K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề thi đánh giá năng lực

30 tháng 5 2021

+ Luôn chủ động, tự giác trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.

+ Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, không rụt rè, ba phải, dựa dẫm

+ Chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.

+ Kiên trì, bền bỉ gặt hái thành công. Luôn hiểu và chấp nhận “thất bại là mẹ thành công”.

+ Thường nhận được phản hồi tốt, đánh giá cao từ mọi người.

 

+ Có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, chịu khó tìm hiểu, mày mò. Khi tự tin, bạn có thể nói, làm những gì bạn hiểu và biết một cách chắc chắn. Bạn không sợ sai lầm hay không sợ bị chỉ trích. Còn nếu bạn vừa không tự tin, vừa không chịu tìm hiểu nâng cao kiến thức, bạn sẽ dễ bị hỏi vặn lại. Và khi đó, bạn lại ấp úng, thiếu tự tin là điều dễ hiểu.

+ Nhận ra tầm quan trọng của bản thân,…

 Luôn chủ động, tự giác trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.

29 tháng 5 2021

 Thành phố Hồ Chí Minh (tên cũ là Sài Gòn) cách Thủ đô Hà Nội 1.730 km (đường bộ) vổ phía Bắc; từ trung tâm thành phố cách biển Đông 50 km theo đường chim bay, có 15 km bờ biển, diện tích tự nhiên là 2.095 km2, dân số hơn 6 triệu người.

   Tính từ khi địa danh Sài Gòn được ghi vào sổ sách của triều đình nhà Nguyễn năm 1608 cho đến nay thì vùng đất này đã được hơn 300 tuổi. Vào đầu năm Mậu Dần (1698), quan Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh Chúa Nguyễn vào mở mang vùng đất phía Nam. Ông đã thành lập phủ Gia Định, lập xứ Đổng Nai, Sài Gòn, dựng dinh Trấn Biên... Vùng đất Nam Bộ lúc đó đất rộng người thưa. Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, số dân ở đây chỉ khoảng 500 ngàn người. Thống đốc quân sự người Pháp là Bonard chia tỉnh Gia Định thành 3 phủ, mỗi phủ có 3 huyện, dưới huyện có tổng, dưới tổng có xã. Sài Gòn lúc bấy giờ là tỉnh lị của Gia Định. Năm 1864, Chợ Lớn được tách ra khỏi Sài Gòn vì đây là khu vực sinh sống của người Hoa đang trên đà làm ăn thịnh vượng.

   Cuối thế kỉ XIX, Sài Gòn đã mang dáng dấp của một đô thị theo kiểu phương Tây. Trong nội thành đã xuất hiện những trục đường lớn có ngã tư, ngã năm, ngã bảy. Nhiều nhà tầng xây bằng gạch, xi măng cốt thép, quảng trường, bến cảng, công viên... lần lượt mọc lên. Trên địa bàn Sài Gòn có tới hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà đoạn chảy qua thành phố dài 106 km. Hệ thống đường sông từ thành phố lên miền Đông và xuống các tỉnh miền Tây, sang Cam-pu-chia đểu thuận lợi. Khí hậu ở đây chia ra làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27°c. Thổ nhưỡng chủ yếu do phù sa cũ và phù sa mới bổi đắp mà thành.

   Do vị trí địa lí và những yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi nên vùng đất này sớm trở thành nơi hội tụ của các thương nhân bốn biển, năm châu. Cảng Sài Gòn được thành lập từ năm 1862. Các tàu buôn của người phương Tây và các nước lân cận đã cập cảng Sài Gòn. Các địa danh như: chợ cấu ông Lãn- chợ Cẩu Kho, chợ Binh Tây, chợ Rẫy, chợ Bến Thành... dần dần trở nên quen thuộc đối với thương nhân.

   Cuối thế kỉ XIX (ngày 15/3/1874) Tổng thống nước Cộng hoà Pháp kí sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Từ đó, hàng loạt công trình được xây dựng: Những công sở, trường học, bệnh viện, nhà thờ, trung tâm thương mại, công nghệ dịch vụ, giao thông vận tải, bưu điện... Đầu thế kỉ XX, Chợ Lớn lại sáp nhập vào Sài Gòn. Sài Gòn - Chợ Lớn trở thành đô thị lớn nhất Đông Dương, được ca ngợi là Hòn ngọc Viễn Đông. 

