K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện ngắn:Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này. Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều...
Đọc tiếp

Đọc truyện ngắn:Một viện bảo tàng được lát đá cẩm thạch rất tinh tế và ngay chính giữa sảnh ngự một bức tượng cẩm thạch khổng lồ. Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây đều trầm trồ trước bức tượng cẩm thạch lộng lẫy này. Đêm nọ, đá cẩm thạch nói với tượng cẩm thạch.Đá: Này tượng, như thế là không công bằng đâu nhé. Thật là bất công! Tại sao mọi người tới đây đều giẫm lên tôi trong khi họ ngước mắt ngưỡng mộ cậu?Tượng: Đá thân mến, cậu có nhớ rằng chúng ta đều sinh ra từ một mỏ đá không?Đá: Đúng vậy! Chính điều đó lại càng làm tớ thấy bất công hơn. Chúng ta sinh ra từ một mỏ nhưng lại được đối xử khác nhau. Bất công làm sao!Tượng: Rồi cậu có còn nhớ ngày mà nhà điêu khắc đẽo cậu nhưng cậu từ chối không để các dụng cụ đó đẽo gọt lên mình không?Đá: Đúng thế, tớ vẫn nhớ [...].Tượng: Rồi thì ông ấy quyết định từ bỏ cậu và bắt đầu làm việc trên mình tớ. Tớ hiểu ngay rằng mình sẽ khác biệt sau những nỗ lực của ông ấy. Tớ không từ chối các dụng cụ. Thay vào đó, tớ chịu đựng đau đớn khi những dụng cụ đó gọt giũa vào thân mình.Đá: ỪTượng: Cậu thân mến, đó là cái giá của mọi thứ trong cuộc sống. Vì cậu quyết định bỏ cuộc giữa chừng, cậu không thể oán trách vì sao hôm nay người ta lại giẫm lên cậu.(Bạn chỉ sống có một lần, Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2018, tr.90,91)

giúp mình phần dẫn chứng (2 dẫn chứng tầm 20 dòng) liên quan đến vượt qua khó khăn thử thách (có câu dẫn để vào phần dẫn chứng) với ạ.

MÌNH CẢM ƠN RẤT NHIỀU Ạ!!!

 

 

0

Gợi ý dành cho bạn: 

-  Câu thơ 1: “Đêm nay rừng hoang sương muối”:

+ Khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, gian khổ ( Chốn rừng hoang vu, vắng vẻ, về đêm sương muối giăng đầy vừa lạnh lẽo, lại gây hại cho cơ thể. Đó là một nơi mà nhân dân ta vẫn gọi với cái tên rừng thiêng nước độc )

+ Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Các anh phải đối chọi với cái rét, cái lạnh, cái đáng sợ của rừng già để giữ vững độc lập tự do cho tổ quốc.

=> Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ.

- Câu thơ 2: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

+ Những người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp.

=> Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn, tình đồng chí, đồng đội cũng vì thế thăng hoa. 

Câu thơ 3: “Đầu súng trăng treo” - đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn:

+ Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ, đúng lúc trăng sáng tròn phía xa xa đi qua ngỡ như đầu súng trăng treo.

=> Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ "treo". Cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng cùa hoà bình. Hai hình ảnh tưởng chừng như tương phản ấy, lại gắn kết với nhau. 

Nhận xét về nghệ thuật + nội dung: 

- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần, nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng 1 cách tinh tế.

- Nội dung: Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc. Qua ba câu thơ nói riêng và cả bài thơ "Đồng chí" nói chung giúp ta hiểu được phần nào về cuộc sống người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ. Dẫu có thế nào họ vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau bảo vệ hòa bình độc lập tổ quốc --> chúng ta cần biết ghi nhớ công ơn và sự hi sinh của họ

9 tháng 8 2023

1. Ngô gia văn phái là cận thần của nhà Lê nhưng họ vẫn viết về Quang Trung một cách hào hùng, bởi vì họ nhận ra rằng Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng, đã giúp nhân dân Việt Nam đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
  2. Nội dung, ý nghĩa lời phủ dụ của Quang Trung:
    * Quang Trung nhắc nhở quân sĩ về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
    * Quang Trung động viên quân sĩ chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
    * Quang Trung kêu gọi quân sĩ đoàn kết, thống nhất, một lòng một dạ đánh giặc.
    * Quang Trung hứa hẹn sẽ ban thưởng hậu hĩnh cho những người có công trong chiến đấu.
  3. Hình tượng nhân vật Quang Trung:
    * Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng.
    * Quang Trung là một người có tầm nhìn chiến lược, biết cách dùng người tài.
    * Quang Trung là một người có lòng nhân từ, biết thương yêu binh sĩ.
    * Quang Trung là một người có ý chí quyết tâm cao, không ngại khó khăn, gian khổ.
  4. Phân tích hai cuộc tháo chạy:
    * Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: Quân Thanh bị đánh tan tác, bỏ chạy tán loạn, không còn một chút ý chí chiến đấu.
    * Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua Lê Chiêu Thống và các bề tôi bỏ chạy sang Trung Quốc, sống cuộc đời lưu vong.
  5. Trong văn bản có 2 giọt nước mắt:
    * Giọt nước mắt của người thổ hào: Người thổ hào khóc vì tiếc thương cho cái chết của những người lính đã hy sinh trong trận chiến.
    * Giọt nước mắt của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua tôi Lê Chiêu Thống khóc vì tủi nhục, xấu hổ khi bị quân Tây Sơn đánh bại.

