con người.
Hình ảnh người nông dân vất vả trên luống cày, thửa ruộng của mình thật là đẹp
Tôi sinh ra ở một niền quê yêu dấu. Ở đó có biết ao người nông dân đã phải một nắng hai sương hăng say lao động song người mà cả xóm tôi phải nể phục về tài cầy ruộng đó chính là bác Hải. Rất may cho tôi vào sáng chủ nhật vừa rồi tôi đã được xem bác cầy ruộng.
Chao ôi, bác Hải cầy ruộng mới giỏi làm sao! Tôi phải thốt lên như vậy khi vừa nhìn thấy bác. Bác quả sướng đang với lời khen của mọi người. Trông cách bác cầy ruộng, tôi nghĩ khó ai có thể làm được như bác.
Hôm ấy, một mình bác cầy một cái ruộng to ơi là to. Công việc bác làm khá vất vả song tôi thấy bác làm thật đơn giản và ngon lành làm sao!
Bác Hải vẫn đang hăng say cầy, thấy hai mẹ con tôi đứng trên bờ bác vừa nói vừa cười chào :"Hai mẹ con đi đâu đấy?" rồi lại săm săm cầy. Bác Hải năm nay ngót năm mươi tuổi. "Cái tuổi làm hùng hục như trâu bò". Bác có thân hình to khỏe, người lực lưỡng. Quần nâu sắn cao, áo lính bạc mầu. Bắp chân bắp tay quần quật, nước da gia mầu nâu sẫm đúng là vóc giáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn quen giầm mưa rãi nắng. Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cầy đi trước. Bác Hải nắm dây thường điều khiển , tay phải cầm đốc cầy theo sau. Đường cầy thẳng tăm tắp. Bác nhoai người ra phía trước, đến đầu bờ, bác nhấc cầy lên cho trâu quay lại rồi cầy tiếp. Ôi, bác nhấc cầy nhẹ nhàng như không. Vừa cầy bác vừa cất tiếng "Vắt, diệt, họ" để "bảo" trâu. Bác chai ruộng thành nhiều luống. Những luống cầy úp sát vào nhau trông thật đẹp. Ôi, bác cầy trông thật thiện nghệ, trâu và người mải miết cặm cụi làm việc. Chẳng mấy chốc những luống cầy mầu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Mặt trời lên cao dần, lưng bác ướt đẫm mồ hôi mà vẫn say sưa làm việc. Không biết mệt mỏi.
Tôi thật cảm ơn những người nông dân như bác. Với sự khéo léo và cần mẫn đã làm nên những mùa màng bội thu, mang lại sự ấm no ,niềm vui hạnh phúc cho con người.
học tốt nha!!!
a ) Venezuela được mệnh danh là xứ sở hoa hậu .
b ) Trên xe có 7 người .
c ) Thứ 2 còn gọi là ngày đầu tuần .
d ) Tấm làm rơi chiếc hài khi trên đường đi đến xem hội .
Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.
Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu.
Từng cọng rau được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.
Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.
Từ nhỏ em đã sống chung với ông nên em được bên cạnh ông và có thời gian chơi với ông mỗi ngày. Lúc trước ông em là một giáo viên nhưng nay đã về hưu, vậy mà ông cũng chẳng lúc nào rảnh rỗi vì ông trồng cả một vườn cây kiểng. Em rất thích xem ông chăm sóc vườn kiểng xinh đẹp.
