K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 7 2023

Các từ láy: phong phanh, dẻo dai.

1 tháng 7 2023

`->` từ láy: phong phanh ; dẻo dai .

`-` dấu hiệu nhận biết là :

`+` phong phanh `->` nhận biết "ph"

`+` dẻo dai `->` nhận biết "d"

29 tháng 6 2023

1.

Cụm từ ''biết mấy nắng mưa'' chỉ những vất vả, khó nhọc mà bà đã phải trải qua. Bà phải chịu biết bao khó nhọc, hi sinh nhiều điều nhưng đặc biệt tình yêu thương, sự hi sinh của bà dành cho con cháu là không bao giờ thay đổi. 

Thành ngữ: Dầm mưa giãi nắng

Ý nghĩa: Chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc đời mỗi người phải trải qua

2. 

Bài thơ: Con cò, Nói với con

29 tháng 6 2023

Câu 1:

Em hiểu rằng cụm từ "biết mấy nắng mưa" là sự gợi tả cho cuộc đời khó nhọc, cực khổ không thể xác định được để chăm cháu của người bà trong câu thơ.

Một câu thành ngữ có chứa 2 từ "nắng", "mưa":

"Dầm mưa dãi nắng"

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ: chỉ đến sự cực khổ trong lao động của con người.

Câu 2:

Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9: "Nói với con" và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".

29 tháng 6 2023

Một số ý:

- Giải thích: là việc giữ lại một phần tài nguyên, tiền bạc hoặc thời gian để sử dụng vào tương lai khi cần thiết.

+ Tiết kiệm là phẩm chất cần có ở mỗi người giúp chúng ta quản lý tài chính một cách thông minh và hiệu quả. Từ đó chúng ta có thể đạt được những mục tiêu làm việc học tập lớn hơn, có cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc hơn. 

+ Ngoài ra ta còn có thể tích luỹ được một quỹ tiền dự phòng để đối phó với những tình huống không may xảy ra với bản thân, gia đình mình.

+ Hơn nữa, khi chúng ta biết rõ số tiền mình có và biết cách sử dụng nó một cách thông minh thì ta có thể tránh được những sự lãng phí không cần thiết và tập trung vào những ưu tiên quan trọng hơn.

=> Việc tiết kiệm giúp chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách bền vững và tạo ra những cơ hội mới. Bằng cách tiết kiệm, ta còn có thể đầu tư vào việc học hỏi, du lịch,...

- Nguyên nhân cần có phẩm chất tiết kiệm:

+ Để bảo vệ môi trường: sử dụng sản phẩm tái chế giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường.

+ Tự do về tài chính của bản thân.

+ ....

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã làm gì để tiết kiệm, bản thân mình có phẩn chất tiết kiệm chưa.

- Tổng kết: Khép lại, tiết kiệm không chỉ giúp chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu và sự phát triển trong tương lai, mà còn mang lại sự an tâm và tự do tài chính.

+ Ví dụ như khi có ước mơ thực hiện điều gì đó ở tương lai, ta có thể dùng số tiền tiết kiệm mình để làm điều đó.

+ Hãy bắt đầu từ những thói quen tiết kiệm nhỏ nhặt và chúng ta sẽ thấy sự khác biệt lớn trong cuộc sống của mình!.

29 tháng 6 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tiết kiệm là phẩm chất cần có ở mỗi người...)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm tiết kiệm là gì? (Ví dụ: Tiết kiệm là sự gom góp, cách chi tiêu và sử dụng tiền bạc, thời gian... một cách hợp lí...)

Biểu hiện:

+ Tiết kiệm trong cách dùng tiền hằng ngày

+ Tiết kiệm trong cách sử dụng thời gian mỗi ngày

+ Tiết kiệm bằng cách sử dụng ít điện, nước...

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Trong việc ăn uống hiện nay, thay vì ra ngoài đi ăn nhà hàng hết 1 khoản tiền tương đối lớn thì ta có thể đến siêu thị, các cửa hàng thực phẩm để mua đồ ăn về chế biến tại nhà...

Vai trò của tiết kiệm:

+ Rèn luyện phẩm chất quý giá của dân tộc ta

+ Giúp ta có thể để dành được nhiều khoản chi tiêu

+ Giúp ta biết cách cân bằng công việc hằng ngày

...