  Nhận xét:
    * Hai giọt nước mắt trong văn bản là những giọt nước mắt của đau thương, mất mát, tủi nhục.
    * Những giọt nước mắt này là minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
    * Những giọt nước mắt này cũng là lời nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hòa bình.

9 tháng 8 2023

Một số gợi ý nha:")

Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân.

+ Ví dụ: Chủ đề về tình yêu quê hương đất nước luôn đặc sắc được các nhà văn, nhà thơ lựa chọn để sáng tác. Một trong số các tác phẩm đó là "Làng" của nhà văn Kim Lân.

Thân bài:

- Giới thệu nhân vật ông Hai:

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra ngày càng ác liệt, cuộc sống của những người dân càng khó khăn, cùng khổ. Ông Hai là một người con của làng chợ Dầu phải tản cư đi nơi khác đảm bảo an toàn. Ở nơi tản cư, ông Hai luôn nhớ làng - nơi mình sinh ra và lớn lên, làm việc cùng anh em. Ông luôn tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Cứ mỗi lần nghe nghóng được một tin thắng trận của dân ta ông lại vui sướng khôn cùng. Đến nỗi đi khoe với mọi người về ngôi làng đầy anh hùng, ngôi làng của cách mạng.

=> Thể hiện chân thực về lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.

- Khi nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, như một tiếng sét ngang tai, gáo nước lạnh dội vào lòng nhiệt tình cháy bỏng yêu làng tha thiết của ông Hai.

+ Cảm xúc: bàng hoàng, sửng sờ khi nghe tin rồi lại ôm nỗi thất vọng, tủi nhục khi người ta khẳng định cái làng ông luôn yêu và tự hào đã theo giặc.

+ Trên đường về ông không dám đi ngẩng mặt nhìn ai, ông nằm vật ra giường suy nghĩ, hoang mang và lo lắng.

- Rồi để giải tỏa những cảm xúc tủi hổ, yêu làng, yêu nước - tất cả sợi chỉ làm lòng ông rối tung, ông Hai nói chuyện với con mình:

+ Bắt đầu bằng những câu hỏi về làng chợ Dầu cũng như tinh thần ủng hộ Làng hay cụ Hồ mà ông Hai dành cho con.

+ Ông ngỏ lòng mình - cũng như dẹp đi một cuộc đấu tranh nội tâm trong ông, đi hay ở, lựa chọn làng hay tổ quốc. "Làng yêu thì yêu thật nhưng theo Tây thì vẫn phải thù". Dẫu nghĩ thế nhưng ông vẫn dằn vặt, bức rức về tình cảm đang hỗn đoạn trong mình. Cuối cùng, ông vẫn "ủng hộ cụ Hồ" cho thấy ông đã để tình yêu nước to lớn của bản thân chùm nên tình yêu làng.

Kết bài:

- Cuối cùng sau khi nghe được tin cải chính, ông hân hoan mừng rỡ, sung sướng kể khi nhà ông bị Tây đốt. Bởi ông biết, làng của mình đã được khôi phục danh dự!

-Liệt kê: Ánh điện, cửa gương

-Nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ

-So sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường

Thành ngữ 

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn và phát triển

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác. 

Các thành ngữ trên tổ chức theo phương thức ẩn dụ bởi cả 2 đều chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

Đã có đôi lần Chế Lan Viên bộc bạch:“Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấyLặng vào đời rồi lại ngoi lên.”Hiện thực cuộc đời phải biến thành câu chữ, hình ảnh, âm điệu trên mỗi trang thơ và từ đấy sức mạnh, sức nặng của sự sáng tạo nghệ thuật mà nhà thơ tác động trở lại với cuộc đời, và tô điểm thêm cho bao sắc đẹp của sự sống. Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Bởi đó là nơi để nhà văn gửi gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất, mãnh liệt nhất về con người và về cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà văn là biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy cảm của người cầm bút. Nguyễn Quang Thiều cũng mang tình yêu và nỗi đau đời kí gửi vào tác phẩm "Tiếng Vọng"....
8 tháng 8 2023
  • Mở bài:

Thơ ca là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật của con người. Thơ ca là tiếng nói, là niềm say mê của con người trước cuộc sống muôn hình vạn trang. Bản chất của thi ca là cảm xúc. Trí tuệ dường như không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. Bởi thế, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng viết trong “Ba nghìn thế giới thơm” rằng: “Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố”.