Ngày xưa ông là giáo viên dạy toán nên bây giờ làm vườn ông cũng tính toán tỉ mỉ và chú đáo. Khu vườn của ông có rất nhiều loại cây. Phía trước là khu vực ông trống những cây kiểng lớn như mai vàng, nguyệt quế, phát tài, ông còn trồng thêm khóm hoa hướng dương ở trước nhà …Ngay cổng rào ông đặt biệt trồng hai chậu hoa giấy. Bên hông nhà, ông trồng các loại cây ăn trái như ổi, xoài, mận..phía sau một khoảnh đất nhỏ, ông lên luống cao để trồng rau xanh. Trồng nhiều như thế nên em thấy ông bận bịu với công việc suốt cả ngày. Sáng thức dậy, ông pha ấm trà rồi rảo bước ra vườn rau để bắt sâu. Ông nhổ từng bụi cỏ, vun từng gốc cây, những nhánh hành, ngò ngã rạp vì sau một đêm mưa được ông nâng lên nhẹ nhàng. Ông lựa chỗ rau cao lớn nhất nhổ một ít để sáng cho mẹ em nấu canh cua. Xong việc, ông múc lu nước mưa sau hè rửa tay rồi vào nhà uống nước trà. Mẹ mang thức ăn sáng mời ông và cả nhà, ông vui vẻ ăn và trò chuyện cùng mọi người. Hôm nay là chủ nhật nên cả nhà em sẽ cùng đi thăm mộ bà. Ông vào nhà lấy kéo tỉa, thang và dao để tỉa lại những cành cây lớn. Ông cầm kéo chắc chắn rồi tỉa thật nhanh cây vạn tế. Lúc trước cây rất um tùm và không có kiểu dáng gì, nhờ vào đôi tay khéo léo của ông mà giờ cây đã trở thành một cây bonsai giá trị. Ông tỉa uốn nhiều hình thù khác nhau cho cây. Có cây ông tỉa chúng thành cây đàn, có cây ông uốn thành con voi ngộ nghĩnh. Ông bảo em rằng “chăm sóc cây cũng như dạy dỗ một đứa trẻ, phải kiên trì uốn nắn từng chút một và điều quan trọng là phải yêu thương chúng”. Ông bắt thang để chặt bớt những nhánh cây ổi cao. Ông bọc lại những trái xoài già để tránh lũ chim đến ăn mất. Vì đêm qua trời mưa nên ông không tưới nước cho cây. Tỉa cây xong, ông đến khóm hoa hướng dương, đây là khóm hoa ông dành nhiều thời gian chăm sóc. Nhìn bàn tay gầy guộc của ông nâng niu từng bông hoa, em cảm thầy ông như một người nghệ sĩ tài hoa. Ông đỡ những nhánh hoa lớn ngã xuống và cắt bớt lá để cây đủ dinh dưỡng. Xong mọi việc, ông cắt một bó hoa hướng dương đẹp nhất để viếng mộ bà vì bà thích nhất hoa này.
Ông không chỉ là người em kính yêu mà còn là người dạy cho em nhiều bài học quý. Nhờ ông mà em có khu vườn trong xanh để chơi đùa, có trái ngon để ăn. Không chỉ thế em còn học được ở ông tính kiên trì, nhẫn nại và khéo léo. Em mong sau ông khỏe mạnh, sống lâu để em có thể nhìn thấy ông chăm sóc khu vườn mỗi ngày.
Trả lời :
Chú / chuồn chuồn / nước / tung cánh / bay / vọt / lên.Cái / bóng / chú / nhỏ xíu / lướt / nhanh / trên / mặt hồ . Mặt hồ / trải rộng / mênh mông / và / lặng sóng.
Chắc vậy
a, Dùng 1 gạch (/) tách từng từ trong đoạn văn trên. Chú / chuồn chuồn / nước / tung cánh / bay/ vọt / lên / cái / bóng / chú/ nhỏ xíu / lướt / nhanh / trên / mặt hồ / mặt hồ / trải rộng / mênh mông / và / lặng sóng /. Mình nghĩ vậy 😘
A, Đặt hai câu mỗi câu có 01 từ " của " làm danh từ.động từ
Danh từ : Ông tôi để lại của cải cho bà và các cháu trước khi nhắm mắt xuôi tay
Động từ : Chúng tôi quyết tìm ra nguyên nhân của sự việc này.
B, Đặt ba câu mỗi câu có 1 từ " hay " làm tính từ,động từ,quan hệ từ
Tính từ : Bộ phim " Quỳnh búp bê " rất hay
Đông từ : Cứ đi chơi đi đã, chuyện đó để sau hẵng hay.
Quan hệ từ : Hè này bạn đi nghỉ mát ở Hạ Long hay Nha Trang?
C, Đặt hai câu mỗi câu có 1 từ " Việt Nam " làm danh từ,tính từ
Việt Nam, Tổ quốc thân yêu!