Phương pháp tiết kiệm:

+ Lập quỹ chi tiêu hàng tháng

+ Cắt giảm các khoản chi không cần thiết

+ Dành ít thời gian để sử dụng vào việc không cần thiết

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

29 tháng 6 2023

Dẫn chứng về hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại di động không đúng cách với mục đích không tốt:

+ Học sinh sử dụng điện thoại để chơi game, xem video hoặc lướt web trong giờ học.

=> Ảnh hưởng đến việc tập trung vào bài giảng, làm phiền các bạn học khác.

+ Học sinh dùng điện thoại để sao chép bài tập, đề thi hoặc gian lận trong quá trình học.

=> Mất đi tính công bằng và đạo đức trong quá trình học tập.

+ Học sinh dùng điện thoại để truy cập vào nội dung không phù hợp như nội dung khiêu dâm, bạo lực hoặc độc hại.

=> Gây hại cho tâm lý và sự phát triển của các bạn.

+ Học sinh dùng điện thoại để quấy rối, xâm phạm quyền riêng tư hoặc gây phiền nhiễu cho người khác. 

=> Ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập.

29 tháng 6 2023

Gợi ý cho em các ý:

Học sinh mang điện thoại đi học rồi lén sử dụng trong giờ học gây ra tình trạng thiếu tập trung cho bài học

Học sinh mang điện thoại vào phòng thi quay cop bài dẫn đến việc chất lượng bài thiếu công bằng và đề thi bị lộ ra ngoài

Học sinh sử dụng điện thoại nhiều giờ liên tục trong một ngày dẫn đến tỉ lệ cận thị ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao

Học sinh dùng điện thoại để sử dụng mạng xã hội, lời qua tiếng lại gây bất hòa, xô xát ngoài đời thực

Học sinh mang điện thoại đi học để chụp ảnh dìm, chụp ảnh đăng lên mạng với lời lẽ thiếu chuẩn mực

Học sinh chơi game quá nhiều dẫn đến việc lười làm bài

...

_mingnguyet.hoc24_

   Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời nàng Vũ Nương. Vũ Nương, quê Nam Xương. Nàng vừa xinh đẹp lại hiền thục, nết ta nên được nàng được gả cho Trương Sinh. Nhưng hắn lại là một người vốn có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức. Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà, Vũ Nương hết lòng chăm lo cho mẹ chồng, con thơ đồng thời gánh vác các công việc khác trong gia đình. Những ngày ở một mình, để con không tủi thân, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về, vì nghe lời ngây thơ của con trẻ đã vội kết luận cho Vũ Nương phản bội mình. Vì nàng không thể giải thích cho chồng hiểu nên đã nhảy xuống sông tự vẫn để minh chứng cho sự trong sạch của mình. Vũ Nương được Linh Phi cứu, sống tiếp đời mình ở chốn thủy cung. Tới khi gặp được Phan Lang, là người cùng làng, nàng tâm sự cùng Phan Làng rồi nhờ gửi lời cho chồng lập đàn giải oan ở bến sông thì nàng sẽ trở về. Trương Sinh theo lời lập đàn giải oan cho vợ, nhưng hình bóng Vũ Nương chỉ hiện lên chốc lát rồi biến mất. Nàng vĩnh viễn sống ở thủy cung vĩnh viễn không thể quay lại nhân gian.

 
29 tháng 6 2023

Lý do Vũ Nương nhảy sông tự vẫn là vì Trương Sinh có tính đa nghi một mực tin lời trẻ con mà không chịu tin lời nói của vợ mình, không kể rõ cơ sự cho Nương nghe chỉ nói bóng gió mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng ra khỏi nhà.

Chứ theo chuyện không phải vì "Vũ Nương không thể giải thích cho chồng hiểu" ạ:")

Âm thanh tiếng chim tu hú gợi em nhớ đến bài "Bếp lửa" của Bằng Việt 

a. "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

 Tú hú kêu trên những cánh đồng xa

 Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế."

Nội dung: Khổ thơ tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình và quê hương đầy thương nhớ của tác giả khi sống với bà. 

29 tháng 6 2023

Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ "Bếp lửa". Tên tác giả: Bằng Việt

Câu a:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu b:

Nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép: Gợi kỉ niệm của tác giả khi lên tám tuổi nhóm lửa, ở cùng bà, được bà chăm sóc đồng thời thể hiện sự tự trách của nhà thơ khi rời xa bà mà chưa đền đáp được công ơn của bà qua tiếng chim tu hú kêu tha thiết ở ngoài đồng xa.