   Sài Gòn được cả thế giới biết đến vì đây là nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến anh dũng chống quân xâm lược Pháp và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bằng chiến dịch Hổ Chí Minh lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Kì họp thứ nhất của Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà Xã hội Chù nghĩa Việt Nam tổ chức vào ngày 2 tháng 7 năm 1976 đã quyết định đổi tên Sài Gòn là thành phố Hổ Chí Minh.

   Toàn thành phố hiện nay có 24 quận, huyện. Nội thành có các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Binh, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Thủ Đức, Gò Vấp, Binh Tân và Tân Phú. Ngoại thành có các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. Tổng cộng là 317 phường, xã, thị trấn. Các dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer... cùng chung sống trên mảnh đất trù phú này.

   Dân số của thành phố khoảng 6 triệu người, từ khắp đất nước tụ họp vé đây làm ăn, sinh sống. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều vào lĩnh vực sản xuất hàng hoá, kinh doanh và dịch vụ... nên thành phố đã có quy mô của một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn nhất nước. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam, bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương. Sàn bay quốc tế Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố 7 km, là sân bay lớn nhất ở Việt Nam với hàng chục đường bay quốc tế.

   Ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện, thành phố Hổ Chí Minh còn có tiềm năng du lịch rất lớn. Nơi đây là vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam và cũng là nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, Bến Nhà Rồng và Bảo tàng Hổ Chí Minh là di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Các di tích cách mạng khác như Địa đạo Củ Chi, 18 thôn Vươn Trầu, Đền thờ liệt sĩ Bến Dược, các nhà bảo tàng, nhà hát lớn, các công trình kiến trúc thời Pháp lá những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây, thành phố đã xây dựng thêm nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bình Quới, các khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kì Hoà, Suối Tiên,.. đã thu hút lượng du khách khá đông. Thành phố đang tiến hành tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ... khôi phục nền văn hoá truyền thống kết hợp với tổ chức lễ hội, các tua du lịch sinh thái để khai thác tiềm năng và phát triển công nghệ du lịch của thành phố.

   Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hổ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như Bến Nhà Rồng, Cảng Sài Gòn, Đền thờ Quốc TỔ, Dinh Xã Tây (ủy ban Nhân dân Thành phố), Nhà hát lớn, Bưu điện Thành phố, các ngôi chúa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đinh Giác Viên...), các nhà thờ cổ như Đức Bà, Huyện Sĩ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá và có một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống của người Việt, người Chăm, người Khơme với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

   Có thể nói Sài Gòn - thành phố Hổ Chí Minh là trung tâm văn hoá, chính trị của miền Nam ra đời và phát triển khá sớm và phong phú của sách, báo, trường học, của đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ, các hoạt động giao lưu văn hoá, văn học, nghệ thuật diễn ra thường xuyên khiến cho Sài Gòn từ lâu đã là một thành phố có ảnh hưởng về văn hoá đối với cả nước. Với tiềm năng to lớn, trong một tương lai không xa, chắc chắn thành phố Hổ Chí Minh sẽ phát triển ngang tầm với các thành phố hiện đai, văn minh trong khu vực và trên thế giới.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/gioi-thieu-thanh-pho-ho-chi-minh-c37a16588.html#ixzz6wEAZBPFP

29 tháng 5 2021

BẠN KHAM KHẢO NHÉ!!!

Trời đã tang tảng sáng. Trước mắt em, không gian biến màu dần trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng lan toả khắp không gian như thoa phấn lên những toà nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, diễm lệ. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố mang tên Bác như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.

Giây phút kì diệu đã đến. Mặt trời đang mọc. Bầu trời lúc rạng sáng chuyển biến rất nhanh, có thể nhận rõ từng bước một. Phía Đông, sắc trắng đổi dần sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên thủng lớp mây dày xốp. Ánh sáng ban mai lan toả khắp nơi, cảnh vật bừng thức dậy trong làn gió trong lành, mát rượi. Hàng vạn ngôi nhà to nhỏ, cao thấp nhấp nhô dần dần hiện rõ đường nét, sắc màu. Những vùng cây xanh bỗng oà tươi trong nắng sớm. Hàng cây ven đường ướt sương, lấp lánh dưới ánh bình minh.

Đường phố bắt đầu huyên náo. Một ngày mới bắt đầu.

Trên đường, từng đoàn xe tải, xe lam, ba gác máy, hon đa, xe đạp... chở hàng hoá, thực phẩm toả về các chợ. Tiếng động cơ ồn ã, tiếng còi xin đường lanh lảnh khuấy động không gian.