  • Thân bài:

Lời trích dẫn trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Chiêu cũng đồng thời thể hiện quan niệm của ông về thơ ca. Thơ ca lúc nào cũng nhẹ nhàng, bay bổng , lững lờ trôi giữa dòng đời vô tận. Nó ở ngay trong cuộc đời này nhưng cũng thật xa xôi như ở chốn tận cùng thế giới. Thơ ca là một hữu thể vô định mà huyền ảo, nó luôn vận động, luôn luôn đổi dời. Thơ ca mở ra một thế giới kì ảo, một chân trời lạ lẫm, nơi mà đời thực và những giấc mơ trộn lẫn vào với nhau, nơi mà mọi ranh giới hư thực bị xoá nhoà. Và trong cái nhẹ nhàng thoang thoảng thi vị ấy, thơ ca mang trong nó một sức mạnh tiềm tàng, có thể dữ dội như những cơn bão tố. Tất cả những điều đó tạo nên thi ca, rực rỡ và chói loà như một ánh ban mai vàng rực.

  • Thơ ca là gì?
  • Vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ ca
  • Chứng minh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca

Giáo sư Đỗ Lai Thuý từng viết: “Thơ ca là một câu trúc ngôn từ phức tạp, nó bắt ta phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của nó”. Thơ ca được ví như một ma trận ngôn từ mà mỗi người thi sĩ là một nghệ nhân chơi chữ điêu luyện. Ngôn từ trong thi ca đeo trên nó hàng trăm nghìn những chiếc mặt nạ, vừa là nó vừa chẳng phải là nó. Mỗi một bài thơ là một hệ kí hiệu buộc người đọc phải giải mãi thật tỉ mỉ bằng lòng nhiệt thành và trái tim biết rung cảm. Ngôn từ thi ca để làm được điều này cần phải có sức gọi, cả về hình ảnh của sắc, âm thanh của vần điệu nhưng hơn cả, là gợi lên những tình ý đậm đà. Ngôn từ thi ca như tạo ra giữa chúng những khoảng không thinh lặng mà tại đó hồn thơ chan chứa, dạt dào và tràn đầy.

Nhưng như vậy chưa đủ lý do để thơ ca được ví như mây trời. Thơ ca muốn lửng lờ trôi vào hồn người cần được cấu thành từ những ngôn từ nhẹ nhàng, êm dịu. Nó phải tạo thành một làn sóng rung cảm lắng lọc trong tim độc giả thay vì những tạp ngôn xô bồ. Và thi ca, huyền bí đầy bất định chính nhờ tất thảy những những điều đó, nhờ cái ngôn từ đa nghĩ tạo thành các câu mơ hồ như những màn sướng sớm không ngừng thu hút lòng người muốn khám phá, muốn thấu hiểu nó ở tầng sâu nhất.

Mặt khác, thơ ca còn là thành phẩm của quá trình đồng sáng tạo của nhà thơ và bạn đọc. Thơ sẽ chỉ la những lời bộc bạch như một quyển nhật ký bí mật của những nhà văn nếu người đọc bỏ qua nó, khước từ nó và không hoà vào trong hồn điệu vọng vang của nó. Vì lẽ này nên thơ ca mới vô định, nó phụ thuộc vào năng lực cảm thụ và góc độ tiếp nhận của các độc giả.Thơ ca, như những dòng đối thoại không hồi kết của người đọc và nhà văn về văn chương, thơ phú, là quá trình cả hai trăn trở về nhau để hiểu đối phương và rồi tìm thấy chính mình. Và hiển nhiên nhận thức và quan điểm sống của mỗi đối tượng là khác nhau nên hiệu quả đọc cũng như ý nghĩa tìm được cho chính mình cũng không thể giống như nhau.

Ví như trong “Nguyệt cầm”, Xuân Diệu đã mở ra hàng loạt cách suy luận ngay từ trong nhan đề bài thơ. Nguyệt cầm? Là đàn nguyệt hay trăng đàn? Là nghe đàn trong đêm trăng hay đàn dưới ánh trăng? Đâu mới là ý nghĩa thật sự của hai tiếng nguyệt-cầm? Hay tất cả những câu hỏi đó đều chẳng có đáp án hay một lời giải đáp nào cả. Đó chính là sự lặng lẽ của ngôn từ, lặng lẽ đầy gợi mở, là một tấm màn kì bí bao trùm lên bài thơ mượt mà dệt bởi những ngôn từ cô đúc, sống động.

Ngôn từ thi ca vốn dĩ đã đa dạng, độc đáo nhưng cùng với sự kết hợp đầy tinh tế cùng nhau, chúng quyện hoà để xoá nhoà đi những lằn ranh ngữ nghĩa cứng nhắc để tác phẩm trở thành những câu đố không bao giờ có thể bị phá giải, tuy mơ hồ nhưng cũng thú vị hơn bao giờ cả, ví như Xuân Diệu viết:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”

 

Tại đây, bằng một từ “nhập”, tác giả đã xoá nhoà đi ranh giới của “trăng” và “nguyệt”, gộp cả hai thành một, hữu hình hoá cả hai vật thể vô định lại ngay trước tầm mắt: “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”. Xuân Diệu đi xiếc trên việc sắp đặt từ ngữ, khải niệm trăng đàn lẫn lộn hoàn toàn với nhau, bởi lẽ trăn là nguyệt mà nguyệt cũng lại là càm, ánh sáng và âm thành bện chặt lấy nhau là linh hồn trụ đỡ cho sự thăng hoa xuyên suốt bài thơ. Đồng thơi, nhà thơ sử dụng từ “cung” đầy ẩn ý. Cung? Là cung trăng hay cung đàn? Thế thì trăng nhập vào đàn hay đàn hoà vào trăng? Ta chỉ biết rằng cả hai giờ đây đã là một không còn ranh giới gì, tuy mơ hồ nhưng tràn trề sức hút.

