nghị luận văn bản là j ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ok bạn, bạn hỏi đi
@Đặng Trần Thanh Xuân
From Ŧŗịɳħ Đüć Ťĭếɳ
TL :
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 7 = 14
T I C K cho mình nhé !
~HT~
Trực tiếp : " Một mảnh tình riêng, ta với ta." ....
Gián tiếp : tác giả nói đến cảnh quan .... chiều tà ,..
Bài học :
nghệ thuật biểu cảm sinh động , từ mọi vật xung quanh qua đó nói lên tình cảm của nhà thơ
Em ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.Sở dĩ em có ước mơ này là vì xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Em nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế khá phát triển, có nhiều tiềm năng, em thấy đây là một nghề phù hợp để mình có thể lo cho cuộc sống sau này. Lý do trên chỉ là lý do nhỏ trong nhiều lý do em hướng đến nghề này, lý do lớn nhất chính là tình yêu đất nước của em. Em muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp, truyền thống lịch sử vẻ vang và đức tính kiên cường, ý chí bất khuất và tinh thần mến khách, lòng thương người của Tổ quốc ta tới bạn bè năm châu. Em muốn những du khách khi đến với ViệtNamsẽ có những ấn tượng tốt đẹp và hơn nữa là em muốn hình ảnh đất nước ta sẽ in sâu trong họ. Còn gì hạnh phúc bằng khi được nói với bạn bè năm châu một cách tự hào rằng “ViệtNam, quê hương tôi đó”.
Mỗi chúng ta ai cũng có một ước mơ của riêng mình, trong đời người chúng ta luôn phải có những ước mơ, hoài bãi sống. Bởi ước mơ chính là liều thuốc giảm đau giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của số phận để vươn lên đạt được những thành tựu trong cuộc sống.
Bản thân em cũng có một ước mơ của mình. Một ước mơ mà em muốn theo đuổi tới suốt cuộc đời này đó chính là ước mơ trở thành bác sĩ được chữa bệnh cứu giúp cho mọi người xung quanh mình. Dù em biết rằng việc thi đậu vào trường đại học Y khoa là vô cùng khó khăn, nhưng em tin nếu chúng ta kiên trì, nhẫn nại, cần cù thì nhất định ước mơ sẽ thành hiện thực. Khi em nhìn thấy những người thân của mình, nhất bà là ngoại của em bị ốm căn bệnh quái ác khiến bà đau đớn từng đêm không thể nào ngủ được, thân thể của bà gầy đi từng ngày khiến em vô cùng buồn bã.
Mẹ em và những người thân gia đình đã tìm đủ mọi cách chạy chữa cho bà nhưng mọi thứ đều vô nghĩa. Bà ngoại em vẫn không qua khỏi. Ngày bà ra đi, em đã luôn nghĩ giá như mình có thể làm được gì cho những người thân của mình bớt đau đớn. Chính vì vậy, em mơ ước mình sẽ trở thành một bác sĩ. Ước mơ làm bác sĩ sẽ giúp em có thể định hướng tương lai nghề nghiệp của mình sau này, đánh thức sự nỗ lực vươn lên vượt qua những khó khăn em gặp phải trong quá trình học tập.
Em biết trong cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn, thử thách tồn tại cản bước chân đi tới của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta vượt qua được những khó khăn đó thì mọi điều sẽ trở nên nhỏ bé. Con đường tiến tới ước mơ sẽ trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.
Em thấy rằng ở trên đất nước chúng ta, ở những vùng sâu vùng xa biên cương hải đảo xa xôi vẫn còn nhiều nơi con người không được tiếp cận với nền y học hiện đại. Ở những nơi đó đói nghèo lạc hậu vẫn còn đeo bám. Những nơi đó họ cần có những bác sĩ của mình, những người lương y chân chính luôn lấy tính mạng của bệnh nhân là mục tiêu sống hàng đầu. Việc cứu người là trách nhiệm, là bổn phận của họ chứ không vì một mục đích kinh tế lợi ích cá nhân nào cả.
Thật đáng buồn khi ở xung quanh chúng ta có nhiều bác sĩ vẫn coi nghề bác sĩ là công cụ kiếm tiền hơn là một nghề cứu người chính là lẽ sống. Nhiều bác sĩ đã để bệnh nhân của mình phải chết oan trong tức tưởi. Nhưng những bác sĩ đó chỉ chiếm số ít mà thôi, chỉ là con sâu, làm vẩn đục thanh danh của những người bác sĩ chân chính, xung quanh chúng ta vẫn còn nhiều vị bác sĩ yêu nghề, say sưa nghề ngày ngày họ vẫn làm việc miệt mài cống hiến cho sự nghiệp cứu chữa người bệnh.
Có biết bao nhiêu bác sĩ một ngày ngủ không quá 5 giờ đồng hồ. Cơm ăn không đúng giờ, mỗi ngày họ phải đối diện với biết bao nhiêu căng thẳng, khó khăn trong công việc khi đối diện với những ca bệnh khó khăn, căng thẳng.
Trên con đường thành công không bao giờ có những dấu chân của những người lười biếng, hèn nhát. Vì vậy, để thực hiện được ước mơ của mình chúng ta cần phải nỗ lực vượt khó, khi thất bại thì phải kiên cường đứng lên, bởi không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng cả.
Và ước mơ trở thành một vị bác sĩ giỏi cứu chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo của em sẽ còn mãi. Nó chính là mục tiêu để em học tập, cố gắng trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức của mình. Dù em biết rằng mỗi chúng ta đừng chinh phục mọi thứ vì thành công mà hãy chinh phục khó khăn để trở thành người có ích cho xã hội. Em cũng muốn mình sẽ trở thành một người có ích.'
hỏi j nhiều thế với cả còn ko k cho ngta nữa
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để kể lại câu chuyện về Yết Kiêu với chủ đề:
Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên binh hùng tướng mạnh kéo sang nước ta. Chúng thôn tính, biến nước ta trở thành quận huyện của chúng. Đi tới đâu chúng cũng đốt phá, cướp bóc, hà hiếp người dân . Trời đất không thể dung tha, lòng người vô cùng
trả lời .
Năm đó, giặc Nguyên binh hùng tướng mạnh kéo sang xâm lược nước ta. Chúng âm mưu thôn tính, biến nước ta trở thành quận huyện của chúng. Đi tới đâu chúng cũng đốt phá, cướp bóc, hà hiếp người dân vô tội . Trời đất không thể dung tha, lòng người oán hận vô cùng
Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.
Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.
Đoạn 2: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lặn. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình.
Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước.” Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: “Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy.”
Đoạn 3: Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.
Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: “Cha ơi! Nước mất thì nhà tan…” Ông vội ngăn lời vỗ về con: “Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha.” Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.
Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dù ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lay động tả một khung cảnh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: Dù là một vị lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lỏi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì
“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm ngưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khỏa, bớt đi sự vất vả mà Bác phải trăn trở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc.
Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới được tự do để con người thỏa sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. ... Đặc điểm của văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. ... Đặc điểm của văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.