Tiếng rao lảnh lót của những hàng quà sáng ngân dài dọc phố: “Ai xôi nóng đây! Bánh mì nóng mới ra lò đây! Bánh tiêu, bánh bò đây... ” hoà quyện vào nhau, tạo thành một thứ âm thanh vô cùng quen thuộc.

Trong dòng người ngược xuôi, giữa muôn màu áo của cán bộ, công nhân tới cơ quan, nhà máy, nổi bật lên sắc trắng của đồng phục học sinh đang tấp nập tới trường.

Nhịp điệu thôi thúc, hối hả của cuộc sống công nghiệp hoá ở một thành phố lớn đã cuốn hút mọi người. Gương mặt ai cũng tràn đầy một niềm phấn chấn và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu.

Em yêu mến và tự hào biết mấy về thành phố Hồ Chí Minh của em!

28 tháng 5 2021

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.

Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn sỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.

Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.

Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyến luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" - cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.

Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.

"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.

28 tháng 5 2021

CẢ BÀI VĂN VÀ DÀN Ý ĐỀU Ở ĐÂY

K VÀ KB VỚI MIK NHA

Dàn ý miêu tả ngôi nhà - Mẫu 1

I. Mở bài

Giới thiệu chung vị trí ngôi nhà, cảm giác chung về ngôi nhà?

II. Thân bài

1. Những nét chung

  • Nhà có hàng rào, có vườn, có sân không? (Hàng rào bằng chất liệu gì? Có gì đặc biệt? Trong sân, vườn, có cây cối, hoa cảnh gì?... ).
  • Nhà rộng hay hẹp? Bằng vật liệu gì?
  • Nhà có bao nhiêu phòng? sắp xếp ra sao?

2. Đặc tả một số chi tiết

  • Phòng đầu tiên (hoặc phòng khách) được trang hoàng như thế nào? Có nét gì đặc biệt?
  • Phòng em học ở đâu? Phòng được sắp xếp như thế nào? Có gì thuận tiện hay trở ngại cho việc học tập của em?

III. Kết luận

Cảm nghĩ của em về ngôi nhà.

Dàn ý miêu tả ngôi nhà - Mẫu 2

1. Mở bài:

  • Giới thiệu địa điểm ngôi nhà
  • Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà

2. Thân bài

* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà

  • Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
  • Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)

* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:

(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)

  • Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?
  • Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...
  • Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt của gia đình và bản thân em như thế nào?

3. Kết bài:

Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.

Tả ngôi nhà thân yêu - Mẫu 1

Cuộc sống mang con người đi xa, tới nơi có những vùng đất mới. Nhưng sau tất cả, ta chỉ có một nơi để trở về, đó là mái nhà yêu thương, nơi ta đã lớn lên, nơi có gia đình thương yêu ta.

Ngôi nhà của em là một căn nhà 3 tầng trong một ngõ nhỏ của thành phố quê hương thân yêu. Phía bên ngoài nhà được sơn màu vàng nhạt, đi từ xa có thể nhìn thấy chiếc cổng màu xanh ngọc và ngôi nhà trong khoảng sân nhỏ bé đầy cây cảnh. Khi cánh cửa gỗ lim mở ra có thể thấy phòng khách mở ra ngay trước mắt. Tường phòng khách được sơn màu giống như phía bên ngoài. Bộ bàn ghế gỗ được kê sát tường, để trống một phía bên trái cho mọi người dễ dàng đi lại. Ngay bên cạnh bộ bàn ghế, sát cầu thang đi lên là tủ sập kê tivi. Trên kệ tủ ấy, bố em còn trang trí thêm một ông thần tài bằng đá và một lọ hoa rất đẹp. Trên tường phía đối diện bộ bàn ghế là bộ tranh tứ quý tùng, cúc, trúc, mai. Bố em nói treo bộ tranh này để nhắc nhở chúng em học tập những đức tính của người chính nhân quân tử. Ngửa mặt lên nhìn có thể thấy bộ đèn chùm treo chính giữa. Màu đèn kết hợp với màu tường nhà khiến cả căn phòng sáng bừng lên, tươi mới lạ kì. Phía bên trong phòng khách là phòng bếp. Phòng bếp nhà em không to lắm nhưng đầy đủ những vật dụng cần thiết . Bên tay trái đặt bếp, trạn, bồn rửa tay,... còn bên tay phải là bộ bàn ghế gỗ để gia đình em có thể cùng nhau quây quần mỗi bữa cơm.

