Công nghệ thông tin phát triển đã đem đến sự thay đổi tốt đẹp cho con người nhưng cũng mang đến không ít những tiêu cực, đặc biệt là hiện tượng sống ảo trong giới trẻ hiện nay.
Em hãy trình bày suy nghĩ về hiện tượng trên.
Giúp mình với, mình đang cần gấp ạ -((
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trả lời:
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
hok tốt !
^_^
Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.
Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.
Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.
Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
* Mở bài:
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
* Thân bài:
1. Khái niệm lòng hiếu thảo: Lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
2. Biểu hiện lòng hiếu thảo:
– Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.
– Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên.
3. Nhận thức: (Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?)
– Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
– Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca.
– Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm.
– Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng.
– Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cai trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ.
– Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
– Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
– Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn luân lý đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời.
– Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhân quả trong cuộc sống.
4. Hành động: (Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?)
– Biết kính trọng ông bà, cha mẹ.
– Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu.
– Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.
– Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên
– Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.
5. Phê phán: Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. những người như thế thật đáng chê trách.
6. Bài học:
– Sống phải có lòng hiếu thảo.
– Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
* Kết bài:
Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo vốn là trung tâm trong hệ thống đạo đức của Nho giáo. Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể. Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, họ hiếu thuận vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, họ hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng. Con người sống phải có lòng hiếu thảo vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Mỗi con người sinh ra đều có nguồn cội, thân tộc. Bởi thế, ta phải biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người. Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ “Hiếu”. Nhưng hiện nay còn tồn tại nhiều người có lối sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cùng nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, sống phải có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam và qua đó, giúp ta thấm thía rằng: “Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu ".
a)Truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau .
b)
Luận điểm : -Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay
-Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm.
-Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước,....
c) Phân tích luận điểm :Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm.
-Khi có tình yêu thương, con người ta không chỉ sống cho mình, vì mình nữa mà sẽ biết sống vì người người khác.
-Cả nước hướng về đồng bào miền Trung khi đồng bằng miền Trung gặp khó khăn hoạn nạn
- Khi ấy chúng ta không chỉ xây dựng được mối quan hệ gắn bó không gì có thể phá vỡ mà còn tạo nên sức mạnh để làm những điều phi thường.
-Tình thương là cơ sở để con người đoàn kết lại với nhau, tình thương giúp phát huy sức mạnh của tập thể vì những mục tiêu lớn lao, đẹp đẽ.
-Khi chúng ta biết yêu thương, biết cho đi một cách tự nguyện, chắc chắn chúng ta sẽ nhận lại những tình cảm yêu thương xứng đáng của mọi người dành cho mình
Trong cơn khủng hoảng hiện tại, chúng ta có thể nhìn rõ hai loại hành vi. Đầu tiên, chúng ta có những người không có trách nhiệm xã hội, những người với thái độ "Tôi chẳng quan tâm" hay "Bị thì bị thôi, tôi sẽ chẳng để thứ đó ngăn cản việc mình vui chơi tiệc tùng".
Nếu người ta cứ hành xử như vậy, rõ ràng họ chẳng nghĩ đến hậu quả như chẳng may lây cho những người họ yêu thương, bạn bè, đồng nghiệp, hay nghĩ đến gánh nặng mà họ mang đến cho hệ thống y tế.
Thứ hai, chúng ta có những người lo sợ, nghĩ rằng đây là tận thế. Chúng ta có thể thấy cảnh người ta hoảng loạn đi mua hàng hóa, tích trữ đồ ở khắp nơi. Từ khóa mà chúng ta nên tự hỏi bản thân mình là điều đó "có lý" hay không.
Cá nhân tôi nghĩ chỉ cần mua đủ thực phẩm cho 2-4 tuần trong trường hợp phải ở nhà hay tự cách ly. Chúng ta luôn hi vọng cho những điều tốt nhất, nhưng cũng nên chuẩn bị cho những điều xấu nhất.
Nói đến chuyện ở nhà và tự cách ly, tôi tin rằng mọi người nên nghiêm túc làm như vậy nếu mình có thể. Tôi biết rằng việc đó thật khó chấp nhận đối với những người hướng ngoại và những người thích giao tiếp xã hội, nhưng cần phải hiểu rằng chúng ta đang ở giữa một trận đại dịch.