Ngôn từ đã gợi lên hàng loạt cách nghĩ khác nhau về bài thơ, nó khiến cho bài thơ không bao giờ dừng sống động. Các làn nghĩa giao thoa trong sự hài hoà đến tuyệt đối. Chính điều này khiến cho bài thơ không bao giờ ngừng lan toả một làn sóng trùng điệp những thanh sắc vào trái tim độc giả. Và rồi, như một áng mây giữa nền trời bao la, cứ trôi, trôi mãi không nghỉ dừng,…

Thơ ca, xem mơ hồ như bản chất của mình bởi lẽ nó được bật ra từ những cơn mơ tình của người thi sĩ, từ hai bờ của nhận thức và tiềm thực, của hiện tại và những giấc mộng. Khi người nghệ nhân ngôn từ lặng lẽ chìm vào cái ưu tư của riêng mình, khi đối diện với con tim mình, nhà thơ xây dựng trong đó một thế giới chủ quan riêng, dựng lên bởi ngôn từ mà nền tàng là sự bộc phát và chiếm lĩnh những thứ trong bản năng lẫn cái tôi chìm ngủ. Đó là những mảng khuất và tầng sâu thẳm nhất trong tâm hồn để rồi bật lên từ đó, từng tiếng thơ vang vọng.

Thơ ca, trong cái tâm thức của người thi sĩ, nó phát khởi, nó vẫy vùng để được bung ra thành những âm thanh mạnh mẽ dội vào lòng người đọc. Và khi đó, nó mang lấy nhữg trăn trở, những khao khát không cách nào nguôi ngoai của nhà thơ. Để rồi, họ đi lại vào trong sáng tác của mình và tìm lại chính bản thân đầy nguyên sơ nhưng cũng thần bí và xa lạ. Giống một Huy Cận:

“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”

 

Ẩn đằng sau một Huy Cận năm nào lại là một linh hồn khác, một linh hồn đầy bơ vơ. Giữa cái đất trời thênh thang và dòng đời vô tận, đời người tuy ngắn ngủi, linh hồn tuy mong manh, đơn chiếc nhưng lại gánh hết nỗi buồn dai dẳng đến ngàn năm. Cái buồn như choán ngợp, như nuốt chửng lấy hồn người giữa vũ trụ bao la. Ở đây, ngay trong sáng tác của mình, Huy Cận đã bộc lộ một cái tôi xa lạ hẳn đi, đã thể hiện một nỗi lòng tiềm ẩn, chính điều đó khiến cho bài thơ như đưa con người vào cõi mộng, nơi mọi chiếc mặt nạ tháo xuống và cái tôi dần lộ diện, tuy kì bí, xa lạ nhưng cũng đơn côi, đáng thương đến lạ lùng.

Trong “Lược khảo Văn học”, Giáo sư Nguyễn Văn Trung có viết: “Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người”. Thơ ca, chính vì lẽ đó, tạo nên từ những mảnh vỡ, từ cuộc đời với những tụng ca, bi ca, với thăng trầm của nỗi thống khổ và hạnh phúc vô bờ. Bởi thế, chính những bờ vực đầy chênh vênh của xúc cảm ấy, thơ ca mang lấy sự vang dội của những cơn bão tố không ngừng lay động, không ngừng xô đẩy vào lòng người đầy chơi vơi.

Có một Hàn Mặc Tử, đảo điên đầy thống khổ trong niềm đau cùng tận khi đối diện với “Một hồn đau rã lần theo hương khói”. Để rồi, đứng giữa bóng tối mịt mù của vô vọng cùng một trái tim chưa bao giờ ngừng sống và thèm sống, Hàn Mặc Tử đã để lại một cơn bão tố mang tên thơ ca kết đọng lại bằng những máu, những lệ và chiếc linh hồn cô tủi chưa bao giờ ngừng réo rắt, ngừng dữ dội:

“Mỗi khối tình nức nở giữa âm u
Mỗi hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng
Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn”

Từng chút một, những vụn vỡ, tan biến hiện dần lên trong thơ Hàn cùng những thanh trắc không ngừng tiếp nối nhau như một tiếng thét toáng đầy bất lực, đầy thương đau giữa bốn bề thống khổ. Hàn Mặc Tử đã viết về nỗi cô đơn tận cùng và dai dẳng bám lấy mình theo cách ấy. Nhưng hơn cả, đó là nỗi mặc cảm chia lìa và mất mát đầy ám ánh. Cơn bão tố mà vần thơ ông gieo vào lòng người không chỉ là những rùng rợn của chao đảo trong thực hư mơ tỉnh mà còn là sự hãi hùng vì những vụn vỡ chia phôi. Đó là sự rạn nứt của thương yêu, là sự tàn lụi của thể xác hoà với linh hồn đầy bất lực, đó là sự huỷ diệt của tạo hoá đầy quyền uy, là một chút níu giữ, một chút quẫy đạp ngoi ngóp trong niềm đau, trong nỗi tuyệt vọng từng bước xâm lấn. Để rồi, có còn lại gì đâu, từng thương yêu, từng trìu mến cứ thế mà lặng lại, bị dìm chết ở đó trong máu của ta, của người và của đời, trong cái buồn thương, khổ đau không cách nào ngừng đeo đuổi hồn người, lòng người.

