K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2023

- Các con đường lây truyền bệnh do vi khuẩn gây ra:

+ Đường hô hấp: bệnh lao phổi,…

+ Đường tiêu hóa: bệnh tiêu chảy,…

+ Tiếp xúc trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp qua da, niêm mạc,… của người bệnh) hoặc gián tiếp (sử dụng chung vật dụng sinh hoạt hay thiết bị y tế với người bệnh): bệnh bạch hầu da, bệnh mụn nhọt,…

- Tùy thuộc vào từng loại bệnh mà có biện pháp phòng chống riêng. Một số biện pháp chung phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:

+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

+ Tập thể dục nâng cao sức khỏe

+ Giữ vệ sinh thân thể

+ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh

+ Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng

+ Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

23 tháng 2 2023

Tên bệnh

 

 

Tác nhân gây bệnh

Biểu hiện bệnh

Bệnh tiêu chảy

Trực khuẩn đường ruột

Buồn nôn, nôn, đau đầu, sốt

Bệnh lao phổi

Vi khuẩn lao

Ho ra máu, sốt, tức ngực, mệt mỏi

 
23 tháng 2 2023

Vai trò của vi khuẩn trong hình đó là tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ giúp làm sạch môi trường.

23 tháng 2 2023

Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên:

- Vi khuẩn phân giải chất thải của sinh vật và xác sinh vật giúp làm sạch môi trường.

- Quá trình phân giải của vi khuẩn giúp thực hiện quá trình chuyển hóa vật chất trong tự nhiên: Vi khuẩn phân giải chất hữu cơ (chất thải của sinh vật, xác sinh vật) thành mùn bã hữu cơ và các muối khoáng cung cấp chất dinh dưỡng cho đất rồi thực vật lại sử dụng các nguồn muối khoáng này để tổng hợp nên các chất hữu cơ.

23 tháng 2 2023

Vai trò của vi khuẩn trong hình đó là giúp cho sản phẩm được lên men trong quá trình chế biến thực phẩm: làm rau củ muối, làm sữa chua.

Một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn:

– Chế tạo dược phẩm, mỹ phẩm.

– Chế biến thực phẩm.

– Chế tạo phân bón.

23 tháng 2 2023

(1) Màng tế bào

(2) Chất tế bào

(3) Vùng nhân (vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ không có màng nhân bao bọc)

(4) Thành tế bào

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 10 2023

Vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau nhưng đa số có các hình dạng sau:

- Dạng hình que: trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột,…

- Dạng hình cầu: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…

- Dạng hình xoắn: xoắn khuẩn giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh vàng da,…

- Dạng hình dấu phẩy: phẩy khuẩn tả,…

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 10 2023

- Nhận xét về môi trường sống của vi khuẩn: Môi trường sống của vi khuẩn rất đa dạng. Chúng có thể tồn tại mọi nơi và thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,…

- Ví dụ:

+ Vi khuẩn sống trong môi trường đất: vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa,…

+ Vi khuẩn sống trong môi trường nước: vi khuẩn lam, vi khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả,…

+ Vi khuẩn sống trong môi trường không khí: vi khuẩn lao, vi khuẩn sinh sắc tố, vi khuẩn Bacillus subtilis,…

+ Vi khuẩn sống trên cơ thể sinh vật: vi khuẩn E.coli thường kí sinh trong đường ruột của người và động vật, vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh trong vùng rễ cây họ Đậu,…

+ Vi khuẩn sống trong thức ăn ôi thiu: vi khuẩn Campylobacter gây bệnh đau dạ dày thường tìm thấy trong thịt sống và sữa không tiệt trùng; vi khuẩn Listeria là tác nhân gây nhiễm độc thức ăn nguy hiểm nhất (khoảng 20 – 30% ca nhiễm lâm sàng có thể dẫn đến tử vong) thường tìm thấy trong trái cây, rau quả, sữa không tiệt trùng, các loại thịt nguội,…

20 tháng 11 2023

- Nguyên nhân:

   + Để lâu ngoài môi trường: 

   + Bảo quản không đúng cách: 

   + Các tác động bên ngoài

- Tác dụng: Khi thức ăn bị ôi thiu, các vi khuẩn làm cho thức ăn biến đổi mùi, gây ra một số hợp chất gây hại cho sức khỏe, khiến cho cơ thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Thức ăn ôi thiu hầu như không còn giá trị định dưỡng

20 tháng 11 2023

Một số biện pháp phòng chống bệnh cúm do virus gây ra ở người:

- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của bác sĩ, nhất là những đối tượng có sức khỏe nhạy cảm như phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. 

- Các trường hợp bị cúm, nhất là cúm A cần được phát hiện sớm và cách ly. 

- Giáo dục và tuyên truyền những kiến thức cần thiết về bệnh cúm cho người dân như lây nhiễm qua đường nào, phòng tránh ra sao. 

- Tại những khu vực có dịch hoặc có nguy cơ bùng phát dịch cần hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài và thường xuyên rửa tay với xà phòng. 

- Để hạn chế lây lan tại nơi có dịch, cần thường xuyên khử trùng không khí xung quanh.

20 tháng 11 2023

- Không đồng ý với quan điểm của bạn đó.

- Giải thích: Virus đã gây ra những dịch bệnh khủng khiếp gây hại cho con người, động vật, thực vật. Tuy nhiên, bên cạnh những tác hại, virus cũng có những lợi ích cho con người.

+ Có vai trò trong nghiên cứu khoa học.

+ Được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine).

+ Được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu từ virus cho hiệu quả cao mà không gây ô nhiễm môi trường.

+ Ngoài ra, virus còn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác góp phần tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất và chất lượng cao, kháng bệnh tốt như giống bông kháng sâu hại, giống lúa gạo vàng có giá trị dinh dưỡng cao.