Tôi cũng là người hướng ngoại, nhưng tôi đã làm việc ở nhà và hủy bỏ hết các hoạt động bên ngoài không cần thiết suốt 10 ngày nay. Tôi làm vậy vì không muốn mình mắc COVID-19 và trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đang rất căng thẳng.
Thật ra việc ở nhà cũng có cái lợi, ngoài việc có nhiều thời gian hơn để tập thể dục, kỹ năng nấu nướng của tôi cũng cải thiện nhiều và tôi dành thời gian suy nghĩ về mặt tích cực của cơn đại dịch này.
Loài người vẫn tự xưng là "tối cao" trong các sinh vật sống trên hành tinh này, nhưng chúng ta lại bị những sinh vật nhỏ nhất như virus làm tê liệt.
Điều này nhắc nhở chúng ta về cách mà loài người đã và đang sống như thế nào? Có lẽ đây là thời gian mà chúng ta nên suy ngẫm về cuộc sống của mình. Liệu đây có phải là một hình phạt do chúng ta đối xử tệ với thiên nhiên?
Sau các biện pháp sức khỏe cộng đồng mạnh mẽ như yêu cầu mọi người ở nhà và giữ khoảng cách xã hội được hầu hết các chính phủ áp dụng, môi trường tự nhiên lại trở nên tươi đẹp hơn trên toàn thế giới.
Sinh vật biển trở về vùng biển của Ý, bầu trời Bắc Kinh xanh lại nhờ giảm sản xuất và phát thải công nghiệp. Trong khi COVID-19 cướp đi nhiều mạng sống, có lẽ cũng nhiều người sẽ được cứu nhờ giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm công nghiệp.
Đại dịch này cho chúng ta thấy rằng cách mà các nền kinh tế đã và đang vận hành tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe rất lớn.
Chúng ta hãy can đảm lên! Trung Quốc đã cho thế giới thấy rằng chúng ta có thể thắng cuộc chiến chống lại COVID-19. Đây là lúc chúng ta phải đoàn kết, hợp sức với chính phủ để ngăn chặn virus, để vượt qua thách thức.
Thật kỳ lạ khi một con virus nhỏ bé lại khiến tôi và các bạn suy ngẫm về gần như mọi thứ trong cuộc sống của mình. Khi Chính phủ Canada cảnh báo công dân ở nước ngoài nên nhanh chóng trở về nước trước khi vận tải hàng không quốc tế đảo lộn do các lệnh hạn chế, tôi quyết định ở lại Việt Nam vì cảm thấy an toàn hơn.
Khi đọc trên báo chí về nỗ lực chờ đợi để có tấm vé giờ chót trong căng thẳng, hồi hộp, bay lòng vòng gần 4 ngày của những đồng hương khác để về quê, tôi bỗng nhận ra khi thế giới thay đổi, nơi tôi gọi là nhà, hòn đảo ở bờ đông Canada lại xa xôi trên đường về thế nào.
Tôi luôn cho rằng mình có thể về nhà bất cứ lúc nào (trong tình huống bình thường) khi cần. Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt như dịch bệnh COVID-19, khoảng cách địa lý của hành trình khiến việc về quê gần như không thể.
Tôi phải quá cảnh ở hai sân bay nước ngoài và đợi ở một sân bay khác tại Canada trước khi về đến thành phố của mình. Các chuyến bay ấy đều đã gửi thông báo hủy chuyến.
Thậm chí nếu chuyến bay không bị hủy, khi về lại Canada tôi chắc chắn phải cách ly với gia đình mình trong ít nhất 2 tuần. Nếu so sánh số lượng ca bệnh giữa Việt Nam và Canada, tôi thấy rằng nguy cơ nhiễm virus từ quê nhà là cao hơn, Canada nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, quy định là quy định, tôi chắc chắn sẽ tự cách ly vì sự an toàn của tất cả mọi người.