Cơn bão lòng chưa hề dịu đi của Hàn phả vào hồn thơ như một sự bùng nổ hoàn toàn khỏi những giới hạn, những kiềm toả để rồi nó thổi bùng lên ngọn lửa đê mê trong tâm thức sáng tạo của nhà thơ. Sự mê cuồng ấy, cơn bão giông của sự sâu sắc ngữ nghĩa mà thơ ca mang đến đó lại một lần lan toả, một lần len lỏi để khơi lên sự cảm thông đầy chua xót trong lòng độc giả. Và bão tố của thơ ca trong thơ Hàn với những bi thương, đau đớn và đơn côi ấy mãi mãi bất diệt, mãi mãi là tiếng nói giao thoa giữa những linh hồn trong cõi đời quạnh quẽ.

Bão tố trong thơ ca không có sấm chớp đì đùng nhưng nó có những tiếng thơ trào dâng. Từng làn sóng ngôn từ trùng điệp xô vào lòng ta khiến ta bồi hồi, thổn thức. Nó lam ta lay động và xuyến xao, khiến lòng ta không nguôi mà gợn nhẹ nỗi cồn cào, lăn tăn, Đó là cái tình trong thơ, cái cội nguồn cho mọi lời tha thiết. Một lần nữa, Đỗ Lai Thuý viết: “Thơ ca đứng trên cái chênh vênh của đời thực. Đó là cái đẹp của nó, là bi kịch của nó và là vận may kì diệu của nó”. Quả thật vậy, trên bờ vực của lòng người chênh vênh, thơ ca xuất hiện thu gọn tất cả vào trong tầm mắt.

Thơ ca viết về những lần chao đảo của linh hồn, nó tìm ra trong đó cái đẹp bản thể. Nó mang mác cái buồn của thời cuộc, nó nghẹn ngào nỗi đơn côi của vận mệnh. Nhưng lại càng vì thế mà nó càng may mắn: nó đã nhìn thấy, đã nắm bắt và thấu hiểu được lòng người heo hút. Nên cũng từ đây, thơ ca bộc bạch những lời thủ thỉ với lòng người khiến ai nấy “rùng mình” vì nỗi lòng đột nhiên trào dâng, vì tiếng lòng tựa như ứa ra trong từng nhịp thơ, vần thơ. Những thi vị, những ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ bởi thế mới như là bão tố, nó đánh mạnh vào lòng người, tạo ra sợi dây gắn kết mang tên cảm thông. Những âm thanh, những hình ảnh thơ cũng dần hiện lên ngay trước mắt, không ngừng liên tục khiến cho người ta xuyến xao cả một vùng tâm thức.

Thơ ca là như thế, vừa êm ả như mây, vừa kỳ lạ, huyền ảo như những cơn bão ào ạt xô vào lòng người. Bởi thế, để đọc được thơ ca, ta cũng hãy như người thi sĩ kia, thành một kẻ điên, kẻ say, kẻ mơ. Ta hãy qua hết cuộc đời thường nhật để lắng nghe thanh âm sâu thẳm nhất của thơ ca. Ta hãy nhìn nhìn bằng đôi mắt trong veo của kẻ say chẳng màn thế sự để chìm mình trong vị rượu thi ca và tắm mướt lòng mình trong những dòng thơ dịu dàng êm ả.

  • Kết bài:

Thế giới của thi ca, như một vùng trời của những điều hồ mơ, bí ẩn. Ý tứ của thơ ca lại chẳng vì thế mà rủng roẻng, sáo rỗng và vô hồn. Và thơ ca chính vì thế nên mới là một sự tồn tại bất tử, nơi cứu rỗi bao kiếp người đi qua cuộc đời bão giông. Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố.

10 tháng 8 2023
  • Bạn tham khảo nhé!~(~-~)~
  • Mở bài:

Thơ ca là hình thức nghệ thuật ra đời sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật của con người. Thơ ca là tiếng nói, là niềm say mê của con người trước cuộc sống muôn hình vạn trang. Bản chất của thi ca là cảm xúc. Trí tuệ dường như không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. Bởi thế, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng viết trong “Ba nghìn thế giới thơm” rằng: “Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố”.

  • Thân bài:

Lời trích dẫn trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nhật Chiêu cũng đồng thời thể hiện quan niệm của ông về thơ ca. Thơ ca lúc nào cũng nhẹ nhàng, bay bổng , lững lờ trôi giữa dòng đời vô tận. Nó ở ngay trong cuộc đời này nhưng cũng thật xa xôi như ở chốn tận cùng thế giới. Thơ ca là một hữu thể vô định mà huyền ảo, nó luôn vận động, luôn luôn đổi dời. Thơ ca mở ra một thế giới kì ảo, một chân trời lạ lẫm, nơi mà đời thực và những giấc mơ trộn lẫn vào với nhau, nơi mà mọi ranh giới hư thực bị xoá nhoà. Và trong cái nhẹ nhàng thoang thoảng thi vị ấy, thơ ca mang trong nó một sức mạnh tiềm tàng, có thể dữ dội như những cơn bão tố. Tất cả những điều đó tạo nên thi ca, rực rỡ và chói loà như một ánh ban mai vàng rực.

