K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3

Nhà nước Văn Lang được thành lập vào thế kỉ VII TCN.

Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu

                                 Âu Lạc: Phong Khê

18 tháng 3

- Nhà nước Văn Lang:
+ Thời gian thành lập: Khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên (TCN).
+ Kinh đô: Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ).
- Nhà nước Âu Lạc:
+ Thời gian thành lập: Năm 258 TCN.
+ Kinh đô: Cổ Loa (nay thuộc quận Đông Anh, Hà Nội).

18 tháng 3

- Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên":

+ Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
+ Gắn liền với phong tục thờ cúng tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo.
- Truyền thuyết "Sơn Tinh - Thủy Tinh":

+ Giải thích hiện tượng lũ lụt và hạn hán.
+ Gắn liền với tục thờ cúng thần linh, cầu mong mưa thuận gió hòa.
- Truyền thuyết "Bánh chưng - Bánh giầy":

+ Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
+ Gắn liền với phong tục cúng giỗ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên Đán.
- Truyền thuyết "Thánh Gióng":

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
+ Gắn liền với phong tục rước kiệu, tế lễ trong các lễ hội.
- Truyền thuyết "Mỵ Châu - Trọng Thủy":

+ Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương.
+ Gắn liền với phong tục cấm kỵ trong hôn nhân, thể hiện lòng chung thủy.

17 tháng 3

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

=> A. người Việt với chính quyền đô hộ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
--> Xâm lược, cai trị hà khắc, bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ phương Bắc đã dẫn đến sự căm phẫn của người Việt.
--> Nỗi bất bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa người Việt và chính quyền đô hộ ngày càng gay gắt.

17 tháng 3

Đáp án: A.

Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa người Việt với chính quyền đô hộ (SGK Lịch Sử 6/ trang 72).

+ Những nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang- Âu Lạc:
--> Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
--> Tập quán ở nhà sàn.
--> Trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.
--> Di chuyển chủ yếu bằng thuyền bè trên sông.
--> Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.
+ Một số giá trị vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc vẫn được duy trì đến ngày nay:
--> Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với lúa nước là một trong những sản phẩm chính.
--> Dù không phổ biến như trước, nhưng kiểu nhà sàn vẫn còn tồn tại ở một số vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.
--> Phương tiện di chuyển chủ yếu trên sông bằng thuyền, bè vẫn được sử dụng ở một số vùng miền sông nước.
--> Mặc dù không phổ biến như trước, nhưng nghệ thuật xăm mình vẫn còn tồn tại và phát triển trong một số cộng đồng.

17 tháng 3

Nét chính về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc:
- Nông nghiệp:

+ Là ngành kinh tế chính.
+ Trồng lúa nước là chủ yếu, sử dụng cày, cuốc, thuổng, dao...
+ Làm ruộng bậc thang, biết bón phân, vun lấp, chống úng, hạn hán.
- Chăn nuôi:

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, bò, gà, vịt...
+ Biết làm chuồng trại, tích trữ thức ăn cho gia súc.
- Thủ công nghiệp:

+ Đan lát, dệt vải, làm gốm, đúc đồng...
+ Sản xuất ra nhiều sản phẩm tinh xảo, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời sống tinh thần.
- Nghề cá:

+ Là nguồn thực phẩm quan trọng.
+ Biết dùng lưới, câu, lờ... để đánh bắt cá.
- Giao thương:

+ Trao đổi hàng hóa giữa các làng, các vùng.
+ Chợ là nơi diễn ra các hoạt động giao thương.
Giá trị vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn được duy trì đến ngày nay:

- Kỹ thuật trồng lúa nước.
- Kỹ thuật làm gốm, đúc đồng.
- Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống.
- Phong tục tập quán, lễ hội truyền thống.

16 tháng 3

 

Trình bày những chuyển biến quan trọng về kinh tế và xã hội Âu Lạc trong thời kỳ Bắc thuộc. 

 
16 tháng 3

@ Đức Huy, nhìn là bt copy r ạ!

16 tháng 3

Điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh La Mã. Nó vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa đặt ra một số thách thức cho La Mã.

+ Về kinh tế:
--> Nông nghiệp: La Mã phát triển trồng lúa mì, nho, ô liu,...
--> Thủ công nghiệp: La Mã phát triển gốm sứ, dệt may, kim loại,...
--> Thương nghiệp: La Mã buôn bán với các nước láng giềng và khu vực Địa Trung Hải.
+ Về văn hóa:
--> La Mã tiếp thu và phát triển văn hóa Hy Lạp, Ai Cập,...
--> La Mã có nhiều thành tựu về kiến trúc, nghệ thuật, khoa học,...
+ Về quân sự:
--> La Mã có đội quân hùng mạnh, chinh phục nhiều vùng lãnh thổ.
--> La Mã xây dựng đế quốc La Mã rộng lớn.

16 tháng 3

Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.

ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô lộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.

Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. Năm 791, nhà Đường đem đại quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải đã họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ thành Tống Bình. Viên đô lộ là Cao Chính Bình phải rút vào thành cố thủ, rồi sinh bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị.
- Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp.
- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

Giống nhau:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.

* Khác nhau:

-Thời Âu Lạc, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân sâu sắc hơn.

 

 

16 tháng 3

(*) Giống nhau:
- Cả hai đều là nhà nước quân chủ sơ khai: Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới: Lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Chức năng chính:
+ Quản lý đất đai, sản xuất.
+ Bảo vệ an ninh, trật tự.
+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội.
(*) Khác nhau:
Về chức danh:

- Văn Lang:
+ Vua: Hùng Vương.
+ Lạc hầu: Giúp việc cho vua.
+ Lạc tướng: Đứng đầu mỗi bộ.
- Âu Lạc:
+ Vua: An Dương Vương.
+ Thống lĩnh: Giúp việc cho vua.
+ Quan lang: Đứng đầu mỗi bộ.
Về quân đội:

- Văn Lang: Quân đội được chia thành nhiều bộ, mỗi bộ có Lạc tướng đứng đầu.
- Âu Lạc: Quân đội được tổ chức chặt chẽ hơn, có thêm quân đội thường trực và đội quân thiện chiến "cùng đánh giặc".
Về luật pháp:

- Văn Lang: Sử dụng luật tục.
- Âu Lạc: Có luật pháp cụ thể, thể hiện qua việc "phân biệt rạch ròi kẻ có tội, kẻ không có tội".
Về thành tựu:

- Văn Lang: Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ổn định.
- Âu Lạc: Có thêm thành tựu về quân sự, xây dựng được thành Cổ Loa.

15 tháng 3

LÊ CHÂN

Vị tướng Lê Chân, người Hải Phòng, đã dẫn quân hưởng ứng khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.