Bước lên cầu thang lên gác có thể thấy có lối đi chia về hai hướng. Rẽ sang bên trái là phòng của bố mẹ em, còn bên phải là phòng của em trai em. Phòng bố mẹ lớn hơn một chút so với các phòng còn lại, được sơn màu hồng tím nhạt. Bố em sơn màu sơn này vì đó là màu yêu thích của mẹ. Phòng em trai em són màu xanh đậm. Đúng tính chất căn phòng của một cậu bé năng động, căn phòng ấy có đủ loại đồ chơi và hình dán các siêu anh hùng. Trên tầng 3 là phòng của em và hiên nhà, nơi để phơi và giặt quần áo. Em chọn căn phòng trên tầng cao nhất là vì từ đây có thể nhìn ra thành phố, không khí rất thoáng đãng, trong lành.

Em rất yêu ngôi nhà của mình, yêu cuộc sống nơi đây, nơi gắn bó với em từ lúc em sinh ra cho tới từng ngày em lớn. Mai này khôn lớn trưởng thành, ngôi nhà sẽ là điểm tựa cho em lớn lên từng ngày. Vì em biết, mỗi sáng tỉnh giấc, nơi đây luôn có người tiễn em ra cửa, và mỗi chiều khi trời xế bóng, luôn có người mở cửa chờ em

Tả ngôi nhà thân yêu - Mẫu 2

Nếu ai hỏi tôi khi mệt mỏi nhất, chán nản nhất tôi sẽ làm gì thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời đó là tôi sẽ trở về ngôi nhà thân yêu của mình. Cuối năm ngoái bố mẹ tôi vừa mới sửa sai tân trang lại ngôi nhà nên bây giờ trông nó đẹp hơn hẳn và tôi luôn tự hào khoe với các bạn về ngôi nhà mà tôi đang sống.

Thực ra nhà tôi không to lắm, chỉ vẻn vẹn hai tầng và một tum chứ không cao tầng như biết bao ngôi nhà khác nhưng nó lại vô cùng thích hợp cho gia đình tôi đủ ở và vô cùng ấm áp. Từ xa nhìn lại ngôi nhà như một chú robot khổng lồ khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm trông vô cùng bắt mắt và nổi bật. Phía trước cửa nhà là một chiếc sân khá rộng được lát gạch màu đỏ tươi, trên sân bố tôi trồng rất nhiều cây cảnh nào hoa hồng, hoa loa kèn, cây lộc vừng, cây xanh… Đặc biệt chiếc sân nổi bật là nhờ có hai bức tranh to được vẽ tỉ mỉ và kĩ càng trông rất đẹp. Bố tôi luôn tâm đắc về hai bức tranh này. Bước qua cửa kính chính là phòng khách của gia đình tôi. Căn phòng được trang trí khá giản dị nhưng lại rất tinh tế. Cả căn phòng được bố mẹ tôi sơn màu xanh lá trông rất mát mắt. Ở chính giữa phòng là bộ bàn ghế làm bằng gỗ bên trên có đặt một chậu hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và phía trước là một chiếc kệ nhỏ để đặt tivi và ông thần tài ở bên cạnh.Điểm nhấn của căn phòng là chiếc đèn chùm được treo ở trên trần nhà trông rất đẹp và thanh tao.Đây là căn phòng được bố mẹ tôi dùng để tiếp khách và cũng là địa điểm mà gia đình chúng tôi sum vầy sau mỗi bữa cơm để cùng nhau xem phim hay trò chuyện. Có lẽ chính vì vậy nên căn phòng tỏa ra rõ sự ấm áp sum vầy của gia đình tôi. Từ phòng khách đi sâu vào trong sẽ có nhiều phòng khác như phòng ngủ của bố mẹ, nhà vệ sinh, và nhà bếp. Và đi lên tầng hai của căn nhà chính là phòng ngủ của chị em tôi và một phòng thờ. Mỗi căn phòng đều có một chức năng riêng của nó và vô cùng tiện ích. Ví dụ như nhà bếp sẽ là nơi gia đình tôi tụ tập nấu ăn và ăn uống ở đây nên ba mẹ tôi đã đặt sẵn một bộ bàn ghế nhỏ trong nhà bếp. Đây cũng là nơi mà gia đình tôi được sum vầy quanh mâm cơm sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng. Hay nhà vệ sinh là nơi vệ sinh cá nhân của mỗi người; hay phòng ngủ là không gian riêng của mỗi người nên sẽ được trang trí theo ý của mỗi người trong gia đình.