  • Thơ ca là gì?
  • Vẻ đẹp của ngôn ngữ trong thơ ca
  • Chứng minh: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca

Giáo sư Đỗ Lai Thuý từng viết: “Thơ ca là một câu trúc ngôn từ phức tạp, nó bắt ta phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của nó”. Thơ ca được ví như một ma trận ngôn từ mà mỗi người thi sĩ là một nghệ nhân chơi chữ điêu luyện. Ngôn từ trong thi ca đeo trên nó hàng trăm nghìn những chiếc mặt nạ, vừa là nó vừa chẳng phải là nó. Mỗi một bài thơ là một hệ kí hiệu buộc người đọc phải giải mãi thật tỉ mỉ bằng lòng nhiệt thành và trái tim biết rung cảm. Ngôn từ thi ca để làm được điều này cần phải có sức gọi, cả về hình ảnh của sắc, âm thanh của vần điệu nhưng hơn cả, là gợi lên những tình ý đậm đà. Ngôn từ thi ca như tạo ra giữa chúng những khoảng không thinh lặng mà tại đó hồn thơ chan chứa, dạt dào và tràn đầy.

Nhưng như vậy chưa đủ lý do để thơ ca được ví như mây trời. Thơ ca muốn lửng lờ trôi vào hồn người cần được cấu thành từ những ngôn từ nhẹ nhàng, êm dịu. Nó phải tạo thành một làn sóng rung cảm lắng lọc trong tim độc giả thay vì những tạp ngôn xô bồ. Và thi ca, huyền bí đầy bất định chính nhờ tất thảy những những điều đó, nhờ cái ngôn từ đa nghĩ tạo thành các câu mơ hồ như những màn sướng sớm không ngừng thu hút lòng người muốn khám phá, muốn thấu hiểu nó ở tầng sâu nhất.

Mặt khác, thơ ca còn là thành phẩm của quá trình đồng sáng tạo của nhà thơ và bạn đọc. Thơ sẽ chỉ la những lời bộc bạch như một quyển nhật ký bí mật của những nhà văn nếu người đọc bỏ qua nó, khước từ nó và không hoà vào trong hồn điệu vọng vang của nó. Vì lẽ này nên thơ ca mới vô định, nó phụ thuộc vào năng lực cảm thụ và góc độ tiếp nhận của các độc giả.Thơ ca, như những dòng đối thoại không hồi kết của người đọc và nhà văn về văn chương, thơ phú, là quá trình cả hai trăn trở về nhau để hiểu đối phương và rồi tìm thấy chính mình. Và hiển nhiên nhận thức và quan điểm sống của mỗi đối tượng là khác nhau nên hiệu quả đọc cũng như ý nghĩa tìm được cho chính mình cũng không thể giống như nhau.

Ví như trong “Nguyệt cầm”, Xuân Diệu đã mở ra hàng loạt cách suy luận ngay từ trong nhan đề bài thơ. Nguyệt cầm? Là đàn nguyệt hay trăng đàn? Là nghe đàn trong đêm trăng hay đàn dưới ánh trăng? Đâu mới là ý nghĩa thật sự của hai tiếng nguyệt-cầm? Hay tất cả những câu hỏi đó đều chẳng có đáp án hay một lời giải đáp nào cả. Đó chính là sự lặng lẽ của ngôn từ, lặng lẽ đầy gợi mở, là một tấm màn kì bí bao trùm lên bài thơ mượt mà dệt bởi những ngôn từ cô đúc, sống động.

Ngôn từ thi ca vốn dĩ đã đa dạng, độc đáo nhưng cùng với sự kết hợp đầy tinh tế cùng nhau, chúng quyện hoà để xoá nhoà đi những lằn ranh ngữ nghĩa cứng nhắc để tác phẩm trở thành những câu đố không bao giờ có thể bị phá giải, tuy mơ hồ nhưng cũng thú vị hơn bao giờ cả, ví như Xuân Diệu viết:

“Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”

Tại đây, bằng một từ “nhập”, tác giả đã xoá nhoà đi ranh giới của “trăng” và “nguyệt”, gộp cả hai thành một, hữu hình hoá cả hai vật thể vô định lại ngay trước tầm mắt: “Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”. Xuân Diệu đi xiếc trên việc sắp đặt từ ngữ, khải niệm trăng đàn lẫn lộn hoàn toàn với nhau, bởi lẽ trăn là nguyệt mà nguyệt cũng lại là càm, ánh sáng và âm thành bện chặt lấy nhau là linh hồn trụ đỡ cho sự thăng hoa xuyên suốt bài thơ. Đồng thơi, nhà thơ sử dụng từ “cung” đầy ẩn ý. Cung? Là cung trăng hay cung đàn? Thế thì trăng nhập vào đàn hay đàn hoà vào trăng? Ta chỉ biết rằng cả hai giờ đây đã là một không còn ranh giới gì, tuy mơ hồ nhưng tràn trề sức hút.