Thật trớ trêu, sau tất cả những nỗ lực vượt trùng dương để về nhà, chúng tôi vẫn phải cách ly 2 tuần với người thân, bạn bè mình, gần đấy mà lại xa. Nhưng xa cũng hóa gần khi chúng ta đang sống trong thời đại mà việc nói chuyện với nhau rất dễ dàng qua Internet bằng một cuộc điện thoại.
Điều này cũng giúp chúng tôi thông tin cho gia đình, bạn bè, người thân về tình hình dịch bệnh ở nơi mình đang sống dễ dàng, giảm bớt những âu lo không cần thiết.
Gần hay xa, xa hay gần, điều đó tùy thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận. Hi vọng sau các biện pháp mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh, chúng ta nhanh chóng về gần với cuộc sống bình thường trước đây của mình. Mọi thứ rồi sẽ ổn. Hoa vẫn nở. Nắng sẽ lên và cuộc sống lại bình thường như chưa bao giờ có sự cách ly.
Thời gian ở nhà quý giá
Hiện nay mỗi khi đi ra ngoài, tôi cố gắng mua tất cả nhu yếu phẩm mình cần trong một thời gian dài để tránh phải ra ngoài đường nhiều hơn một lần một tuần.
Tôi trân trọng thời gian này vì có nhiều thời gian cho bản thân, không cần phải vội vàng và gấp gáp như thường ngày. Cụ thể, tôi cố gắng dành thời gian đọc sách truyện, học ngoại ngữ, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, dọn dẹp nhà cửa...
Ngoài ra, tôi cố gắng học những công thức mới để tránh lãng phí thực phẩm, cũng như một số cách sắp xếp thực phẩm hợp lý trong tủ lạnh, cách thức giữ thực phẩm lâu hơn. Tôi theo đạo Chúa nên cũng dành thời gian cầu nguyện và tham dự lễ của nhà thờ online.
Thường ngày tôi vô cùng bận rộn, nên đối với tôi đây lại là một cơ hội tốt để dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Cụ thể, mỗi ngày tôi có thể nói chuyện với gia đình tôi lâu hơn cũng như "buôn dưa" với bạn bè. Ở nhà, tôi không những có thời gian cho bản thân mà còn hoàn thành được trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội.Để có thể giữ cho mình có suy nghĩ tích cực, tôi cũng hạn chế dành thời gian trên mạng xã hội vì hiện nay có không ít người lan truyền thái độ sống tiêu cực cũng như tin giả, tin thiếu chính thống khiến mình dễ "nản lòng" và ảnh hưởng đến tâm lý.
Chính vì vậy, giờ đây tôi chỉ lên mạng để hỏi thăm và liên hệ người thân, gia đình, bạn bè, truy cập những trang báo chính thống cũng như giải trí.
Một vấn đề đi ngược với các giá trị sẻ chia và gắn kết là việc mua sắm quá mức cần thiết trong cơn hoảng loạn. Thay vì chỉ mua những nhu yếu phẩm đủ dùng trong một đến hai tuần, nhiều người biện minh rằng họ mua dư để đảm bảo đủ nhu yếu phẩm trong thời gian khó khăn này.
Tuy nhiên, mua sắm hoảng loạn dễ dẫn đến việc mua những thứ mình không cần và không sử dụng đến, vì hiện tượng này hoàn toàn dựa trên cảm xúc của người mua và khi mua họ không suy nghĩ liệu họ có cần món đồ này hay không. Như vậy, rất nhiều đồ sẽ trở thành rác thải không cần đến, làm hại môi trường.
COVID-19 chắc chắn sẽ qua đi. Chính vì vậy chúng ta cần phải nghĩ đến nhau, và nghĩ đến cả những người trong hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta.
Trong một số trường hợp, tôi mua dư một chút và phát cho những người khó khăn, đặc biệt là người già trong khu vực. Nhưng theo tôi, trách nhiệm cơ bản là chỉ mua vừa đủ dùng để giá thực phẩm và nhu yếu phẩm không bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho người già và người nghèo.Nên chính vì vậy ta hãy cố gắng chung tay đẩy lùi dịch bệnh này