Đặt câu :
a, Có từ "của" là tính từ
b,Có từ "của " là quan hệ từ
Câu hỏi : Con sông nào được nhắc đến trong bài thơ : " Hạt gạo làng ta " ?
Trả lời :
Sông Kinh Thầy.
Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.
Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.
Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.
Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.
Em được sống trong một gia đình đầy ắp tình thương và sự hòa thuận. Cả nhà, người được kính yêu nhất là bà. Với em, bà là cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi thơ của em.
Bà đã ngoài bảy mươi tuổi, như cổ nhân thường nói đây là tuổi “xưa nay hiếm”. Bà đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn và dai sức lắm. Khuôn mặt thanh tú của bà in đầy các vết nhăn của thời gian và sự lo âu, vất vả. Bà trông như cây mai gầy guộc, mảnh mai nhưng rắn rỏi, vững vàng. Mái tóc bà đã sớm bac trắng, đôi mắt thì nheo nheo nhưng ánh mắt vẫn sáng và nhân từ. Đôi tay của bà gầy guộc, các đường gân và mạch máu nổi rõ lên, nhưng vẫn nhanh nhẹn lo toan được đủ việc trong gia đình. Mẹ vẫn thường nói với em, cả đời bà vất vả quá, khi trẻ lo toan việc nhà để chồng yên tâm đi chiến đấu, nay lại chăm sóc gia đình để các con phấn đấu vươn lên, rồi bà lại chăm chút các cháu để chúng trưởng thành. Vậy là bao nhiêu gánh nặng gia đình một mình bà gánh vác hết. ơ trong nhà, bà luôn là trung tâm hòa giải mọi chuyện, bà thường nói: “Chuyện trong nhà, cứ lớn thì coi là nhỏ, mà nhỏ thì coi như là không có thì mọi chuyên sẽ êm đẹp cả thôi!”. Tôi vừa yêu quý bà lại vừa thương bà. Nhiều lúc tôi chỉ muốn ngã vào lòng bà và nói: “Bà ơi, cháu yêu bà lầm!
Bà tôi nhiều tuổi nhưng rất chăm tập thể dục buổi sáng. Bà cứ chê lũ trẻ chúng tôi học nhiều mà lại ham ngủ, ít tập tành. Việc nhà nhiều vậy mà bà tôi vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Bà tham gia Hội phụ nữ phường, Hội hòa giải, Hội từ thiện,… Ai ai cũng quý mến bà, có việc gì mọi người thường tới hỏi và nghe bà phân tích. Bà tôi không khéo nói, nhưng bà nói lại hợp tình hợp lí nên dễ thuyết phục mọi người. Vừa rồi, nhà bác hàng xóm sơ ý bị cháy, bà kêu gọi mọi người giúp đỡ để vượt qua khó khăn buổi đầu. Tôi thật sự tự hào về bà mình.
Bà sống giản dị và khiêm nhường. Những bữa cơm của gia đình em dưới tay bà thật ấm cúng. Bà khéo chiều lòng được cả nhà với những món ăn bình dân nhưng ngon lành, sạch sẽ. Nhà có máy giặt nhưng bà vẫn động viên mọi người vò tay rồi hãy cho vào máy. Bà bảo như thế sạch hơn.
Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần em bị sốt dịch. Trong trạng thái nóng sốt li bì, em phải đi viện một tuần. Bà luôn ở bên em, mồi lần bừng tỉnh em thấy đôi mắt lo âu của bà, những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng, những lời động viên, an ủi của bà hình như có sức mạnh hơn thuốc. Em bình phục dần, và lúc đó mới thấy có vài ngày mà đôi má bà hõm sâu, mái tóc bà bạc thêm nhiều. Lòng xúc động sâu sắc, em nắm chặt tay bà nghẹn ngào không nói nên lời. Em có nhiều “mẹ” quá, mẹ ở nhà này, ở trường này và bà luôn bên cạnh em. Em tự nhủ lòng mình phải cố gắng sao cho khỏi phụ lòng những “Người mẹ” của mình, phải học giỏi và ngoan để vui lòng họ. Em vô cùng yêu quý và biết ơn bà. Bà sẽ mãi mãi là người em kính yêu nhất. Em mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu. Bà ơi, bà bình thường thôi mà sao thật là vĩ đại!