Tác giả dùng từ :"ngọn lửa" có mức độ khái quát cao hơn. Ngọn lửa ở đây là kết tinh tình yêu thương của người bà danh cho cháu. Ngọn lửa này sẽ sáng mãi và không bao giờ tắt, soi đường chỉ lối, dẫn dắt, sưởi ấm cho người cháu trong những ngày ở nơi xa. Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt

29 tháng 6 2023

Ở hai câu cuối, tác giả dùng từ "ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp lửa" vì Người muốn tinh tế khéo léo gợi rằng từ một "bếp lửa" (một vật để nấu ăn bình thường trong nhà) mà thể hiện nên một niềm tin, niềm yêu thương mãi dai dẳng trong lòng người bà. Đồng thời muốn cho đọc giả thấy rằng "ngọn lửa" trong bà là sự trù tượng không thể dập tắt như "bếp lửa", ngọn lửa ấy luôn cháy bỏng mãnh liệt mỗi ngày.

Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa về tình yêu thương, niềm tin yêu mà người bà dành cho cháu. Đồng thời thể hiện sâu sắc tình cảm mà người bà dành cho cháu từ khi cháu nhỏ cho đến cả khi cháu rời xa mình là không bao giờ mai mọt.

Em hiểu những câu thơ trên vừa gợi tình cảm, sự biết ơn, thấu hiểu mà tác giả dành cho bà mình vừa qua đó thể hiện nên tình bà cháu luôn sâu sắc, mãnh liệt và trong tim bà luôn có một "ngọn lửa" của tình thương, niềm tin yêu dành cho cháu.

Bài tập 1. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích sau và chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. a/ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cháu cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ...
Đọc tiếp

Bài tập 1. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp có trong đoạn trích sau và chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. a/ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cháu cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. không có cháu ở đấy. Các chú cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một - hoà nhé!” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

2

Lời dẫn trực tiếp "Thế là một - hòa nhé!" 

Lời dãn gián tiếp "Nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy...phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng" 

--> Chuyển sang lời đãn trực tiếp: Chú ấy nói: "Nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô ... cầu Hàm Rồng"

29 tháng 6 2023

Lời dẫn trực tiếp: “Thế là một - hoà nhé!

Lời dẫn gián tiếp: nhờ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng.

Chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp: Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc nói rằn thế là một và hòa nhau.

 

 

 

"Truyện Kiều" ông viết trong mơ

Ngoài sông tiếng đập lụa như vẫn còn

Lụa như trăng giặt chẳng mòn

Nàng Kiều đêm ấy vẫn còn trên sông" 

( Nguyễn Việt Chiến) 

"Hai trăm năm... ờ nhỉ... hai trăm năm

Thuở vui buồn... Kiều sống giữa lòng dân

Xưa tiếng võng ru hời đêm lạnh giá

Nay cỏ mềm xanh nõn tận trời xuân" 

( Gửi Kiều cho em đêm đánh Mỹ - Chế Lan Viên ) 

 

28 tháng 6 2023

Từ câu thơ, đọc giả thấy được nỗi u uất sầu buồn của Kiều khi bị giam cầm tuổi trẻ của mình vào chốn loạn lạc ái ố. Ở cùng với cảm xúc ấy của nàng là thiên nhiên đẹp đẽ ngoài kia, khi người thưởng buồn thì họ cũng thấy cảnh đẹp ấy sao lại sầu não đến lạ. Tác giả với cái tài nghệ thuật tâm lý nhân vật đã phác lên một vẻ non xa rợn ngợp tựa ở dưới đất thông qua nỗi buồn của nhân vật Kiều lại gần tấm trăng trên trời. Mà gọi "trăng" nhà thơ dùng "tấm" càng gợi về hy vọng được tự do của nàng Kiều, tấm trăng ấy cũng như tấm thân Kiều mong muốn được gần chung với vẻ non xa ngoài kia chứ không phải là bị giam ở lầu Ngưng Bích cùng cuộc sống cô đơn lẻ loi. Từ đây ta thấy được vẻ đẹp của câu thơ không chỉ sắc sảo thể hiện nỗi niềm của người con gái tài sắc vẹn toàn với cuộc sống bấp bênh trôi nổi, mà còn tinh tế thể hiện ước muốn được tự do nhỏ bé của Kiều. 

28 tháng 6 2023

Em vảm ơn ạ, chúc chị một ngày tốt lànhvui