Ngôn từ đã gợi lên hàng loạt cách nghĩ khác nhau về bài thơ, nó khiến cho bài thơ không bao giờ dừng sống động. Các làn nghĩa giao thoa trong sự hài hoà đến tuyệt đối. Chính điều này khiến cho bài thơ không bao giờ ngừng lan toả một làn sóng trùng điệp những thanh sắc vào trái tim độc giả. Và rồi, như một áng mây giữa nền trời bao la, cứ trôi, trôi mãi không nghỉ dừng,…

Thơ ca, xem mơ hồ như bản chất của mình bởi lẽ nó được bật ra từ những cơn mơ tình của người thi sĩ, từ hai bờ của nhận thức và tiềm thực, của hiện tại và những giấc mộng. Khi người nghệ nhân ngôn từ lặng lẽ chìm vào cái ưu tư của riêng mình, khi đối diện với con tim mình, nhà thơ xây dựng trong đó một thế giới chủ quan riêng, dựng lên bởi ngôn từ mà nền tàng là sự bộc phát và chiếm lĩnh những thứ trong bản năng lẫn cái tôi chìm ngủ. Đó là những mảng khuất và tầng sâu thẳm nhất trong tâm hồn để rồi bật lên từ đó, từng tiếng thơ vang vọng.

Thơ ca, trong cái tâm thức của người thi sĩ, nó phát khởi, nó vẫy vùng để được bung ra thành những âm thanh mạnh mẽ dội vào lòng người đọc. Và khi đó, nó mang lấy nhữg trăn trở, những khao khát không cách nào nguôi ngoai của nhà thơ. Để rồi, họ đi lại vào trong sáng tác của mình và tìm lại chính bản thân đầy nguyên sơ nhưng cũng thần bí và xa lạ. Giống một Huy Cận:

“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”

Ẩn đằng sau một Huy Cận năm nào lại là một linh hồn khác, một linh hồn đầy bơ vơ. Giữa cái đất trời thênh thang và dòng đời vô tận, đời người tuy ngắn ngủi, linh hồn tuy mong manh, đơn chiếc nhưng lại gánh hết nỗi buồn dai dẳng đến ngàn năm. Cái buồn như choán ngợp, như nuốt chửng lấy hồn người giữa vũ trụ bao la. Ở đây, ngay trong sáng tác của mình, Huy Cận đã bộc lộ một cái tôi xa lạ hẳn đi, đã thể hiện một nỗi lòng tiềm ẩn, chính điều đó khiến cho bài thơ như đưa con người vào cõi mộng, nơi mọi chiếc mặt nạ tháo xuống và cái tôi dần lộ diện, tuy kì bí, xa lạ nhưng cũng đơn côi, đáng thương đến lạ lùng.

Trong “Lược khảo Văn học”, Giáo sư Nguyễn Văn Trung có viết: “Trước một thế giới tan vỡ hay có nguy cơ tan vỡ, nhà văn nhặt nhạnh những mảnh vỡ để tái tạo lại chính nó, đồng thời kích hoạt những dây đàn cảm xúc của con người”. Thơ ca, chính vì lẽ đó, tạo nên từ những mảnh vỡ, từ cuộc đời với những tụng ca, bi ca, với thăng trầm của nỗi thống khổ và hạnh phúc vô bờ. Bởi thế, chính những bờ vực đầy chênh vênh của xúc cảm ấy, thơ ca mang lấy sự vang dội của những cơn bão tố không ngừng lay động, không ngừng xô đẩy vào lòng người đầy chơi vơi.

Có một Hàn Mặc Tử, đảo điên đầy thống khổ trong niềm đau cùng tận khi đối diện với “Một hồn đau rã lần theo hương khói”. Để rồi, đứng giữa bóng tối mịt mù của vô vọng cùng một trái tim chưa bao giờ ngừng sống và thèm sống, Hàn Mặc Tử đã để lại một cơn bão tố mang tên thơ ca kết đọng lại bằng những máu, những lệ và chiếc linh hồn cô tủi chưa bao giờ ngừng réo rắt, ngừng dữ dội:

“Mỗi khối tình nức nở giữa âm u
Mỗi hồn đau rã lần theo hương khói
Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi
Một lời run hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng
Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn”

Từng chút một, những vụn vỡ, tan biến hiện dần lên trong thơ Hàn cùng những thanh trắc không ngừng tiếp nối nhau như một tiếng thét toáng đầy bất lực, đầy thương đau giữa bốn bề thống khổ. Hàn Mặc Tử đã viết về nỗi cô đơn tận cùng và dai dẳng bám lấy mình theo cách ấy. Nhưng hơn cả, đó là nỗi mặc cảm chia lìa và mất mát đầy ám ánh. Cơn bão tố mà vần thơ ông gieo vào lòng người không chỉ là những rùng rợn của chao đảo trong thực hư mơ tỉnh mà còn là sự hãi hùng vì những vụn vỡ chia phôi. Đó là sự rạn nứt của thương yêu, là sự tàn lụi của thể xác hoà với linh hồn đầy bất lực, đó là sự huỷ diệt của tạo hoá đầy quyền uy, là một chút níu giữ, một chút quẫy đạp ngoi ngóp trong niềm đau, trong nỗi tuyệt vọng từng bước xâm lấn. Để rồi, có còn lại gì đâu, từng thương yêu, từng trìu mến cứ thế mà lặng lại, bị dìm chết ở đó trong máu của ta, của người và của đời, trong cái buồn thương, khổ đau không cách nào ngừng đeo đuổi hồn người, lòng người.