Tôi yêu và tự hào về ngôi nhà của mình lắm.Đây chính là thân thiết và ấm cúng nhất mà tôi gắn bó suốt từ thuở ấu thơ. Bởi vậy nên những lúc rảnh rỗi tôi luôn cùng với mọi người dọn dẹp hoặc sửa sang lại ngôi nhà để nó thêm đẹp hơn.

28 tháng 5 2021

mình chỉ cho dàn ý thôi

28 tháng 5 2021

       Thời gian là một dòng chảy vô tận, nó không bao giờ kết thúc, tuy nhiên thời gian có một đặc điểm đặc hữu, nó trôi qua, lướt qua chúng ta và không bao giờ quay lại. Vì thế, đừng lãng phí thời gian, bởi lẽ, một khi nó đã "trôi" đi thì ta sẽ chẳng có thể nào lấy lại được.
      Thời gian là nơi chứa đựng sự thay đổi của mội vật. Một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Và nếu như chúng ta đang ở tuổi vị thành niên, chúng ta sẽ chẳng thể nào quay lại tuổi sơ sinh được nữa. Vào vấn đề chính, lãng phí thời gian là khi chúng ta dành thời gian quá nhiều vào những việc mà được coi là vô dụng, hay là khó có thể xảy ra, hay là con người ta săp xếp thời gian biểu không hợp lí, làm cho công việc trở nên khó khăn, phức tạp. 
      Ngày nay, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy con người đang lãng phí thời gian. Chúng ta tập trung vào Internet, các thiết bị điện tử quá nhiều. Tất nhiên, chúng rất cần thiết cho công việc và đặc biệt là cho học sinh trong thời kì dịch bệnh như bây giờ. Tuy nhiên, những lúc các bạn học sinh được nghỉ hè, hay là đối với các anh chị đang tầm lớp 9, 10, 11, việc sử dụng điện thoại qua nhiều trong 1 ngày  chỉ để lướt fb, chơi game hay xem phim là không cần thiết( Em nói có vẻ hơi quá nhưng em cũng mong các anh chị sẽ giảm bớt mức độ dùng điện thoại của mình). Thay vào đó, mọi người có thể đi học tập hay là đi chơi với bạn bè. Vfa có một hiện tượng rất phổ biến ở chúng ta, khi thức dậy thì chúng ta không lập tức ra khỏi dường, nói trong tiếng anh là chúng ta chỉ wake up chứ chưa get up, như vậy cũng là lãng phí thời gian. Và đặc biệt, là có rất nhiều người cho rằng thời gian cong nhiều, thời gian là vô hạn, nên cứ để đấy, việc nay mai làm. Đã có rất nhiều bạn học sinh mắc phải vấn đề này, bài tập cho về nhà sáng chủ nhật nói là để chiều, chiều để tối, còn tối thì xem TV đến 8:00 rồi vào làm bài, và có khi còn có vài bạn để đến sáng thứ 2 dậy sớm mới làm. Lớp em đã có rất nhiều trường hợp như vậy. 
      Lãng phí thời gian gây ra hâu quả rất lớn, có thể ta sẽ bị mất đi rất nhiều thứ, tương đương với số thời gian ta để mất đi, ta có thể mất đi kiến thứ, mất đi hằng bao nhiêu tình bạn đẹp đẽ của tuổi thơ, mất đi ước mơ, mất đi sự thành công của mình, và có thể, lớn nhất, là mất đi mạng sống.
     Cuộc đời trôi qua thật nhanh, không nên hoài phí thời gian theo đuổi những điều không cần thiết. Hãy tận dụng từng phút, từng giây để làm những điều có ý nghĩa để bản thân không cảm thấy hối tiếc. Đừng trách móc, phán xét người khác mà hãy dành thời gian cho cuộc sống, công việc và hành trình tương lai của mình. Bạn sẽ cảm thấy điều đó có ý nghĩa và thật hạnh phúc. Thời gian là vô tận nhưng chúng ta lại không như vậy, 1 đời người ngắn ngủi biết bao, thoáng chốc đã trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào mình còn nắm trong vòng tay ấm áp của mẹ, bây giờ mình đã ngồi trren ghế lớp 7 của nhà trường. Vì vậy, không nên phí phạm thời gian, mà hãy dành thời ghian cho những việc thật ý nghĩa. Để làm được điều đó, bạn cần biết rõ mục tiêu trong mỗi việc làm của mình. Nếu không tính toán, suy nghĩ đến mục đích và lợi ích khi làm, bạn có thể lãng phí thời gian mà không hay biết. Hãy đặt những mục tiêu dễ dàng trước, rồi dần dần tăng cấp lên, khó dần, hãy ưu tiên những việc quan trọng và cần sơn trước. Và hãy từ chối những cám dỗ, những lời dụ dỗ vào những việc không cần thiết.
       Thời gian đi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy bạn hãy biết quý trọng thời gian, đừng nên lãng phí ns, nếu không, bạn sẽ thấy lúc đó mình thật ngu ngốc biết bao, bạn sẽ hối hận, muốn quay lại để làm lại tất cả từ đầu