Cơn bão lòng chưa hề dịu đi của Hàn phả vào hồn thơ như một sự bùng nổ hoàn toàn khỏi những giới hạn, những kiềm toả để rồi nó thổi bùng lên ngọn lửa đê mê trong tâm thức sáng tạo của nhà thơ. Sự mê cuồng ấy, cơn bão giông của sự sâu sắc ngữ nghĩa mà thơ ca mang đến đó lại một lần lan toả, một lần len lỏi để khơi lên sự cảm thông đầy chua xót trong lòng độc giả. Và bão tố của thơ ca trong thơ Hàn với những bi thương, đau đớn và đơn côi ấy mãi mãi bất diệt, mãi mãi là tiếng nói giao thoa giữa những linh hồn trong cõi đời quạnh quẽ.

Bão tố trong thơ ca không có sấm chớp đì đùng nhưng nó có những tiếng thơ trào dâng. Từng làn sóng ngôn từ trùng điệp xô vào lòng ta khiến ta bồi hồi, thổn thức. Nó lam ta lay động và xuyến xao, khiến lòng ta không nguôi mà gợn nhẹ nỗi cồn cào, lăn tăn, Đó là cái tình trong thơ, cái cội nguồn cho mọi lời tha thiết. Một lần nữa, Đỗ Lai Thuý viết: “Thơ ca đứng trên cái chênh vênh của đời thực. Đó là cái đẹp của nó, là bi kịch của nó và là vận may kì diệu của nó”. Quả thật vậy, trên bờ vực của lòng người chênh vênh, thơ ca xuất hiện thu gọn tất cả vào trong tầm mắt.

Thơ ca viết về những lần chao đảo của linh hồn, nó tìm ra trong đó cái đẹp bản thể. Nó mang mác cái buồn của thời cuộc, nó nghẹn ngào nỗi đơn côi của vận mệnh. Nhưng lại càng vì thế mà nó càng may mắn: nó đã nhìn thấy, đã nắm bắt và thấu hiểu được lòng người heo hút. Nên cũng từ đây, thơ ca bộc bạch những lời thủ thỉ với lòng người khiến ai nấy “rùng mình” vì nỗi lòng đột nhiên trào dâng, vì tiếng lòng tựa như ứa ra trong từng nhịp thơ, vần thơ. Những thi vị, những ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ bởi thế mới như là bão tố, nó đánh mạnh vào lòng người, tạo ra sợi dây gắn kết mang tên cảm thông. Những âm thanh, những hình ảnh thơ cũng dần hiện lên ngay trước mắt, không ngừng liên tục khiến cho người ta xuyến xao cả một vùng tâm thức.

Thơ ca là như thế, vừa êm ả như mây, vừa kỳ lạ, huyền ảo như những cơn bão ào ạt xô vào lòng người. Bởi thế, để đọc được thơ ca, ta cũng hãy như người thi sĩ kia, thành một kẻ điên, kẻ say, kẻ mơ. Ta hãy qua hết cuộc đời thường nhật để lắng nghe thanh âm sâu thẳm nhất của thơ ca. Ta hãy nhìn nhìn bằng đôi mắt trong veo của kẻ say chẳng màn thế sự để chìm mình trong vị rượu thi ca và tắm mướt lòng mình trong những dòng thơ dịu dàng êm ả.

  • Kết bài:

Thế giới của thi ca, như một vùng trời của những điều hồ mơ, bí ẩn. Ý tứ của thơ ca lại chẳng vì thế mà rủng roẻng, sáo rỗng và vô hồn. Và thơ ca chính vì thế nên mới là một sự tồn tại bất tử, nơi cứu rỗi bao kiếp người đi qua cuộc đời bão giông. Thơ ca trong bản chất của nó, là mây. Một hình thể vô định và huyền ảo. Và thơ ca cũng còn là bão tố.

7 tháng 8 2023

Không em nhé

Thời gian là vàngNgạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng...
Đọc tiếp

Thời gian là vàng
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phi
thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.loading...

1

- Điệp ngữ "Thời gian", "vàng"

- Điệp cấu trúc "Thời gian là..."

- Tác dụng: 

+ Tạo nhịp điệu nhanh dồn dập cho tác phẩm, tăng tính gợi hình cho hình ảnh thời gian gây ấn tượng cho người đọc. 

+ Cho thấy giá trị quan trọng của thời gian trong cuộc đời mỗi con người 

+ Khuyên con người biết cách trân trọng thời gian, tận dũng quỹ thời gian có hạn của mình để tận hưởng, sống trọn vẹn từng phút giây.