Bài của em có tham khảo ý một chút của một vài bài khác, những bài này hầu hết là em đã tự viết ạ.

28 tháng 5 2021

                     bài làm 

Đất nước ta đang ngày càng phát triển, hội nhập không ngừng. Đời sống của con người cũng được cải thiện. Cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn. Khiến cho con người mắc phải căn bệnh lãng phí. Đây là căn bệnh mà nhiều người sống trong xã hội này mắc phải. Lãng phí là hành động mà một cá nhân hay một tổ chức tiến hành công việc nào đó mà gây tốn kém, hao tổn một cách vô ích. Đó có thể là lãng phí về nhiều mặt khác nhau. Có thể đó là lãng phí về của cải, vật chất. Trong xã hội đang rộng mở, con người càng no đủ thì những hoạt động giải trí càng được đầu tư hơn nữa. Những đám cưới với quy mô lớn được tiến hành. Khách quan đông đảo, tiệc cưới xa hoa. Tất cả chỉ để cho người khác thấy sự giàu có của mình. Để thể hiện với những người hàng xóm, bạn bè, để khoe khoang. Họ đã lãng phí không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian vào đó. Khi cuộc sống con người đầy đủ thì người ta thường phí phạm đồ dùng vật chất một cách vô tội vạ. Hiện tượng này thường thấy nhiều nhất là đối với lương thực thực phẩm. Con người có kinh tế dư dả, cuộc sống vật chất được đảm bảo nên đồ ăn thức uống cũng thoải mái không còn phải kiêng khem, hà tiện như trước kia. Thế nhưng điều này cũng dẫn tới tình trạng nhiều bạn trẻ mua quá nhiều đồ ăn thức uống sau đó dùng không hết và bỏ đi. Trong việc sử dụng lương thực thực phẩm nhiều bạn hiện nay cũng quá lạm dụng, hoang phí một cách vô tội vạ. Hễ đi siêu thị, đi chợ là sẽ mua về rất nhiều thực phẩm đồ ăn vặt để rồi sau đó chỉ ăn một chút là vứt đi. Đi ăn tại nhà hàng nhóm nào cũng gọi một bàn đầy thức ăn, bừa phứa cả ra sau đó mỗi món chỉ động đũa một vài miếng còn lại đứng lên đi về. Thay vì bỏ đồ ăn thừa lại, thực ra khách vẫn hoàn toàn có thể yêu cầu gói hộp lại đem về ăn hoặc đơn giản là gọi ít đồ ăn thôi. Như vậy sẽ đỡ lãng phí thay vì các bạn cố gắng thể hiện sự sang chảnh, đẳng cấp của bản thân bằng việc gọi một bàn tiệc rồi bỏ thừa. Hiện nay, ở một bộ phận giới trẻ đã và đang sử dụng lãng phí tiền bạc, của cải, sức lực vào những mục đích không cụ thể, cần thiết gây lãng phí. Đó là việc sử dụng tiền bạc vào những thứ vô bổ như: ăn chơi, quần áo, điện thoại, giày dép….trong khi điều kiện kinh tế không tương xứng. Hành động lãng phí có thể gây ra những gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuổi trẻ cần có những nhận thức rõ ràng về việc lãng phí trong cuộc sống, có trách nhiệm phải loại bỏ những tư tưởng và hành động lãng phí. Muốn vậy, mỗi bạn phải có những hành động thiết thực ngay từ hôm nay bằng cách không lãng phí những điều nhỏ nhất quanh mình. Mỗi bạn hãy là một tấm gương để những người xung quanh cũng từ đó mà điều chỉnh hành vi của mình.

      
"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được....
Đọc tiếp

"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

-A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất."

Cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên

Mong mn giúp e vs ạ e sắp thi r ạ! Cảm ơn MN

0